Nhóm những nhân tố duy trì

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần trung đô (Trang 27 - 29)

1.3. Các nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm những nhân tố duy trì

việc lâu dài và hiệu quả thì đầu tiên cần phải giảm và xóa bỏ các nhân tố gây ra bất mãn. Nhóm những nhân tố duy trì có thể không làm tăng động lực làm việc cho lao động, nhưng nếu không chú trọng thì nó sẽ làm giảm hiệu quả làm việc từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1.3.1.1. Điều kiện làm việc

Là những nhân tố liên quan đến môi trường làm việc mang tính chất phục vụ cho quá trình thực hiện công việc. Nếu những điều kiện làm việc được quan tâm, chú ý người lao động sẽ thấy thoải mái trong khi làm việc từ đó họ có điều kiện thực thi tốt công việc cần làm. Điều này có nghĩa bản thân điều kiện làm việc tốt sẽ không giúp nhiều cho việc thúc đẩy động lực làm việc của người lao động, nhưng nếu điều kiện làm việc tồi người lao động sẽ sẽ dễ cảm thấy ức chế, khó chịu và qua đó triệt tiêu sự hăng say, nhiệt tình và làm giảm hiệu quả thực hiện công việc.

1.3.1.2. Chính sách và những quy định của tổ chức

Những chính sách và quy định của tổ chức sẽ là vật cản cho công tác tạo động lực của doanh nghiệp nếu không được thiết kế một cách hợp lý và phù hợp. Ngược lại nếu được thiết kế tốt, phù hợp thì những chính sách, quy định hay những quy trình sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động của người lao động được thuận lợi.

1.3.1.3. Sự giám sát

Khi người lao động cảm thấy căng thẳng đối với sự giám sát, thái độ của người quản lý thì họ sẽ cảm thấy bị gò bó và muốn trốn tránh công việc. Tuy nhiên khi sự giám sát ở mức độ hợp lý, người lao động thấy thoải mái trong khi thực hiện công việc thì cũng không làm tăng động lực của người lao động mà chỉ giúp họ hoàn thành đúng, đủ công việc được giao

1.3.1.4. Mối quan hệ cá nhân trong doanh nghiệp

Herzberg cho rằng đây không phải nhân tố duy trì tuyệt đối, nhưng điều này lại đúng với đa số người lao động trong tổ chức. Nếu những mối quan hệ cá nhân trong doanh nghiệp căng thẳng, không có sự hỗ trợ lẫn nhau mà cản phá nhau thì sẽ làm cho người lao động cảm thấy chán nản với môi trường làm việc và rồi mất đi động lực làm việc. Nếu mối quan hệ này được cải thiện, người lao động thân thiện, trợ giúp hỗ trợ lẫn nhau thì đây sẽ là điều kiện phát huy năng lực cá nhân và thực hiện tốt công việc được giao chứ không tạo ra động lực giúp họ hăng say và tự nguyện cống hiến.

1.3.1.5. Địa vị

những người khác. Biểu hiện của địa vị là chức danh trong công việc, nó khác so với cơ hội thăng tiến. Vị trí mà người lao động đang giữ một cách ổn định sẽ không kích thích động lực làm việc mà thậm chí còn triệt tiêu hứng thú do nhàm chán, việc giữ lâu một vị trí còn tạo ra sức ì nặng nề mà ít người có thể vượt qua. Nếu việc giảm sút hay mất vị trí hiện tại sẽ gây bất an, làm sa sút nghiêm trọng tinh thần làm việc cho người lao động. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành thuyên chuyển vị trí công tác để tạo vị trí làm việc mới, tạo hứng khởi cho người lao động.

1.3.1.6. Sự ổn định của công việc

Đó là việc không phải lo lắng để giữ một việc làm cũng như công việc hiện tại. Hầu hết người lao động sẽ không cảm thấy được động viên khuyến khích từ việc mình có một việc làm, nhưng nếu họ lo lắng tới sự ổn định của công việc hay mất việc làm họ sẽ không chuyên tâm vào công việc và sa sút tinh thần.

Những nhân tố duy trì nêu trên, theo lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow, đó chính là những nhu cầu bậc thấp (hay nhu cầu cơ bản) của người lao động. Đây không phải là những nhân tố tạo động lực nhưng khi nó được cải thiện thì sẽ loại bỏ bất mãn, chán nản của người lao động trong quá trình làm việc. Những nhân tố duy trì này có thể được coi như việc bảo dưỡng máy móc, nếu không được bảo dưỡng đúng chế độ thì máy móc sẽ chạy kém hiệu quả và gây hư hỏng; nhưng nếu bảo dưỡng thường xuyên liên tục thì cũng chỉ có thể duy trì máy móc hoạt động ở công suất bình thường chứ không thể tăng thêm công suất so với thiết kế.

Đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần thường xuyên quan tâm chú ý đến các nhân tố duy trì để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho người lao động; và phải chăm lo, đảm bảo tốt các nhân tố thúc đẩy bằng cách đáp ứng nhu cầu bậc cao cho người lao động, đưa họ tới sự thành đạt và sự thỏa mãn cao hơn. Cần chú ý những tác động của các nhân tố này đến động lực làm việc của người lao động để có những thay đổi phù hợp và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công việc từ đó đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần trung đô (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)