7. Bố cục của Luận án:
1.2.4. Cảm nhận mọi vấn đề trong sự đối lập
Nhận thức rõ ràng về quan điểm biện chứng của triết học Mác - Lênin, vì thế trong quá
trình khám phá, thể hiện cuộc sống, Chế Lan Viên luôn nhìn nhận sự vật từ nhiều mối liên
hệ qua lại lẫn nhau, trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng, để từ đó nắm bắt và khái quát được bản chất của nó. Đặc biệt, ông có ý thức tìm kiếm, khám phá và làm nổi bật sự tương quan đối lập, cũng như những mối liên hệ giữa các mặt đối lập của hiện thực. Đây chính là một đặc trưng cơ bản và đặc sắc trong tư duy thơ của Chế Lan Viên. Nguyễn Văn Hạnh khẳng định: “Hình thức cơ bản phổ biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Đối lập trong thời gian, trong không gian, trong lòng người. Qua đối lập, nhà thơ nói lên một quy luật phát triển cơ bản của sự vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, khêu gợi, củng cố hứng thú thẩm mĩ của họ, bằng cách cho họ tiếp xúc với những bất ngờ tương phản trong ý thơ, trong hình ảnh, trong kết cấu, trong nhạc điệu, từ yêu thương đến giận dữ, từ yên tĩnh đến bàng hoàng, từ trang nghiêm đến trào lộng ...”[67,
tr.102]. Nguyễn Xuân Nam khi giới thiệu về Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 1) đã quan niệm :
“Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập “[134, tr.41]. Còn Nguyễn Văn Long cho rằng: “Tư duy thơ của Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong những mối quan hệ đối lập”[113, tr.90].
Có thể nói, sự đối lập của sự vật và hiện tượng được Chế Lan Viên cảm nhận từ cái nhìn biện chứng. Chính tình yêu, sự gắn bó với cuộc sống, sự am hiểu sâu rộng nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và xã hội, cũng như sự tài hoa thông minh và sắc sảo đã
56
giúp Chế Lan Viên có được cách nhìn, cách nghĩ, cách tìm tòi, khai thác những vấn đề của cuộc sống trong sự đối lập.
Ngay từ thuở viết Điêu tàn, nhà thơ đã thể hiện được cảnh “thái bình trong Chiêm
Quốc” với cảnh đền xưa đổ nát”, “tháp gầy mòn mong đợi”, “tượng chàm lở lói rỉ rên
than”..., để qua đó gửi gắm nỗi đau về sự hủy diệt, nỗi buồn thương cho số phận của dân tộc
trước cảnh đời hiện tại.
Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chế Lan Viên thường nói đến sự đối lập: giữa cái “nhỏ bé”, “nhỏ hẹp”, “riêng tây” với cái rộng lớn “mênh mông”; giữa bóng đêm tăm tối, “đêm tàn” với “bình minh”, “chói lòa ánh sáng”, “chói lòa hào quang” hôm nay; giữa “lạnh lẽo” với “ấm áp”, giữa cái đói nghèo khổ đau với hạnh phúc; giữa “giọt lệ” với “lời ca”, “tiếng hát”, “nụ cười”, “nhành vui”; giữa “cay đắng”, “chua cay”, tủi cực với “ngọt
ngào”, “đời hồng”; giữa “đá sỏi”, “cây cằn”, “ruộng đói mùa” với “phù sa”, “hoa trái mỡ
màu”... Thông qua đó, nhà thơ nhằm ngợi ca, khẳng định những đổi thay lớn lao và ý nghĩa
của dân tộc trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những năm chống Mĩ cứu nước, Chế Lan Viên cảm nhận những vấn đề của cuộc sống trong sự đối lập : giữa cảnh “hòa bình” với “chiến tranh”; giữa “đoàn viên”, “hội ngộ” với
“chia li”, “từ tạ”; giữa “bể căm thù” với “bể yêu thương”, giữa “cánh đồng vàng óng ả”,
“cửa sổ sơn hồng” với “pháp trường” và “những bãi tha ma”; giữa “văn minh” với “dã
man”; giữa “tồn tại” với “hủy diệt”; giữa “sống” với “chết”; giữa cái “bình thường” với “phi
thường”; giữa “trong” với “đục”; giữa “nhớ” với “quên”.. Bằng cách cảm nhận đó, nhà thơ lí giải và thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh, cũng như vạch trần bản chất hung bạo và xảo quyệt của kẻ thù xâm lược.
Vào những năm cuối đời, khi thời gian còn lại của đời mình cạn dần, khi căn bệnh
hiểm nghèo đang tàn phá sức lực, và trong cảnh Viên Tĩnh Viên, Chế Lan Viên vẫn luôn trăn
trở, thao thức về những gì đang diễn ra trong đời sống. Ông nhìn sự vật trong sự đối lập giữa “phía bên này” với “phía bên kia”; giữa “quá khứ” với “hiện tại”; giữa “hiện tại” với
“mai sau”; giữa “héo tàn” với “sinh sôi”; giữa cảnh “hoa trái nghèo xuân sắc bỏ quên” với
cuộc sống của “quyền lực”, “danh vọng”; giữa “mặt trời chói lòa” với “ngọn đèn con
con”,... Từ cách nhìn, cách khám phá đó nhà thơ khẳng định lẽ sống cao đẹp giữa cuộc đời
57
Qua tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, nhà thơ thường chú trọng khai thác, suy ngẫm về các quan hệ đối lập giữa : quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, quá khứ - tương lai, cái riêng - cái chung, nhỏ bé - vĩ đại, cái bi - cái hùng, cái động - cái tĩnh, thấp
hèn - cao cả, yêu thương - căm thù, niềm vui - nỗi đau, hạnh phúc - bất hạnh, ngọt ngào -
cay đắng, sống - chết, còn -mất, ngày - đêm, ánh sáng - bóng tối, trần gian - địa ngục, thần - quỷ, ta - địch, dân tộc - nhân loại ... Từ những mối quan hệ đối lập đó, nhà thơ đã giúp cho người đọc có điều kiện thuận lợi để nhận thức rõ hơn về cuộc sống “ ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”
Các mặt đối lập của cuộc sống được Chế Lan Viên khám phá và thể hiện sinh động
trong nhiều câu thơ, đoạn thơ và trong từng bài thơ. Người đọc dễ dàng nhận thấy điều đó ở
các bài thơ : Đọc Kiều, Vàng của lòng tin, Đi ra ngoại ô, Người thay đổi đời tôi - Người
thay đổi thơ tôi, Chơi chữ về ngõ Tạm Thương, Lòng anh làm bến thu, Rễ ... hoa, Lại lá
bàng, Thăm mộ Tiểu Thanh, Gió lật lá sen hồ hay ở các câu thơ sau :
-Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ.
-Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá.
-Một hạt tấm con no suốt một đời.
-Một chiếc hôn cân vạn ngày lửa đạn
-Ngàn trang thơ không nói hết một cuộc đời đã vỡ.
-Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
-Đánh giặc gần thương nhớ thêm xa.
-Lật trang sách bên này, nhớ giọt máu phía bên kia.
-Ta đứng phía này, máu đỏ phía kia cây.
-Người lái máy cày nhớ người lên máy chém lúc bình minh.
Có thể nói, với cách tư duy và thể hiện trên, Chế Lan Viên đã luôn đem lại cho thơ một cách nói, cách thể hiện mới lạ. Những ý tưởng và tình cảm trong thơ Chế Lan Viên nhờ đó trở nên gợi cảm hơn và tạo được dấu ấn lâu bền hơn trong tâm hồn người đọc.
58