- 20 0C, thấp nhất có thể xuống tới 6 0 C Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
2.3.2. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất
Số liệu thực trạng việc làm, giải quyết việc làm trên địa bàn thị xã Cửa Lò từ năm 2005 đến năm 2014 đƣợc tác giả thu thập, phân tích từ nguồn do UBND thị xã Cửa Lò, phòng LĐ - TBXH thị xã Cửa Lò cung cấp.
Cửa Lò là một thị xã du lịch, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ đang chuyển hƣớng sang thƣơng mại du lịch và cơng nghiệp xây dựng nên tình trạng thiếu việc làm ở LĐ nông thôn khá phổ biến. Khi nền kinh tế thị trƣờng đƣợc mở cửa với mục tiêu phát triển theo hƣớng du lịch thƣơng mại, tình trạng LĐ thiếu việc làm càng trở nên trầm trọng. Cùng với sự đổi mới chung của cả nƣớc, những năm qua Cửa Lò rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của thị xã vẫn tƣơng đối cao (4%), số LĐ cần giải quyết việc làm mới hàng năm bình quân từ 1.200 - 1.500 ngƣời. Áp lực về việc làm ngày một tăng lên, sự biến động của lực lƣợng LĐ trên địa bàn còn nhiều phức tạp, tốc độ ĐTH du lịch thƣơng mại và công nghiệp xây dựng ngày càng cao. Trong khi đó, trình độ tay nghề của ngƣời LĐ cịn thấp, phần lớn là LĐ phổ thơng chƣa qua đào tạo. Điều
này đang làm cho vấn đề giải quyết việc làm ngày càng trở lên phức tạp và nan giải, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thƣờng xuyên quan tâm giải quyết.
2.3.2.1. Số lượng, c ất lượng của người lao động bị t u ồi đất a. Số lượng lao động bị t u ồi đất
Từ năm 2005 đến năm 2014, nhằm phục vụ cho quá trình phát triển tại thị xã, nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) đã làm số lƣợng LĐ mất việc làm do THĐ trên địa bàn tăng lên.
Việc THĐ tập trung nhiều nhất ở các phƣờng Nghi Hƣơng, Nghi Hòa và Nghi Thu trong đó trên 80% là đất nơng nghiệp. Trong q trình thu hồi đất giai đoạn 2005 - 2014, Cửa Lị đã có 2.176 hộ bị ảnh hƣởng, 6.857 lao động thuộc hộ bị thu hồi (trong đó có 2.697 lao động bị ảnh hƣởng, 2.175 lao động bị mất việc làm hoàn toàn, 1.985 lao động bị thiếu việc làm). Có thể thấy rằng, quá trình thu hồi đất đã ảnh hƣởng lớn đến tình hình việc làm của lao động trên địa bàn.
Qua nguồn từ phòng LĐ – TBXH thị xã, tỉ lệ ngƣời đủ việc làm đã giảm từ 90.86% xuống còn 84%; tỷ lệ ngƣời thiếu việc làm tăng từ 5,71% lên 10%; tỉ lệ ngƣời thất nghiệp từ 1,43% tăng lên 4,00% (xem biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.3. So sánh tình hình việc làm của ngƣời dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất.
b. C ất lượng của người lao động bị t u ồi đất : Qua nghiên cứu, có đến 92,5% số LĐ bị THĐ chƣa từng qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, khoảng 80,5% lao động trình độ trung học cơ sở (cấp 2) trở xuống.
Biểu đồ 2.4 . Đặc điểm học vấn của lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Cửa Lò
Nguồn: p òng LĐ - TBXH t ị xã Cửa Lò cung cấp
Khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm LĐ này là khơng đơn giản. Một thực tế, phần lớn ngƣời LĐ là nơng dân đều có độ tuổi cao, trình độ văn hóa thấp khó có thể tiếp thu với kiến thức mới. Nếu những ngƣời LĐ này đƣợc nhận vào làm tại các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi thì cũng sẽ nhanh chóng bị sa thải do không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc; hoặc nếu tự sản xuất kinh doanh cũng rất dễ thua lỗ, phá sản. Những LĐ có việc làm thƣờng làm nhiều nghề nặng nhọc nhƣ khuân vác, phụ xe, thợ hồ, xe ôm, bán hàng rong…
2.3.2.2 Cơ cấu lao động
Trong những năm gần đây, khi có chính sách THĐ, phát triển kết cấu hạ tầng, thì cơ cấu LĐ tại thị xã Cửa Lò đã bị tác động nhất định. Cơ cấu ngành nghề đang có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ lệ hộ nông nghiệp, tăng số hộ ở khu vực dịch vụ, công nghiệp.
Sau khi THĐ, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi. Lực lƣợng LĐ tham gia ngành nông nghiệp trƣớc đây, do bị THĐ đã khơng cịn đất để sản xuất nên đã chuyển sang LĐ trong ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, du lịch. Hiện nay, ngày càng có nhiều hơn các khu cơng nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm dịch vụ đƣợc xây dựng nên sự dịch chuyển LĐ càng tăng. Trong số những ngƣời dân có việc làm trƣớc khi bị THĐ và tính đến 2014, có thể thấy cơ cấu LĐ đã có sự chuyển biến rõ rệt; tỷ lệ ngƣời làm việc trong nông nghiệp giảm từ 53,35% xuống cịn 23,62%; tỉ lệ LĐ trong nhà máy, xí nghiệp tăng nhanh từ 7,58% lên 16,91%; tỉ lệ LĐ làm việc trong nhà hàng, khách sạn và chạy xe điện, xe thồ, thợ xây tăng nhanh lần lƣợt là 5,25% lên 8,16% và 16,03% lên 23,03% (biểu đồ 2.5). Điều này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của ngƣời dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất đến năm 2014
Ngoài ra, một số ngƣời LĐ đứng trƣớc nguy cơ bị mất thu nhập, đã tự tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các công nghệ KHKT tiên tiến để làm tăng thêm thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.