Độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 107 - 119)

7. Bố cục của Luận án:

3.1.2.Độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ

Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đem lại vẻ đẹp cho thơ đó là niềm khao khát luôn trào dậy trong tâm hồn thơ Chế Lan Viên. Qua nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy ông có năng lực sử dụng từ ngữ rất độc đáo, và đó cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, sức tác động sâu bền của thơ Chế Lan Viên đối với người đọc. Biểu hiện nổi bật nhất cho cách sử dụng ngôn ngữ thơ của Chế Lan Viên là những điểm sau:

108

3.1.2.1. Đặc sắc trong việc sử dụng tu từ ngữ âm

Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu chất nhạc. Tính chất giàu nhạc điệu này không chỉ thể hiện ở hệ thống thanh điệu phối hợp với nhau nhịp nhàng, uyển chuyển, mà còn được thể hiện ở các hệ thống khuôn vần đa dạng. Sự phối hợp giữa các âm thanh một cách hài hòa, đúng chỗ, đã phần nào tạo nên cái hay riêng cho sự diễn đạt. Trong thơ, điều này được thể hiện khá rõ nét và được coi là tính chất biểu trưng của các phương tiện ngữ âm. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy thơ Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng thơ Baudelaire, Verlaine, mà nhất là ở tính chất tương giao giữa màu sắc, âm thanh, nhạc điệu. Có thể nói, Chế Lan Viên đã thừa hưởng những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện đại mà Baudelaire là người khởi xướng. Chính vì vậy, nghiến cứu thơ Chế Lan Viên, không thể xem nhẹ tính sáng tạo của nhà thơ trong việc tổ chức, sử dụng các âm thanh nghệ thuật nhằm tạo nên sự hài hòa về âm điệu bên trong câu thơ.

Trước hết, chúng tôi nhận thấy biện pháp hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nổi bật nhất trong thơ Chế Lan Viên. Câu thơ của ông thường có sự phối hợp luân phiên về thanh điệu bằng, trắc rất nhuần nhuyễn và chính điều đó đã góp phần tạo nên sự hài hòa cho câu thơ. Đoạn thơ sau biểu hiện rõ cho sự phối hợp luân phiên đó :

Có lẽ ta từng li biệt nhau ( B T B B B T B )

Từ thời xưa xửa. Trái tim đau ( B B B T . T B B )

Vẫn chưa lành hẳn. Nay em hát ( T B B T. B B T )

Bèo dạt mây trôi, nước qua cầu..( B T B B T B B )

( Chèo tiễn biệt)

Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp điệp âm. Đây là biện pháp láy các phương tiện âm thanh để tạo sự cộng hưởng về ý nghĩa, hoặc tô đậm thêm các hình tượng, từ đó gợi nên sự liên tưởng phong phú cho người đọc. Biểu hiện rõ ở đoạn thơ sau:

Mỗi lần đau, anh lại đến Tây Hồ Chữa lành anh là hoa súng tím

109

Chao trong sóng con lép bép vỗ bờ

Nhụy vàng hương kín

Sóng hồ lô xô

Cả một mùa qua hoa nở chả ai hay

( Hoa súng tím )

Sự láy lại các nguyên âm, khuôn vần: “ép”, “ô”, “a” trong các câu thơ trên góp phần tạo nên một sự hài hòa về âm thanh. Âm thanh ở đây dường như xô đẩy nhau, quyện vào nhau làm nên âm hưởng riêng để biểu hiện nỗi niềm thầm kín đang lan tỏa trong tâm trạng của nhà thơ.

Sự điệp âm trong thơ Chế Lan Viên còn được thể hiện ở việc điệp các phụ âm đầu. Biện pháp này tuy không phổ biến nhưng đó cũng là một trong những biểu hiện về ý thức lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của Chế Lan Viên nhằm mục đích gia tăng hiệu quả nghệ thuật cho câu thơ. Xin đơn cử một vài câu thơ sau :

-Cây cỏ thờ ơ phố phường ngao ngán

-Bể bên mình. Ríu rít chim câu

-Trận địa nằm man mác giữa quê hương

-Thơ dân tộc lẫn màu nâu dân dã

-Nhựa đong đầy các nhánh

Các cặp phụ âm đầu : ph ph ; ng ng ; b b ; r r ; m m ; a a ; d d , đ đ, được nhà thơ sử

dụng trong các câu thơ trên, ở một mức độ nhất định cũng đã góp phần diễn tả rõ hơn âm

hưởng trong câu thơ. Có thể nói, các biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Chế Lan Viên ở những mức độ khác nhau đều có giá trị tạo cho câu thơ có thêm vẻ đẹp hài hòa. Tính nhạc ở câu thơ của Chế Lan Viên cũng phần nào được tạo nên từ đó.

110

3.1.2.2. Cách sử dụng từ loại động từ :

Để thấy được cách sử dụng từ loại động từ của Chế Lan Viên, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hai cách sau:

- Thống kê từ loại động từ trong ba tập thơ : Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Di cảo thơ

( những bài đã được hoàn chỉnh), bởi đó là những tập thơ tiêu biểu nhất trong quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên. Qua thống kê các tập thơ trên, chúng tôi có được kết quả sau :

Thống kê từ loại động từ qua các bài thơ được chọn trong từng tập thơ trong Tuyển tập

thơ Chế Lan Viên. Bởi chúng tội quan niệm những bài được tuyển trong tuyển tập hầu hết là

những bài thơ tiêu biểu nhất trong từng chặng đường thơ của ông. Qua thống kê chúng tôi có được kết quả sau:

111

Từ kết quả của hai cách khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: trong số lượng động từ mà nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng thì loại động từ chỉ hành động được sử đụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ chủ yếu so với các loại động từ khác. Sau đó là động từ chỉ trạng thái và ít nhất là động từ chỉ tình thái. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể rút ra một vài nhận xét sau:

- Trước cũng như sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên đều thiên về sử dụng động

từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái. Qua cách sử dụng đó, chúng ta hiểu thêm về những trăn trở, vật và trong nội tâm của nhà thơ trước những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống.

- Trước mọi vấn đề của đời sống, Chế Lan Viên bao giờ cũng có cách nhìn “ở cái bề

sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Ông không chỉ suy xét cuộc đời, mà còn suy xét cả chính mình. Cách sử dụng từ loại động từ nói trên phần nào biểu hiện tâm thế của một nhà thơ luôn suy nghĩ và hành động. Ngay cả những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, Chế Lan Viên vẫn bộc lộ rõ niềm khát vọng đó :

112

Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi, Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

( Từ thế chi ca )

- Sử dụng nhiều loại động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái trong các bài thơ,

Chế Lan Viên nhằm mục đích tạo dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người đọc về những gì mà ông khám phá, thể hiện. Từ cách sử dụng đó, câu thơ của Chế Lan Viên có thêm sức ám ảnh và gợi lên ở người đọc những liên tưởng mạnh mẽ. Xin đơn cử về sự thành công của Chế Lan Viên khi sử dụng loại động từ chỉ hành động ở một số câu thơ sau:

-Gỡ hồn Nàng ra khỏi mảnh hồn ta.

-Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ.

-Nâng không gian đặt giữa lòng người.

-Người thêm khôn đất mọc thêm hoa.

-Anh trút tình thương trong sắc biếc.

-Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc.

-Những con người rót máu để nuôi than.

-Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa.

-Cái nỗi đau đã lọc đến trong ngần.

- Những cái hôn đào hang mạch đáy lòng.

Khi so sánh cách sử dụng từ loại động từ trong thơ Chế Lan Viên với thơ Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy, mục đích sử dụng từ loại động từ của Chế Lan Viên và Tố Hữu khác nhau. Cách sử dụng động từ của hai nhà thơ đều bộc lộ rõ một số nét phong cách nghệ thuật của họ. Nếu Chế Lan Viên nhằm tác động đến nhận thức của người đọc, khiến người đọc phải nghiền ngẫm, phân tích, lí giải thì Tố Hữu lại nhằm góp phần làm tăng thêm sự đằm

113

thắm, thiết tha trong tình cảm. Cách sử dụng động từ của Tố Hữu phù hợp với giọng điệu thơ tâm tình, ngọt ngào và chứa chan tình thương mến của nhà thơ. Điều đó được biểu hiện rõ ở bài thơ sau:

Lắng nghe quan họ đêm thu

Mênh mông mây nước, thẳm sâu tình người

Đắm say gió gọi trăng mời

Vấn vương làn mắt nụ cười duyên quê

“Người ơi! Người ở đừng về”

Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền

Ai về, ai nhớ, ai quên

Mình về, đến hẹn lại lên, cùng người.

( Đêm thu quan họ )

Có thể nói, đi vào khám phá cách sử dụng từ loại động từ của Chế Lan Viên, chúng ta

càng nhận thấy đó chính là một trong những nét cần lưu ý khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên.

3.1.2.3. Sử dụng đạt hiệu quả cao các từ “như”, “là”, “thành” trong ví von, so sánh nghệ thuật.

Trong quá trình sáng tạo, nhà thơ sử dụng các từ “như”, “là”, “thành” nhằm góp phần tăng thêm sức hấp dẫn và sức thuyết phục của vấn đề cần thể hiện. Tuy nhiên, ở mỗi nhà thơ cách sử dụng các từ trên lại có mức độ khác nhau, có những nét chung và nét riêng. Cách sử dụng đó cũng phần nào thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Trong thơ Chế Lan Viên, các từ “như”, “là”, “thành” được sử dụng khá phổ biến và rất “biến hóa”, ít có sự lặp lại. Nếu có, thì sự lặp lại đó thường gắn với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Từ “như” được nhà thơ sử dụng nhiều nhất trong so sánh nghệ thuật, nó xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong câu thơ: đầu câu, giữa câu, cuối câu. Chẳng hạn, ở đầu câu như:

114

- Như con sông dệt phù sa trong rừng vắng

-Như hương thơm đồng lứa ướp da trời -Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Ở giữa câu:

-Ta lấn từng nỗi đau như mùa chiêm lấn vành đai trắng

-Tình em như sao khuya

-Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Ở cuối câu:

- Những đêm trăng đá suy nghĩ như người

-Tuổi thơ tan tác đi bốn phương trời như cò như vạc

-Tuổi năm mươi lòng yêu như lửa đỏ ...

Cho dù xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong câu thơ nhưng bao giờ từ “như” cũng góp phần tạo cho mục đích của sự ví von, so sánh, đối chiếu đạt được hiệu quả nghệ thuật cao hơn.

Bên cạnh từ “như”, từ “là” được Chế Lan Viên sử dụng khá phổ biến trong cấu trúc câu thơ nhằm định nghĩa một sự vật, sự việc mà nhà thơ muốn làm rõ hay muốn lí giải theo quan niệm riêng của mình. Đó là một trong những biểu hiện về sự ảnh hưởng của cấu trúc thơ Pháp đối với câu thơ có từ “là “ ở thơ Chế Lan Viên. Từ “là” được Chế Lan Viên sử dụng với nhiều dạng thái khác nhau trong kiểu so sánh A là B nhằm mục đích khẳng định và nhấn mạnh vấn đề được thể hiện :

-Hoa tặng cho em là hoa sim núi

Canh nấu em ăn là bát canh rừng

115

-Nhưng kì diệu là đất lành Tổ Quốc

-Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả

-Việc sử dụng từ “là” thực sự tạo cho câu thơ sáng rõ hơn về ý tưởng, tình cảm. Từ

“là” còn được nhà thơ sử dụng trong sự kết hợp với phó từ, điều đó tạo cho nội dung của ý

thơ rõ hơn, chính xác hơn. Các hình thức kết hợp đó được biểu hiện qua những câu thơ sau:

-Con dù lớn vẫn là con của mẹ

-Dẫu trăm trứng Âu Cơ vẫn chưa là thần thoại

-Bốn nghìn năm chưa phải là đã cày sâu vào trang giấy lắm đâu

-Hạnh phúc cũng là đây

-Chính bể ngoài kia mới là vô tích sự

-Có gì lạ ? Bác chính là Tổ Quốc

-Trung thu ấy là quà Người cho các cháu

-Lẽ ra trên các mâm pháo này phải là vóc dạc thánh

-Mà trên đã là bình

-Uống ngụm nước này thôi, thì anh sẽ chẳng là anh thì anh

hóa hổ. Và người đầu tiên anh ăn thịt chính là em

-Em ơi nhân loại không bao giờ chọn cho mình thành hổ

tốt hơn hay tốt hơn là hóa sói

-Và nếu anh từ chối ngụm nước này, thì người tàn ác lại là anh

Sự đa dạng về hình thức sử dụng từ “là” trong câu thơ đã tạo cho từ “là” không rơi vào sự sáo mòn, mà trái lại, điều đó tạo nên khả năng thể hiện những sắc thái riêng và cụ thể trong sự cảm nhận của nhà thơ. Đặc biệt là phù hợp với chất suy tưởng và tính triết lí trong

116

phong cách thơ Chế Lan Viên. Bởi thế, chúng tôi xem đây cũng là một trong những thành công về nghệ thuật dùng từ của Chế Lan Viên.

Đáng chú ý, trong thơ Chế Lan Viên có sự xuất hiện của từ “thành” trong kiểu so sánh, ví von. Điều đó ít có trong thơ ca trước đó. Sự xuất hiện hình thức so sánh ví von này, theo chúng tôi là phù hợp với tư duy thơ hiện đại nói chung và kiểu tư duy thơ giàu chất triết luận của Chế Lan Viên nói riêng. Trước hiện thực cuộc sống với biết bao những biến động, lẽ tất yếu, điểm nhìn, tầm nhìn, cách nhìn của nhà thơ có sự đổi thay thích ứng nhằm thể hiện sự vật, hiện tượng ngày càng sinh động hơn. Qua khảo sát thơ Chế Lan Viên và thơ Huy Cận, chúng tôi nhận thấy, kiểu so sánh A thành B được Chế Lan Viên sử dụng với tần

số cao hơn, đa dạng hơn (khảo sát Tuyển tập thơ Huy Cận, chúng tôi nhận thấy Huy Cận chỉ

sử dụng khoảng 20 lần kiểu so sánh này).

Từ “thành” được Chế Lan Viên sử dụng nhằm mục đích chỉ sự biến đổi, chuyển hóa của sự vật qua cách cảm nhận của ông. Với hình thức so sánh này, Chế Lan Viên có khả năng khám phá sâu sắc những vấn đề trong đời sống. So với từ “như” và từ “là”, từ “thành” xuất hiện ít hơn nhưng sự xuất hiện của nó cũng nhằm tạo cho người đọc cảm nhận rõ hơn ý tưởng mà nhà thơ nhằm gửi gắm qua cách diễn tả đó. Từ “thành” thường xuất hiện rải rác trong một khổ thơ, đoạn thơ hay bài thơ, như:

-Nơi bốn mùa đã hóa thành thu

-Bãi mía, đồng ngô thành nơi tập trận

-Hơi thở đôi ta dệt thành tiếng hát

- Nỗi lặng im thành sống vỗ muôn trùng

-Cho lá dâu non dệt thành tơ lụa ...

Sự xuất hiện nói trên của từ “thành”, ở một mức độ nhất định đã góp phần khẳng định được những đổi thay nhiều ý nghĩa trong cuộc sống và ngay cả trong chính nỗi niềm và tâm trạng nhà thơ.

Qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy, thường thường sự biến đổi, chuyển hóa sau từ “thành” là những điều tốt đẹp : “thành trí thức”, “thành tơ lụa”, “thành lịch sử”, “thành ánh

117

sáng hôm nay”.... , là một cuộc sống có ý nghĩa : “thành thi tứ tỏa trên đầu”, “thành hầm

chông giết giặc”, “thành một nhành hoa mát mắt cho đời”, “thành tiếng hát”, “thành nơi cắt rốn chôn nhau”..., là ước mơ khát vọng về một tương lai của Tổ Quốc và dân tộc : “thành vườn cây trĩu quả”, “thành tiếng hát”, “thành thu”,... Có khi kết quả của sự chuyển hóa được xuất phát từ những liên tưởng bất ngờ, độc đáo như:

-Anh trở thành phố xá để thấm mùi hương em các ngõ.

- Hãy kiến trúc thời gian thành hạt muối.

-Nếu núi là con trai thì phần yểu điệu nhất của quê hương

đã biến thành con gái.

Chính cái nhìn, cách nghĩ biện chứng của nhà thơ đã tạo nên sự bất ngờ trong nội dung chuyển hóa ở những câu thơ trên. Sức tác động sâu bền của câu thơ, ý thơ vào tâm hồn và nhận thức người đọc phần nào được bắt nguồn từ đó.

3.1.2.4. Đặc sắc trong cách sử dụng định ngữ:

Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và dấu ấn lâu bền của thơ Chế Lan Viên đối với người đọc đó chính là cách sử dụng định ngữ trong việc khắc họa chính xác, tinh tế

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 107 - 119)