Nhà bán buôn (Wholesaler)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN lý KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG tây bắc của CÔNG TY TNHH NGK COCA COLA VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

Nhà bán buôn là một cấp độ trung gian trong kênh phân phối gián tiếp. trong kênh phân phối, nhà bán buôn có các chức năng như sau:

- Đưa ra sự hỗ trợ về con người và vật chất để người sản xuất có thể có nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng được thuận lợi hơn.

- Cung cấp các việc bán hàng, quảng cáo và trưng bày để bán các sản phẩm của nhà sản xuất.

- Phát hiện nhu cầu tiêu dùng của thị trường và truyền tải những thông tin này lại cho công ty thông qua kênh

- Phân chia số lượng lớn hàng hóa thành nhiều lượng nhỏ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, qua đó tiết kiệm cho người cung cấp( bằng việc chấp nhận khối lượng vận chuyển lớn tương ứng) và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng.

- Thực hiện dự trữ tồn kho để người cung cấp có thể dự trữ tồn kho lớn sản phẩm của họ ở chi phí thấp và có thể cho phép người tiêu dùng tiếp xúc lớn nhất với sản phẩm của người sản xuất và và nhà phân phối…

- Sản sẻ rủi ro cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, bán buôn bằng việc chấp nhận phân phối trước mùa tiêu thụ.

Quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của các nhà bán buôn tuy không lớn như các nhà phân phối nhưng các nhà bán buôn cũng có khả năng sử dụng tốt các chính sách dự trữ hàng hóa, có chiến lược phục vụ đối tượng khách hàng bán lẻ tương tự như nhà phân phối: có nhân viên phục vụ, các chương trình khuyến mãi, phân phối vận chuyển hàng hóa…

1.8.1.3. Nhà bán lẻ (Retailer)

Trong kênh phân phối có sử dụng trung gian, các nhà bán lẻ chủ yếu có quy mô kinh doanh nhỏ. Hệ thống bán lẻ có số lượng đông đảo với nhiều hình thức kinh doanh nhưng rất phân tán, đã đáp ứng được nhu cầu của đa số người tiêu dùng trên khắp mọi địa bàn.

Công việc phân phối của các nhà bán lẻ bao gồm:

- Đưa ra sự hỗ trợ về con người và vật chất đẻ người sản xuất và nhà phân phối, bán buôn có nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng gần với vị trí sinh sống.

- Cung cấp việc bán hàng cá nhân, quảng cáo và trưng bày để bán các sản phẩm của nhà sản xuất.

- Phát hiện nhu cầu tiêu dùng và đưa những thông tin này đến với các thành viên còn lại trong kênh.

- Phân chia số lượng hàng hóa thành nhiều lượng nhỏ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, qua đó tiết kiệm cho người cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.

- Thực hiện dự trữ tồn kho để người cung cấp có thể dự trữ tồn kho lớn sản phẩm của họ ở chi phí thấp và có thể cho phép người tiêu dùng tiếp xúc lớn nhất với sản phẩm của người sản xuất và và nhà phân phối, bán buôn..

- Sản sẻ rủi ro cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, bán buôn bằng việc chấp nhận phân phối trước mùa tiêu thụ.

Mức độ thực hiện các công việc phân phối cảu các nhà bán lẻ là khác nhau. Quy mô của các nhà bán lẻ có ảnh hưởng đến công việc phân phối giữa các thành viên kênh, quy mô tạo nên tiềm năng cho nhà bán lẻ thực hiện các công việc phân phối hiệu quả, là tăng sức mạnh và tính độc lập của họ.

1.8.1.4. Số lượng các trung gian phân phối trong kênh

Để quyết định số lượng các trung gian phân phối trong kênh, nhà sản xuất có thể chọn 3 phương thức phân phối:

- Phân phối rộng rãi: là phương thức doanh nghiệp tìm cách bán sản phẩm qua nhều trung gian ở mỗi cấp độ trung gian phân phối. Với phương thức phân phối này, nhà sản xuất cố gắng đưa sản phẩm tới càng nhiều điểm bán lẻ càng tốt, tạo cho khách hàng một sự thuận tiện tối đa khi tìm mua sản phẩm. Phương thức phân phối này thường được sử dụng nhiều cho các sản phẩm thông dụng, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày hoặc nhu cầu cấp thiết của khách hàng.

- Phân phối độc quyền: là phương thức ngược với phân phối rộng rãi. Trên mỗi khu vực thị trường, nhà sản xuất chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất. Phương thức phân phối này có ưu điểm là giúp nhà sản xuất dễ dàng kiểm soát chính sách của các nhà trung gian về việc định giá bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là làm cho việc mua sắm của khách hàng khá khó khăn nên cho nên, phương thức phân phối này thường chỉ được áp dụng cho các sản phẩm có những đặc tính khác biệt được khách hàng đánh giá cao.

- Phân phối chọn lọc: là phương thức ở giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền. Doanh nghiệp sẽ tìm cách phân phối sản phẩm qua một số trung gian được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối. Phương thức này có ưu điểm là doanh nghiệp không phải phân tán nguồn lực cho quá nhiều trung gian; xây dựng mối quan hệ với các nhà trung gian đã được tuyển chọn, doanh nghiệp bao quát thị trường và kiểm soát thị trường tốt hơn.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN lý KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG tây bắc của CÔNG TY TNHH NGK COCA COLA VIỆT NAM (Trang 29 - 31)