Nước giải khát là một mặt hàng tiêu dùng nhỏ lẻ, thông thường, mang tính tự phát cao, không theo quy luật rõ ràng nào. Chính vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu thụ sản phẩm nước có gas cũng rất đa dạng và dễ thay đổi:
- Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm nước uống có gas là yếu tố to lớn và quan trọng nhất, có cung thì mới có cầu, nhu cầu càng cao thì mức tiêu thụ càng nhiều. Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là đời sống của người dân cũng được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thỏa mãn thú vui chơi, ăn uống cũng thay đổi và được nâng tầm cao hơn. Nhu cầu được giải khát không còn là một vấn đề xa xỉ như trước kia nữa.
- Thị hiếu của người tiêu dùng quyết định nhiều tới việc người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm nào thỏa mãn cơn khát của mình và uống bao nhiêu. Các sản phẩm thay thế trên thị trường thì rất nhiều, nười tiêu dùng chỉ cần quyết định xem chọn loại nước uống nào. Càng nhiều sản phẩm thay thế cho nước có gas thì mức tiêu thụ càng khó mà tăng. Nếu thị hiếu nghiêng về các dòng sản phẩm từ thiên nhiên, nhẹ nhàng thì nước uống có gas khó mà có chỗ đứng tốt và ngược lại.
- Ngoài ra còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cơ cấu tiêu dùng của người dân, có giành nhiều cho việc chi tiêu vào các loại nước uống giải khát nói chung và nước uống có gas nói riêng hay không.
- Yếu tố về thời tiết trong trường hợp này không thể bỏ qua, khi mà nước uống có gas được nhấn mạnh như một thứ nước giải khát, giải nhiệt cuộc sống rất hợp cho những ngày hè oi bức thì mức tiêu thụ sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết. Vào mùa hè nóng bức, nhu cầu giải khát cao thì số lượng nước giải khát được tiêu thụ cũng tăng rõ rệt.
- Ngoài mục đích uống nước có gas để giải khát, thì nước uống có gas còn được tiêu dùng nhiều vào mục đích khác như: họp, liên hoan, uống để thử cái cảm giác mà sản phẩm đem lại, như được trải nghiệm. Mức tiêu thụ do đó cũng tăng giảm theo xu hướng. Vào dịp lễ tết, hội hè, vui chơi thì mức tiêu thụ sản phẩm nước giải khát tăng lên rõ rệt.
1.12.Giới thiệu về công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Coca Cola ( còn được gọi là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng kí năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời đó, Coca Cola là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler – Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho người tiêu dùng của mình hiểu rằng thứ “ thuốc uống” Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần chính của sản phẩm nước ngọt Coca Cola. Hiện nay, Coca Cola đã trở thành hang nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng.
Với một thương hiệu toàn cầu, Coca Cola đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
1960: Lần đầu tiên Coca Cola được giới thiệu tại Việt Nam,
Tháng 2 năm 1994: Coca Cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
Tháng 8 năm1995: Liên doanh đầu tiên giữa Coca Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 9 năm 1995: Một Liên doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước giải khát Coca Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung- Coca Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca Cola
Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các công ty Liên doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, Các Liên doanh của Coca Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca Cola Chương Duơng – miền Nam.
Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự. Chính phủ cho phép chuyển liên doanh Coca Cola ở Ngọc Hồi ( Hà Nội) sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi là Công ty nước giải khát Coca Cola Hà Nội.
Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập đoàn Đóng chai danh tiếng của Coca Cola trên thế giới.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và mô hình phân phối của công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam
1.12.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Coca Cola
Cũng giống như hệ thống các công ty Coca Cola trên thế giới, công ty Coca Cola tại Việt Nam bao gồm hai hệ thống là công ty Coca Cola và nhà máy đóng chai. Công ty Coca Cola đặt trụ sở chính tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và tại miền Bắc, có nhà máy đóng chai tại Thường Tín – Hà Tây. Hoạt động cuả hai hệ thống này là song song và hỗ trợ lẫn nhau, ví dụ như vấn đề nhân sự trong hai hệ thống này luôn có sự luân chuyển cho phù hợp và tương thích nhau.
Đối với công ty TNHH NGK Coca Cola Việt Nam, hoạt động của công ty chịu sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho trụ sở chính tại Thái Lan.
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Coca Cola Việt Nam
( Nguồn: Tài liệu về cơ cấu tổ chức thuộc phòng nhân sự của công ty TNHH Coca Cola) Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau, song đều vì mục tiêu phát triển công ty.
• Bộ phận tài chính kế toán ( Finance)
Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của công ty, nhận định về những cơ hội, thách thức trong kinh doanh.Đồng thời còn một nhiệm vụ quan trọng nữa là tiết kiệm chị phí của từng thương hiệu trên thị trường, đảm bảo tất cả các hoạt động tài chính diễn ra đúng quy định của chính phủ và cơ quan thuế.
• Bộ phận Marketing
Với nhiệm vụ lập các chiến lược về xây dựng thương hiệu trên thị trường, bộ phận này sẽ thiết lập các chương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu thị trường.
Coca Cola Việt Nam
• Bộ phận sản xuất ( Production)
Bộ phận này bao gồm các bộ phận nhỏ trực thuộc như sau:
Bộ phận mua hàng: chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với các nhà phân phối trong việc mua bán, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, bao bì.
Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhập nguyên vật liệu từ đó tạo thuận lợi cho bộ phận sản xuất.
Bộ phận kỹ thuật: chức năng chính của bộ phận này là lên kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì toàn bộ thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Bộ phận phân phối: Nhận đơn đặt hàng và phân phối đến khách hàng theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian yêu cầu của khách hàng. Bộ phận này là mắt xích quan trọng đảm bảo cho việc lưu chuyển hàng hóa đến đúng yêu cầu và đáp ứng kịp thời yêu cầu đó.
Bộ phận quản lý chất lượng: đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn quốc tế về công thức chế tạo cảu công ty. Điều này mang tính then chốt, đảm bảo uy tín của thương hiệu cũng như là cơ sở quan trọng để phát triển sản phẩm và tạo lòng tin ở người tiêu dùng.
• Bộ phận bán hàng ( Sales)
Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược của công ty về tiếp thị, bán hàng, doanh số, phân phối sản phẩm, giá cả sản phẩm và trưng bày sản phẩm.Đây là bộ phận tác động trực tiếp đến doanh số của công ty một cách mạnh mẽ, đồng thời con chịu trách nhiệm đảm bảo các chiến lược của công ty được thành công trên phương diện triển khai thực tế.
• Bộ phận công nghệ thông tin ( IT)
Với điều kiện công ty có chị nhánh ở cả ba miền đồng thời còn phải liên lạc thường xuyên với các chi nhánh ở các nước cũng như báo cáo liên tục về trụ sở chính ở Thái Lan thì mạng lưới thông tin chủ động và bảo mật là vô
cùng quan trọng. Do vậy, bộ phận công nghệ thông tin chịu trách nhiệm quản lý hệ thống mạng thông tin liên lạc của công ty, đảm bảo mọi thông tin được lưu thông kịp thời bảo mật cũng như cung cấp thông tin của công ty trên mạng internet một cách rõ ràng, chính xác.
• Bộ phận nhân sự( HR)
Chịu trách nhiệm về chính sách lương bổng, tuyển dụng, đào tạo cho toàn thể nhân viên trong công ty.Đồng thời, khi có yêu cầu đào tạo nhân viên mới ở bất kỳ lĩnh vực thì bộ phận này chịu trách nhiệm liên kết để đào tạo với bộ phận đó. Trong vấn đề nhân sự, bộ phận này luôn có sự liên kết chặt chẽ với tất cả các bộ phận khác trong công ty nhằm thực hiện một cách tốt nhất chính sách nhân sự của công ty và đưa ra các sáng kiến về vấn đề nhân sự.