PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị doanh nghiệp phần 1 PGS TS nguyễn năng phúc (Trang 127 - 130)

- Tổng số dư đảm phí với mức tiêu thụ 500 sản phẩm; 50 0X 8 0=

PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA DOANH NGHIỆP

5.1. BÁO CÁO Bộ PHẬN

5.1.1. Bộ p h ậ n c ủ a d o a n h n g h iệp

Bộ phận của doanh nghiệp là một phần, một m ặt h o ạt động, m ột đơn vị, môt phòng, ban, chức năng nằm trong cơ cấu chung của doanh nghiệp và cùng hoạt động vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Căn cứ vào quá trìn h tạo ra thu nhập của doanh nghiệp, các bộ p h ận của doanh nghiệp có th ể được chia th àn h hai bộ phận chủ yếu sau đây:

Bộ phận chức năng: Là các bộ phận thực hiện các mục tiêu trọ n g tâm của doanh nghiệp, trực tiếp hoạt động thực hiện chức n ăn g của doanh nghiệp. H oạt động của bộ p h ận này sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trìn h tạo r a lợi n h u ận của doanh nghiệp, thông qua việc th u được m ột lượng lợi n h u ậ n hợp lý từ các nguồn lực m à nó thực hiện.

Bộ phận phục vụ: Là những bộ phận không gắn trực tiếp với những hoạt động chức năng, nhưng hoạt động của chúng cần th iế t cho các bộ p hận chức n ăn g hoạt động, như: Cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện th u ậ n lợi cho các bộ p h ậ n chức năng h o ạt động.

5.1.2. B áo cáo bộ phận

5.1.2.1. Khái niệm báo cáo bộ phận

Báo cáo bộ p h ận là báo cáo về một bộ phận hoặc m ột m ặt hoạt động nào đó của doanh nghiệp, có nội dung chính phản ánh tìn h h ìn h chi phí sản xuất và th u nhập của bộ phận đó.

V i d ụ :

Báo cáo tìn h h ìn h sản x u ất của từng phân xưởng . Báo cáo tìn h h ìn h kinh doanh của từng quầy hàng.

Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo tình hình châ't lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

5.1.2.2. Đặc điểm của báo cáo bộ phận

Báo cáo bộ phận trong các doanh nghiệp có những đặc điểm chính sau đây:

Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp thường đư Ợ c lập theo cách ứng xử của chi phí. Bởi vì, theo cách lập này có tác dụng th iết thực, giúp cho các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp phân tích, đánh giá các m ặt hoạt động của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp một cách sâu sắc và toàn diện.

Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp thường được lập ở những mức độ h o ạt động khác n h a u hoặc với các phạm vi hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, báo cáo bộ phận của doanh nghiệp có thể lập theo phân xưởng sản xuất, theo dây chuyển sản xuất của từng phân xưởng, hoặc theo loại sản phẩm của từng dây chuyền sản xuất, hoặc theo phạm vi tiêu th ụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp ở cấp quản lý càng thấp thì càng chi tiết và ở cấp quản lý cao hơn thì càng giảm dần chi tiết.

Báo cáo bộ phận của doanh nghiệp không chỉ phản ánh những chi phí trực tiếp p h á t sinh ở bộ phận, mà còn phản ánh bao gồm cả những khoản chi phí chung khác đ ư ợ c các cấp quản lý cao hơn p h ân bổ vào, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của người quản lý ở cấp đó.

Báo cáo bộ phận được lập chỉ nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, không p h á t tán ra bên ngoài doanh nghiệp.

5.1.2.3. Phăn bổ chi p h í trong các báo cáo bộ phận của doanh nghiệp

Báo c á o b ộ p h ậ n đư Ợ c lậ p th e o c á c h ứ n g x ử c ủ a c h i p h í , n ê n k h i p h â n

bổ chi phí trong các báo cáo bộ phận phải tu ân th ủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Phân bổ theo bản chất của chi phí. Nghĩa là việc phân bổ chi phí phải chọn tiêu thức p h ân bổ là định phí hoặc biến phí.

thuộc hay không trực thuộc. Điều đó là vì, trong báo cáo bộ phận, định phí

đưỢ c c h ia t h à n h h a i p h ầ n :

+ Định phí thuộc tín h hay còn gọi là định phí bộ p h ận là loại định phí có quan hệ ch ặt chẽ với m ột bộ phận riêng biệt, p h át sinh và tồn tại cùng với bộ phận đó, như: K hấu hao tà i sản cô" định bộ phận, chi phí quản lý bộ phận, lương của n h â n viên quản lý bộ phận, chi phí quảng cáo bộ phận...

+ Định phí chung: Là những khoản định phí không thuộc một bộ p h ận nào, nó p h át sinh là vì sự tồn tại hoặc vì hoạt động của nhiều bộ phận.

Đ ịnh p h í c h u n g đư Ợ c p h â n b ổ c h o c á c đ ố i t ư ợ n g c h ị u p h í t h e o n g u y ê n

tắc gián tiếp, còn định phí thuộc tín h thuộc bộ phận nào thì p h ân bổ ngay cho bộ phận đó theo nguyên tắc trực tiếp.

Sự phân biệt giữa định phí thuộc tín h và định phí chung có ý nghĩa rấ t lổn đối với các báo cáo bộ phận. Bởi vì, định phí thuộc tín h được tín h trực tiếp cho các bộ p h ận chịu phí, còn định phí chung lại p h ân bổ cho các bộ phận cùng chịu chi phí. Cho nên, b ấ t kỳ sự phân bổ một khoản định phí chung nào cho các bộ p h ận sẽ ảnh hưởng đến k hả năng sinh lời của bộ phận đó.

Trên thực tế, định phí thuộc tín h của một bộ phận có th ể trở th à n h định phí chung, nếu bộ p h ận đó lại chia th àn h nhiều bộ phận nhỏ hơn. Do vậy, càng nhiều bộ phận được xác định thì càng nhiều định phí thuộc tính lại trở th à n h định phí chung, nó tùy thuộc r ấ t nhiều vào cơ cấu tổ chức sản x uất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu coi một dây chuyền sản x u ất sản phẩm của doanh nghiệp là một bộ phận thì toàn bộ chi phí khấu hao tà i sản cố định và chi phí quản lý của dây chuyền sản x u ấ t đó chính là định phí thuộc tính, nhưng nếu coi từng công đoạn sản x u ấ t của dây chuyền sản x u ấ t đó là các bộ phận thì định phí thuộc tín h có liên quan đến cả dây chuyền sản x u ấ t lại trỏ th àn h định phí chung của các công đoạn sản xuất trong dây chuyển sản xuất đó.

5.1.2.4. S ố dư bộ phận

Sô" dư bộ phận là mức chênh lệch giữa doanh th u bộ phận sau khi đã trừ đi tấ t cả các khoản chi phí p h át sinh để tạo th àn h doanh thu đó. Hoặc, có thể hiểu số” dư bộ phận là hiệu sô' của sô" dư đảm phí và định phí thuộc tính.

Nếu sô''dư bộ phận của một bộ phận nào đó mà âm thì điều đó có nghĩa là sô" dư đảm phí không đủ bù đắp cho toàn bộ định phí thuộc tính. Khi đó, cấp quản ỉý cao hơn cần phải xem xét lại bộ phận đó để có quyết định: Có n ên tiếp tục duy trì hoạt động của bộ phận này nữ a hay không? Hoặc, cần p h ải thực hiện những biện pháp gì để bộ phận này cải thiện quá trìn h hoạt động có hiệu quả hơn.

Bởi vậy, số* dư bộ phận là tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lòi của bộ p h ậ n và rấ t có ích cho những quyết định có liên quan đến k ế hoạch dài h ạ n của doanh nghiệp.

B ài tập 27:

D oanh nghiệp X có hai p h ân xưởng sản xuất: phân xưởng I và phân xưởng II. P h ân xưởng I có hai dây chuyền công nghệ sản xuâ"t:

Dây chuyền công nghệ sản x u ất theo mẫu cũ, Dây chuyền công nghệ sản x u ất theo mẫu mới.

S ản phẩm theo m ẫu mới được tiêu thụ trong nước và x u ất khẩu.

Có tài liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp năm 2006, như sau:

Đơn VỊ tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Phân xưởng 1 Phân xưởng II

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị doanh nghiệp phần 1 PGS TS nguyễn năng phúc (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)