Thông thường, trong việc thực hiện chương trình PTCV, cán bộ phòng TCHC là người trực tiếp tham gia vào chương trình PTCV. Họ là người nắm được rõ nhất ý nghĩa, mục đích của PTCV, là những người trực tiếp đi thu thập thông tin, thiết kế các văn bản mẫu cũng như thiết kế phiếu thu thập thông tin, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến QTNL. Điều kiện tiên quyết để chương trình PTCV đạt hiệu quả thì các cán bộ nhân sự cần được đào tạo các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm. Ngoài ra các cán bộ nhân sự cũng cần hiểu biết những tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, quy chuẩn SA 8000. Công ty có thể tiến hành đào tạo các cán bộ nhân sự chuyên trách như cử đi học tại các trường chính quy, mở các lớp do doanh nghiệp tổ chức, tham gia các buổi hội thảo về PTCV hoặc mời các chuyên gia đến nói chuyện và cử các cán bộ, nhân viên tham dự học hỏi kinh nghiệm.
Chuẩn hóa các kết quả của PTCV, đưa vào sử dụng và kiểm tra xem xét định kỳ
Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Tiến hành thu thập thông tin
Kiểm tra lại thông tin với các bên liên quan
Xử lý thông tin và viết các bản kết quả của PTCV
Quá trình PTCV ứng dụng rất lớn trong việc kiểm tra xem xét định kỳ, ngoài ra nó còn có tác dụng hướng dẫn lao động thực hiện công việc. Vì vậy khi làm tốt công tác này, tạo định hướng công việc cho lao động thực hiện, giám sát và kiểm tra được quá trình thực hiện công việc của lao động. Nâng cao sự gắn kết giữa thời gian và hiệu suất làm việc của người lao động.
3.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với người lao động gắn với công tác trả lương động gắn với công tác trả lương
Qua nghiên cứu phân tích, nhu cầu được ghi nhận, đánh giá đúng những thành tích kết quả làm việc là một trong những nhu cầu bậc cao của người lao động. Việc đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc là một trong những nhân tố tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, tích cực và hiệu quả hơn.
Kết quả của việc đánh giá còn là cơ sở của việc bố trí sử dụng, đề bạt khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định nhu cầu, nội dung các chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ lao động cho nhu cầu hiện tại và lâu dài.
Kết quả phân tích thực trạng tại công ty cho thấy, vấn đề đánh giá thực hiện công việc người lao động vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế trên cũng ảnh hưởng đến các công tác khác, và ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ thực hiện công việc từ đó làm giảm hiệu quả, năng suất lao động. Công ty cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
3.2.3.1. Cải tiến và hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc đối với từng chức danh công việc
Một hệ thống đánh giá khoa học và phù hợp sẽ tạo điều kiện để đánh giá sự thực hiện một cách chính xác và rõ ràng. Xét từ thực thế công tác đánh giá tại Trung Đô, hệ thống đánh giá vẫn chưa đủ ba yếu tố cơ bản hoặc có nhưng chưa hiệu quả: (1) Các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc; (2) Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu chuẩn đã xác định; (3) Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.
Công ty Trung Đô nên thiết kế lại hệ thống đánh giá thực hiện, đảm bảo cả 3 yếu tố cơ bản trong một hệ thống đánh giá Công ty có thể áp dụng quy trình đánh giá như sau;
Bộ phận thực hiện
Quy trình Thời gian
thực hiện Cán bộ chủ quản Ngày 01–03 của tháng sau Phòng TCHC Ngày 04- 07của tháng sau