Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ:

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 26 - 33)

7. Bố cục của Luận án:

1.1.1. Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ:

Chế Lan Viên quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, vì lẽ đó, nhà thơ phải có một vị trí xứng đáng trong đời sống. Nhà thơ sáng tạo thơ để kí thác những tâm

tình, nhận thức và những gì sâu kín nhất trong chính cõi lòng mình. Nhưng mặt khác, thơ

cũng chính là những gì tinh túy nhất của cuộc sống mà nhà thơ đã chắt lọc được bằng tất cả

tâm huyết của họ. Lưu Hiệp khi bàn về Sự tu dưỡng đạo đức của nhà văn, đã viết: “Việc

phát huy sự nghiệp vốn phải có sẵn từ trong lòng mình. Văn thái phát ra làm cho ở ngoài rực

rỡ, tô vẽ cho cái bản chất tốt đẹp. Văn phải là cái để cai quản quân và nước. Khi được trọng dụng thì làm rường cột, khi không được trọng dụng thì độc thiện để để lại cái văn. Nếu thịnh đạt thì giúp đời phơi bày công trạng. Như thế bậc văn nhân mới xứng đáng gọi là kẻ sĩ tài

năng vậy”[ 76,tr 206]. Ở bài Thơ về thơ, ông đã trăn trở : “Sao làm thơ không có nghề như

thợ nhỉ ?” và cho rằng : “Ba vạn sáu ngàn nghề ta phải kể : nghề thơ”. Chế Lan Viên luôn tâm niệm “đời một thi sĩ là thơ,/ như đời một nông dân là lúa” và nhà thơ có một sứ mệnh cao cả đối với đời. Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chế Lan Viên đã bày tỏ niềm khao khát:

Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo

Nay họ về sưởi nắng giữa thơ tôi.

( Nghĩ về thơ )

Còn ở thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên nhanh chóng khẳng định tầm vóc và vị trí quan trọng của nhà thơ trước khí thế ra quân hào hùng của dân tộc. Nhà thơ phải gắn bó với hiện thực đời sống chiến đấu, nhà thơ ra trận với tư thế và bản lĩnh của người chiến sĩ:

27

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

Với Chế Lan Viên, chưa bao giờ Tổ quốc lại cao đẹp như những tháng năm kháng

chiến chống Mĩ. Ông nhận thấy, đó là “những ngày đẹp hơn tất cả”, “ngày vĩ đại” và thơ trở thành vũ khí sắc bén trong đời sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của dân tộc. Ông mong muốn :

Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc Thành một nhành hoa mát mắt cho đời.

Nghề thơ, không phải ai cũng làm được, bởi nhà thơ phải có hồn thi sĩ, phải luôn hướng tới ngoại giới bằng sự mở rộng của tấm lòng. Lênin đã chỉ rõ: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận về nhận thức”[125; tr.183]. Trong cuộc đời mình, không ít lần Chế Lan Viên đã vượt khỏi những nỗi đau riêng để đến với niềm vui chung, để nhìn và nghĩ trước những gì đang diễn ra trong đời sống. Ông khẳng định: “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” bởi “cuộc sống đánh vào thơ trăm

nghìn lớp sóng” nên “chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi!”. Trong bài thơ Nghĩ về nghề,

nghĩ về thơ, nghĩ... , ông viết:

Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình Cơn nắng, cơn mưa làm điều suy nghĩ

Một tiếng chim gù cũng đến nơi rừng lạ để mà nghe

Một giọt mưa, phải lắng nó rơi trên tàu lá cọ chẳng quê mình Trên tàu lá chuối chửa từng quen.

Ra đi, chạm vào những cơn bão, ngọn gió bất ngờ thổi vào bốn bức tường quen thuộc

28

Nhìn cuộc đời phía dưới, phía trên, phía sau, phía trước

Dù trở lại bên lòng xin hãy cứ ra đi!

Bởi thế, nhà thơ luôn có khát vọng làm một cánh chim “lượn trăm vòng trên Tổ quốc

mênh mông” để được ngắm nhìn “ngàn núi trăm sông diễm lệ” và mở rộng lòng mình đón

nhận bao niềm vui và hạnh phúc giữa cuộc đời. Với khát vọng đó, nhà thơ lòng tự dặn lòng :

Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến

Lúc trở về, lòng ngậm những cành thơ.

( Qua Hạ Long )

Chế Lan Viên cho rằng, để có một câu thơ, nhà thơ không chỉ biết tin yêu cuộc đời, có

khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mĩ của cuộc sống, mà còn phải thật sự khổ luyện, trăn

trở, suy ngẫm mà vượt lên tất cả :

Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy. Lặn vào cuộc đời

Rồi lại ngoi lên.

( Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ ...)

Nhà thơ phải có tầm nhìn xa rộng, có cách nhìn đời, nhìn người ở cái bề sâu, cái bề sau, cái bề xa, mới có thể đón bắt một cách nhạy bén, chính xác chất thơ giữa cuộc đời:

Nhà thi sĩ như con chim bói cá, mắt bao gồm đầm hồ bát ngát, Phải thấy tam thiên mẫu của đời, trước khi lao vào bắt

một chiếc cá con. Lao như trong tình yêu anh lao vào em vậy Chỉ một phút lao mà phải lượn trăm vòng

29

( Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...)

Cuộc sống “mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây/ đều có cái gì của đời không giống trước”, cho nên nhà thơ cần phải nhìn, nghe và nghĩ để góp phần lí giải khám phá những vấn đề trong đời sống. Jakobson cũng đã chỉ ra rằng: “Nghệ thuật là một bộ phận của tòa lâu đài xã hội, là một phần hợp thành có tương quan với những bộ phận khác. Phần hợp thành này luôn biến đổi bởi vì lĩnh vực nghệ thuật và các quan hệ của nó với các khu vực khác của cấu trúc xã hội tự thay đổi không ngừng một cách biện chứng”[ 85,tr.73]. Vì lẽ đó, nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng luôn đòi hỏi việc tìm tòi sáng tạo cái mới, không thể chấp nhận sự “hát lại” trong thơ. Bằng sự sáng tạo, nhà thơ mới có thể làm cho thế giới tâm hồn của người đọc thêm phần phong phú. Chân trời của sự sáng tạo thơ ca luôn rộng mở, nhưng để đến được với nó, nhà thơ cần phải suy ngẫm, biết tự hào, tin yêu, vui sướng với những gì đã có và đừng bao giờ tự bằng lòng trước những gì đã đạt được :

Bốn nghìn năm chưa phải là ta đã cày sâu vào trang giấy lắm đâu

Gié lúa nhiều thế kỉ cầm lên còn lép hạt.

(S ổ tay thơ)

Không chấp nhận sự lặp lại trong sáng tác, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ cần biết vượt khỏi sự ràng buộc của cái cũ để tìm kiếm, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao), từ đó tạo nên cái “thần mới” cho thơ:

Lấy đá mới tạc nên thần mới Mang nụ cười chưa có nghìn xưa

( Nghĩ về thơ )

Nghề thơ đòi hỏi nhà thơ phải có tài năng thơ. Chính tài năng đó sẽ giúp cho nhà thơ cảm nhận, khám phá, thể hiện cuộc sống một cách tinh tế, nhạy bén. Nhà thơ “phải là những người hết sức tinh mới mở được cái vi diệu (của văn chương); phải là người hết sức hiểu sự

biến hóa mới nắm được cái kĩ xảo”[76, tr. 171]. Mặt khác, nghề thơ còn đòi hỏi nhà thơ vừa

phải biết giữ gìn, trân trọng và phát huy cái tài năng “bẩm sinh trời cho”, vừa phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, rèn luyện và trau dồi về mọi phương diện. Ông quan niệm:

30

“Nhà thơ cần siêng năng, cần mẫn; phải hướng cánh bay mình đến những mùa hoa, đến

những khu rừng, chứ không phải chỉ vù vù quẩn quanh bên ngoài cái tổ mật ồn ào mà trống rỗng”... “Đối với những ai giàu tài năng, sự sống làm cho họ giàu thêm nữa, nhưng đối với những kẻ bình thường như chúng tôi, thì sự sống cũng không bao giờ để ai đến thăm mình mà lại về không”[226, tr.241-242]. Ông còn cho rằng: “Thơ như con nai trắng, con ngựa hồng, anh không bao giờ gặp trong cuộc đời thường nhật”, muốn có thơ, nhà thơ không thể “chểnh mảng ưu tư” mà phải luôn luôn biết Săn thơ, “biết đánh hơi tài như kẻ đi săn” và :

Làm cho hồn anh thành suối trong, tơ mởn cỏ Câu thơ về ăn, mắc bẫy một vần.

Chế Lan Viên còn khẳng định : “Trong thơ có cảm hứng, nhưng trong thơ có lao động, cật lực, đổ mồ hôi, sức lực ra mà lao động”[216,tr.225]. Nếu làm được điều đó, họ mới có thể sáng tạo nên các tác phẩm độc đáo, mới lạ và tránh được sự sáo mòn trong quá trình

sáng tác. Từ quan niệm đó, Chế Lan Viên chưa bao giờ tự bằng lòng với những gì đạt được,

ông đã “học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ; học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương khổng bao giờ thèm đụng tới”... Có lẽ, chưa bao giờ ông có sự “thảnh thơi”, mà trái lại, ông “luôn luôn tất bật” chạy đua quyết liệt với thời gian nhằm “len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa”[3,tr.379].

Có thể nói, Chế Lan Viên luôn xem việc học hỏi, sáng tạo là cuộc Vượt bể trong suốt cả đời

mình và ông đã tâm sự một cách chân thành :

Một đời cố vượt trùng dương ấy Mà vẫn chưa qua đến được bờ.

Mặt khác, từ quan niệm đúng đắn về nghề, Chế Lan Viên khẳng định Nghề của chúng

ta cần phải nắm bắt chính xác “vòng quay thời đại” để “tạo nên mùa” và đừng để thời gian

trôi qua một cách vô ích. Vì lẽ đó, ông luôn có sự dồn sức, sự cố gắng hết mình với mong muốn để lại cho đời nhiều vần thơ “sáng chói tâm hồn” và đậm đà “mùi hương trí tuệ”. Ông trở dậy khi “tiếng gà te te” đầu thôn, cuối xóm và “cày vào trang giấy”. Đã biết bao đêm, ông gắng thức bên ngọn đèn để “những gì chưa kịp nghĩ ban ngày, tôi đợi giữa lòng đêm”.

31

Ví dầu ngày mai bể cạn Thì đây viên ngọc sau cùng Kết tinh một đời sóng gió

Dâng đời ở mé hư không.

( Ví dầu )

thể nói, trong suốt cuộc đời mình, Chế Lan Viên luôn biết vượt lên tất cả để Săn

thơ, Tìm thơ. Ham muốn tìm tòi, sáng tạo luôn thôi thúc và bùng cháy mãnh liệt trong tâm

hồn ông. Với ông, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như ngừng học hỏi, sáng tạo. Bởi thế, ngay cả khi nằm trên giường bệnh, khi cái chết đã cận kề, ông vẫn trăn trở :

Thời hạn đi tìm của anh đã hết rồi mà bờ bến tít mù xa Nhưng dừng lại, anh đâu còn anh nữa ?

( Tìm thơ)

Chế Lan Viên đòi hỏi, nhà thơ cần phải có cá tính sáng tạo. Trước thực tại đời sống, mỗi nhà thơ cần phải có cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện riêng, đồng thời có ý thức “ca chung chế độ / trên niềm riêng tôi”. Chính điều đó sẽ mang lại sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho thơ của họ, cũng như góp phần làm nên vẻ đẹp chung cho cả nền thơ. Chế Lan Viên viết : “Mỗi nhà thơ có một cái tạng riêng”... “Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm cả trái hồng lẫn cả trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Tế Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc”[ 227,tr.8]. Từ quan niệm đó, Chế Lan Viên ví mỗi nhà thơ như một dòng sông mang những đặc tính riêng, vẻ đẹp riêng và đã làm thơ “ai lại không men theo một con sông nào đó”. Mặt khác, nhà thơ cần phải biết “lắng cho tinh, nhìn cho rõ” để giữ được “cái tạng riêng” cho mình, vì đó là điều không thể thiếu trong quá trình sáng tạo thơ. Nếu nhà thơ chỉ biết đi theo lối mòn trong sáng tạo, không tìm được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì tất yếu nhà thơ tự đánh mất mình và sẽ rơi vào tình cảnh :

32

Vô vàn thi nhân trước anh đã viết về mưa

Mắt anh chả còn hồn nhiên đâu sau nhiều từ ngữ Khéo cơn mưa anh viết bây giờ là cơn mưa của họ.

( Thơ bình phương - Đời lập phương )

Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn chỉ ra: “Mỗi nhà thơ có một cách riêng, và cộng nghìn cách ấy ta có một diện mạo chung của một nước, một thời” [227,tr.11]. Có thể nói, với cá tính sáng tạo, mỗi nhà thơ sẽ góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp, làm nên sự phong phú, đa dạng cho thơ ca dân tộc. Ngược lại, nếu đánh mất cá tính sáng tạo, thì cũng có nghĩa là nhà thơ đã

“đánh mất mình”, sẽ rơi vào “cái đội quân nhạt nhạt mờ mờ”.

Văn chương nói chung, nghề thơ nói riêng đòi hỏi nhà thơ không chỉ có tài năng, mà còn phải có nhân cách, có cái tâm trong quá trình sáng tạo và đó cũng chính là cái gốc rễ của văn chương. Những vấn đề được thể hiện trong thơ cho dù xuất phát từ cái thực, hay cái tưởng tượng nhưng điều quan trọng là phải toát lên từ cái tâm, sự chân tình của nhà thơ. Lưu Hiệp cho rằng: “Việc phát huy sự nghiệp vốn phải có sẵn từ trong mình. Văn thái phát ra làm cho ở ngoài rực rỡ, tô vẽ cho cái bản chất tốt đẹp. Văn phải là cái để cai quản quân và nước. Khi được trọng dụng thì làm rường cột, khi không được trọng dụng thì độc thiện để để lại cái văn. Nếu thịnh đạt thì giúp đời phơi bày công trạng. Như thế thì bậc văn nhân mới xứng đáng gọi là kẻ sĩ tài năng vậy”[ 76, tr.206]. Bởi thế, nếu không thật sự chân tình, không tri âm tri kỉ với cuộc đời, không có tình yêu và cuộc sống, không tìm được cái nhụy của đời thì nhà thơ không thể nào có được một tứ thơ hay. Cha ông ta trước đây bàn về thơ cũng cho rằng : “Không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rút cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là những đặc sắc chính của thơ “[180, tr.74]. Trong quan niệm thơ của mình, Chế Lan Viên chỉ rõ : “thiếu cái tâm đi thì nào có ra hồn”

và phía sau câu thơ phải là tâm tình, “những vui buồn đời kí thác cho anh”... Chính vì vậy,

điều toát lên từ trang thơ phải là tình đời, tình người mà nhà thơ gửi gắm trong đó. Với Chế

Lan Viên, mọi sự giả dối, danh vọng, tuổi tên và sự hợm hĩnh, “phét lác”, Ảo tưởng..., đều

là những điều không thể nào chấp nhận. Nhà thơ cần phải sống trung thực với lòng mình,

sống tâm huyết với đời, phải luôn ý thức được :

33 hay là :

Là nhà thơ, anh bay với những chim trời Giữa những đội hình không phải chỉ anh thôi.

( Nơi kia)

Nhà thơ phải luôn biết nhận thức về mình, tự vượt mình, không nên tự bằng lòng với những gì đạt được. Mặt khác, không nên tự đánh giá cao vai trò của mình và “đừng hợm hĩnh” nghĩ rằng “không có các anh thì không ai uống sữa cua Trời”. Từ suy nghĩ đó, Chế Lan Viên đã tự nhắc nhở mình và cũng là nhắn gửi bao người làm thơ khác hãy nhận thức đúng về mình:

Khi anh có thơ hay, người ta mặc cho anh cái áo triều bào

Với cái áo ấy, anh chả cần làm thơ nữa.

Cởi áo ra thì sợ gai đâm vào da mình và máu ứa Và phô ra cái hình thơ gầy còm xương xẩu xanh xao.

( Áo triều bào )

Có thể nói, với quan niệm trên, Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc thêm về vai trò, tầm vóc của nhà thơ trong đời sống xã hội. Đồng thời, họ có được cách nhìn, sự cảm thông, trân trọng đối với những người đã và đang làm công việc “vực sự sống ba chiều lên trang thơ hai mặt phẳng”.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)