Thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống quy hoạch, kế hoạch kết cấu hạ tầng thị xã nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất một

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)

- 20 0C, thấp nhất có thể xuống tới 6 0 C Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.

3.2.1. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống quy hoạch, kế hoạch kết cấu hạ tầng thị xã nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất một

cấu hạ tầng thị xã nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất một cách bền vững

Giải quyết việc làm cho ngƣời LĐ có đất bị thu hồi trong quá trình CNH, là vấn đề có tính chất cơ bản, lâu dài, địi hỏi phải thực hiện đồng bộ và hiệu

quả hệ thống quy hoạch, kết cấu hạ tầng thị xã, giải quyết việc làm cho LĐ của thị xã một cách bền vững, bài bản theo từng thời kỳ nhất định, cụ thể là:

- Một là, quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển công nghiệp

của địa phƣơng, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đào tạo nghề quy hoạch TĐC … với quy hoạch giải quyết việc làm cho ngƣời LĐ bị thu hồi đất.

Việc làm của ngƣời LĐ chỉ có thể đƣợc giải quyết một cách căn bản nếu gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đây cũng là con đƣờng cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề LĐ dôi dƣ trong nông nghiệp và LĐ bị thu hồi đất. Do vậy, việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, xây dựng thƣơng mại, du lịch, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bô khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp… là con đƣờng cơ bản và lâu dài mà chính quyền các cấp cần đặc biệt chú ý nhằm giải quyết việc làm cho LĐ diện thu hồi đất trong những năm tới.

Quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ,… và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc giải quyết trƣớc khi thu hồi đất của họ. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp phải có trách nhiệm cung cấp thơng tin, tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho ngƣời có đất bị thu hồi, để họ có khả năng học tập chuyển đổi nghề theo các hình thức phù hợp. Cần quy định rõ trách nhiệm của các bên nhà nƣớc, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc đảm bảo dạy nghề cho ngƣời LĐ bị thu hồi đất

- Hai là, phải gắn kết và đồng bộ hóa q trình phát triển cơng nghiệp,

TTCN, dịch vụ, xây dựng CSHT với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nhằm tạo ra sự gắn kết giữa phát triển đô thị với phát triển kinh tế của thị xã.

Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện sự phối hợp ngay từ đầu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, thị xã cần xác định đúng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng của thời đại, gắn với quy hoạch phát triển của các đơn vị, vùng phụ cận. Theo đó, cần xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa vững mạnh theo hƣớng tập trung, chuyên canh trên quy mơ lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả đủ cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng, cho phát triển công nghiệp chế biến của thị xã, cho cả các vùng lân cận, cho xuất khẩu…

Cần đẩy mạnh phân công lại LĐ trong nông thôn, phá thế độc canh, khai thác tối đa lợi thế so sánh, phát triển các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.

- Ba là, cơng khai minh bạch hóa các quy hoạch và thông tin đầy đủ

cho các đối tƣợng liên quan.

Các quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch; quy hoạch đào tạo, dạy nghề cho LĐ… phải đƣợc chuẩn bị đồng bộ, kỹ lƣỡng và phải đƣợc thông báo rộng rãi để ngƣời LĐ ở các vùng có đất bị thu hồi chủ động chuẩn bị nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu về LĐ mà các doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao. Thêm nữa, có đƣợc thơng báo về quy hoạch phát triển, doanh nghiệp mới có hƣớng đầu tƣ phát triển và có thể có đƣợc nguồn LĐ đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng chủ động trong công tác xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Bốn là, xây dựng một chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu LĐ trên

phạm vi toàn thị xã, theo từng phƣờng gắn với quy hoạch phát triển KT - XH của vùng.

Cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp theo hƣớng hiệu quả, bảo đảm an ninh lƣơng thực, phát triển bền vững lâu dài. Gắn quy hoạch này với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt là gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch phát triển LĐ tại địa phƣơng (tại chỗ), trƣớc hết là cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu LĐ của doanh nghiệp; phải thể chế hóa cam kết của ngƣời sử dụng đất trong việc thu hút LĐ tại chỗ. Nắm rõ tình hình LĐ, việc làm của LĐ ở những vùng có đất bị thu hồi để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo LĐ cho phù hợp. Kế hoạch đào tạo phải đƣợc soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính tốn các loại hình doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại các cơ sở CN, khu công nghiệp (KCN) và cụm CN cả về nhu cầu số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nguồn LĐ, để đảm bảo khả thi trong giải quyết việc làm. Ở phạm vi thị xã cần quy hoạch đào tạo nghề với tầm nhìn dài hạn đến năm 2020.

- Năm là, khắc phục tình trạng “dự án treo”, đất đã thu hồi, nhƣng

không triển khai dự án theo đúng tiến độ, chủ đầu tƣ nhận đất nhƣng không triển khai xây dựng dẫn đến dân thì khơng có đất sản xuất, khơng có việc làm, cịn doanh nghiệp cũng khơng thu hút đƣợc LĐ vào làm việc. Phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số ngƣời lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nơng dân hoặc bố trí dự án khơng khả thi, hoặc đầu cơ đất đai, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ khơng, trong khi nơng dân khơng có đất sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)