Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 76 - 80)

7. Bố cục của Luận án:

2.2.2. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng

Ẩn dụ là “phương thức tu từ dựa trên cơ sở đông nhát hai hiện tượng tương tự , thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo”[65, tr.9] . Người sử dụng ẩn dụ nhằm làm cho cái nói tới có thêm ý nghĩa, có tác dụng nhấn mạnh, hoặc biểu hiện cảm xúc. Trong văn chương, mà nhất là trong thơ trữ tình, ẩn dụ được sử dụng nhiều và điều đó đã góp phần tạo nên cái hay cho thơ. Như một lẽ tất yếu, mỗi nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đều có cách sử dụng ẩn dụ độc đáo để làm nên cái mới lạ cho cách biểu đạt. Đồng thời, mức độ sử dụng ẩn dụ ở mỗi nhà thơ cũng khác nhau. Tìm hiểu về hình ảnh thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, ông có sở trường trong sáng tạo hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh không còn ý nghĩa tự thân, mà được tồn tại với ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa khái quát. Trong thơ Chế Lan Viên, hình ảnh ẩn dụ xuất hiện rất nhiều và mang bản sắc riêng. Chế Lan Viên đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa ý và hình, tầm quan trọng của ý trong việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Chính vì vậy, sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, nhà

77

thơ nhằm mở rộng khả năng diễn đạt và cảm thụ ở một phạm vi rộng lớn hơn. Hình ảnh

“Một cánh chim thu lạc cuối ngàn” trong bài thơ Xuân đã thể hiện được tâm trạng trĩu nặng

buồn thương của nhà thơ trước thực tại cuộc sống đang Điêu tàn. Hình ảnh “dãy Trường

Sơn bừng giấc ngủ” và “cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây” trong bài Người đi tìm hình

của nước mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh thần kì của dân tộc. Hình ảnh đó chất

chứa niềm tin và khát vọng mãnh liệt của Bác trên con đường “đi tìm hình của nước”. Cũng

với cách sáng tạo đó, ở bài thơ Tiếng hát con tàu, hình ảnh con tàu là một hình ảnh ẩn dụ

được nhà thơ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần và mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau: “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”, “con tàu này”, “tàu đói những vành trăng”, “tàu gọi anh đi”, “tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội”... Bài thơ khép lại với những hình ảnh thơ mộng, lãng mạn :

Lấy cả những cơn mơ.

Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng? Lòng ta cũng như tàu ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

( Tiếng hát con tàu)

Từ những hình ảnh ẩn dụ trên, người đọc cảm nhận được một niềm vui, niềm tin yêu tràn đầy trước cuộc đời rực rỡ phù sa.

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, những cảm nhận về sự mất còn của bản thân, gia đình, về sự tồn vong của dân tộc được nhà thơ thể hiện sinh động ở nhiều hình ảnh ẩn dụ

trong Những bài thơ đánh giặc. Những hình ảnh đó như cứa vào nhận thức của người đọc

khiến họ phải trăn trở , suy ngẫm trước những gì mà nhà thơ triết lí:

Con ơi! Cha từng yêu trời xanh như tôn giáo của trời

nước biếc như ái tình của nước

Mà không yêu được nữa đâu, không yêu được nữa rồi Bởi lắm lúc tình yêu thành tội ác

78

Chả lẽ trời đồng lõa với bom thù và sống với thủy lôi

Nơi rải thảm B.52, ai không thích kẽo kẹt đưa ru tiếng võng của bà Bốc nắm đất lên ai không thích chẳng thấy mảnh bom chỉ còn hạt giống Lửa đạn chết rồi nhãn vải ra hoa.

(Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, nhành hoa)

Ở những bài thơ giàu tính chính luận, hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng rất hiệu quả trong việc vạch trần bản chất kẻ thù xâm lược và ngợi ca vẻ đẹp rất đỗi tự hào của dân

tộc. Biểu hiện rõ ở các bài thơ : Đế quốc Mĩ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta, ở đâu? ở

đâu? ở đất anh hùng, Con mắt Bạch Đằng -con mắt Đống Đa, Suy nghĩ 68, Thời sự hè 72,

bình luận ... Những hình ảnh ẩn dụ thường có giá trị tạo cho người đọc cảm nhận cuộc sống

của dân tộc vốn đã đẹp như càng đẹp hơn :

Ta yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều,

bờ tre, mái rạ...

Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo, Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan cò lả,

Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo...

( Thời sự hè 72, bình luận )

Viết về cuộc sống đời thường, Chế Lan Viên dành khá nhiều vần thơ viết về người mẹ. Ông sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để góp phần khắc họa thành công chân dung của người mẹ Việt Nam với tất cả tình cảm yêu thương, tự hào và trân trọng. Có nhiều hình ảnh ẩn dụ về người mẹ đã tạo nên sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn người đọc. Qua hình ảnh

“cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”, dập dìu trong lời ru, câu hát ở bài thơ Con cò,

người đọc thấy toát lên tấm lòng bao la, tình thương và niềm ước mơ của người mẹ đối với con, bao giờ mẹ cũng ở bên con :

79

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

( Con cò )

Trong thơ Chế Lan Viên có nhiều bài viết về hoa. Nhiều loài hoa như : hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa sen, hoa sứ, hoa súng tím, hoa táo ..., đã đi vào thơ ông thông qua những rung động tinh tế để có thêm vẻ đẹp ngọt ngào. Sử dụng hình ảnh những bông sen trắng muốt bọc ven thành cổ, nhà thơ đã diễn tả một nét đẹp thơ mộng, lãng mạn của Huế:

Trắng muốt mùa sen trắng cổ thành Ngỡ như mùa hạ Huế chờ anh Mượn ai tà áo bay màu lụa Bọc lấy mùa hương ấy để dành.

( Sen Huế)

Có những hình ảnh thơ về hoa của thơ Chế Lan Viên ẩn chứa bên trong một nỗi niềm

riêng tư kín đáo. Cái thế giới tâm hồn lúc này tạm khép lại với những nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn :

Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc Chỉ lặng yêu sắc tím để mà đau

Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu!

(Hoa súng)

Đặc biệt, Chế Lan Viên có khả năng sử dụng những hình ảnh ẩn dụ nối tiếp nhau. Những hình ảnh đó bổ sung hỗ trợ cho nhau để cùng làm nổi bật hơn ý tưởng của nhà thơ. Thể hiện khát vọng mạnh mẽ của mỗi một con người Việt Nam trong việc cống hiến sức lực và khả năng của mình nhằm làm cho đất nước ngày một mạnh giàu, nhà thơ đã viết:

80

Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng, Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,

Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm, Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng ...

( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )

Có thể nói, việc Chế Lan Viên sử dụng thành công hình ảnh ẩn dụ đã thực sự góp phần tạo nên sự sinh động, gợi cảm hơn cho câu thơ, bài thơ. Hình ảnh ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên còn mang vẻ đẹp của các sắc thái tinh vi ở cảm xúc để từ đó gợi lên và mở ra những chân trời liên tưởng phong phú cho người đọc.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)