Hình ảnh vừa thực vừa ảo

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 69 - 76)

7. Bố cục của Luận án:

2.2.1. Hình ảnh vừa thực vừa ảo

Hình ảnh vừa thực vừa ảo được sáng tạo nên trên cơ sở của hiện thực đời sống và trí tưởng tượng mãnh liệt, những liên tưởng phong phú, bất ngờ trước những khách thể mà nhà thơ tìm tòi, khám phá, thể hiện. Qua khảo sát thơ Chế Lan Viên chúng tôi nhận thấy, loại hình ảnh thực được sử dụng ít hơn so với hình ảnh ảo. Chế Lan Viên đã có sự kết hợp tài hoa hai loại hình ảnh này để tạo nên hình ảnh vừa thực vừa ảo.

Tuy được sử dụng không nhiều, nhưng hình ảnh thực trong thơ Chế Lan Viên bao giờ cũng được xuất phát từ sự cảm nhận tinh tế, sắc bén của nhà thơ trước những vấn đề của đời

sống. Ngay ở tập thơ Điêu tàn, bên cạnh cái thế giới hư ảo, rùng rợn, chúng ta vẫn nhận ra

đó đây những hình ảnh của cuộc đời thực qua một ánh Nắng mai, một cánh “bướm vàng nhè

nhẹ bay” hay cảnh xuân về với :

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chìm trong Cỏ non biếc giãi mình chờ nắng rụng

70

Bên lau già theo gió uốn lưng cong

( Xuân về )

Những hình ảnh thực xuất hiện trong Điêu tàn còn ít ỏi nhưng nó đã gợi lên cho người

đọc sự suy ngẫm về một phương diện không thể thiếu trong cách cảm nhận cuộc sống của Chế Lan Viên.

Sau cách mạng tháng Tám, được tắm mình trong đời sống của dân tộc, sự nhận thức cuộc sống của Chế Lan Viên ngày một sâu sắc hơn và ông đã có sự đổi mới về tư duy thơ. Đây cũng chính là một trong những lí do tạo cho hình ảnh thực xuất hiện trong thơ Chế Lan Viên nhiều hơn. Tuy nhiên, so với các loại hình ảnh khác, hình ảnh thực ở thơ Chế Lan Viên vẫn chiếm một tỉ lệ thấp hơn. Chúng tôi thiết nghĩ, điều cần được quan tâm, đánh giá thấu đáo chính là sức hấp đẫn, ý nghĩa và tác động của hình ảnh thơ đối với người đọc. Điều đó, phần nào cũng giúp chúng ta nhận thấy cách sử dụng hình ảnh thực của Chế Lan Viên trong quá trình sáng tạo thơ.

Hình ảnh thực được Chế Lan Viên lựa chọn, suy ngẫm kĩ càng trước khi đưa vào thơ. Vì thế, Chế Lan Viên đã có được nhiều hình ảnh thơ vừa mang vẻ đẹp của tình và cảnh, vừa có vẻ đẹp sắc sảo của trí tuệ. Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật của hình ảnh thực trong thơ Chế Lan Viên đó là sự tinh lọc cao và chính đặc điểm đó cũng đã góp phần

tạo nên sức hấp dẫn của hình ảnh thơ Chế Lan Viên đối với người đọc. Ngay từ tập thơ Gửi

các anh, người đọc cũng dễ dàng nhận thấy đặc điểm trên qua nhiều hình ảnh như : “nhành

vải đỏ”, “bó lúa hương”, “bữa cơm thường”, “cau vàng, cam đỏ trái”, “bát nước, củ gừng”,

“đá chởm tai mèo”, “mưa dài đường sên”... Từ những hình ảnh được cô đúc, tinh lọc đó,

Chế Lan Viên đã gợi cho người đọc sự xúc động về cái đẹp gần gũi, giản dị của quê hương đất nước và sự gian khổ, thử thách đối với dân tộc trong thời kì kháng chiến.

Chế Lan Viên luôn hòa mình với cuộc đời mới để cảm nhận cái vị mặn mòi của đời đang ở độ kết tinh, “lấy cơn nắng, cơn mựa làm điều suy nghĩ”, để tạo nên những hình ảnh

thực rất chân tình, da diết về quê hương ở các bài: Đi ra ngoại ô, Kết nạp Đảng trên quê mẹ,

Thóc mới Điện Biên, Sông cầu, Chùa nghèo, Củi sồi,... Mặt khác, với tầm nhận thức, cách

nhìn và điểm nhìn xuất phát từ tầm cao của thời đại, Chế Lan Viên đã đem lại cho người đọc nhiều hình ảnh giàu sức khái quát, giàu chất suy tư, triết lí về cuộc đời, tình đời. Điều

71

này được biểu hiện sinh động ở những hình ảnh thơ trong các bài : Giữa tết trồng cây, Chim

lượn trăm vòng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Ngày vĩ đại, Thơ bổ sung, Thời gian

nước xiết, Đôi giày chật ...Nét nổi bật ở hình ảnh thực trong thơ Chế Lan Viên còn được thể

hiện ở sự độc đáo, mới mẻ của nó. Nhà thơ biết cách khám phá để tìm được cái mới lạ ở những gì quen thuộc của đời sống hàng ngày trong quá trình xây dựng hình ảnh thơ. Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Nhờ hình ảnh Chế Lan Viên làm “lạ hóa” những điều ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nhìn ra” ... “Nhờ hình ảnh, Chế Lan Viên gợi lên cho người đọc những điều rất khó diễn đạt”[134, tr.35]. Từ sự suy ngẫm sâu sắc các vấn đề đời sống, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên những hình ảnh thực rất sinh động và gợi cảm. Trước cuộc sống của một thời khổ đau, đói nghèo ở vùng quê gió Lào, cát trắng, Chế Lan Viên đã có những hình ảnh thơ xúc động :

Ôi! gió Lào ơi! ngươi đừng thổi nữa! Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng

( Kết nạp Đảng trên quê mẹ )

Khi thể hiện sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân trong kháng chiến, Chế Lan Viên đã sáng tạo được những hình ảnh thơ vừa giản dị, quen thuộc trong đời sống vừa mang ý nghĩa khái quát cao về sức mạnh và tấm lòng gắn bó son sắt của nhân dân đối với cách mạng :

Nhân dân không có một thanh gươm vung một cái đến trời mây Nhưng họ gánh lịch sử đến nghìn lần lớn hơn đời họ ...

hay là :

Nhớ năm ta ăn nhạt nằm bờ chịu đói Nhân dân như Bụt hiện về cho ta hạt muối

72

Hạt muối đậm ân tình, dần nếm dám đâu ăn !

(Thơ bổ sung)

Có những hình ảnh thực trong thơ Chế Lan Viên được xuất phát từ cuộc sống giản dị nhưng lại chứa đựng biết bao kỉ niệm đầy nghĩa tình mà biểu hiện sinh động trong nhiều bài

thơ như : Hoa chạc chìu, Gội tóc nơi trọng điểm, Bát canh chua, Màu sắc Côn Đảo, Rơm,

..Đến với những bài thơ đó, người đọc không thể nào quên được hình ảnh của bông hoa

chạc chìu “khô quắt vùi trong xắc”, không nén nổi sự xúc động trước hình ảnh “dân bò đến tận chiến hào cho một bát canh chua”, và xao xuyến, bâng khuâng về cảnh “ bờ sông Đáy đêm trăng rơm mùa hạ ấm nồng”... Chính vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của những hình ảnh thơ đó có sức gợi cho người đọc những suy ngẫm đúng đắn về lẽ đời, tình đời.

Bên cạnh hình ảnh thực, Chế Lan Viên còn sử dụng hình ảnh ảo. Trước cách mạng tháng Tám, nhà thơ triền miên trong biển cả siêu hình, trong cõi hư vô với những nấm mồ hoang, đáy huyệt lạnh, “chuỗi huyệt chưa thành”, “những đêm mờ rùng rợn”, “đóm lửa ma trơi”, “cõi chết xa xôi”... Vì lẽ đó, hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên thời kì này chủ yếu là hình ảnh ảo. Nhà thơ viết nhiều về những cảnh: “muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”, “ trăng ghì, trăng riết cả làn da”, “bầu sao rụng”, “xứ trăng mây” ... Quả thật, khi thất vọng, buồn chán trước thực tại, Chế Lan Viên gửi niềm tin của mình vào thế giới hư ảo. Ông muốn tìm đến “xứ Trăng Mây” để lánh xa cuộc đời thực với sự ngậm ngùi vì bao nỗi đắng cay. Nhà thơ cảm thấy :

Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư Vô ? Ai réo gọi trong muôn sao, chới với ?

( Ngủ trong sao )

Thế giới hình ảnh ảo nói trên đã minh chứng cho trí tưởng tượng độc đáo của tâm hồn thơ Chế Lan Viên, và đồng thời giúp cho người đọc hiểu rõ hơn nỗi đau của ông trước hoàn cảnh sống thực tại đầy chua xót.

Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên thoát khỏi “những mối đau thương”, “khối sầu vô hạn” của cõi hư vô để trở về với cuộc đời thực. Trên cơ sở đó, ông đã sáng tạo nên

73

“bát ngát mênh mông như Âm giới”, thì hình ảnh ảo ở những tập thơ sáng tác sau cách

mạng của Chế Lan Viên lại đem đến cho người đọc một vẻ đẹp thơ mộng :

Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc Nơi bốn mùa đã hóa thành thu

Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ Những rừng rong tóc xoa, lược trăng cài Nơi những đàn mây trắng xóa cá bay đi ...

( Cành phong lan bể)

Chính niềm tin yêu và sự tự hào về cuộc sống mà hạnh phúc ngày một dâng đầy là một trong những điều kiện thuận lợi để Chế Lan Viên sáng tạo nên nhiều hình ảnh ảo đặc sắc. Giờ đây, tuy không tắm mình trong thế giới hư ảo, nhưng Chế Lan Viên ý thức được việc dùng cái ảo để nói cái thực, khẳng định cái thực. Bởi thế, hình ảnh ảo xuất hiện trong thơ ông như một lẽ tất yếu, ông quan niệm :

Giữa cuộc đời rất thực Cầm một nhánh chiêm bao.

( Tùy bút một mùa xuân đánh giặc )

Hơn ai hết, thoát khỏi “thung lũng đau thương” đến với bao niềm vui củacuộc đời mới

và được sống giữa “những ngày đẹp hơn tất cả”, Chế Lan Viên càng ước mơ, càng nghĩ nhiều về cuộc sống đậm đà vị ngọt ngào của hạnh phúc. Nhiều hình ảnh trong các bài thơ :

Tiếng hát con tàu, Cành phong lan bể, Sen Huế, Múa bên chùa cổ, Đi trong hương chùa

Hương.., đã biểu hiện rõ điều đó. Hình ảnh ảo trong thơ Chế Lan Viên giờ đây đã góp phần

làm cho cuộc đời trở nên thơ mộng hơn.

Đặc biệt, ở các bài thơ Chế Lan Viên viết khi lâm trọng bệnh, hình ảnh ảo xuất hiện khá nhiều. Hình ảnh của “xứ không màu”, “mé hư không”, “các trời khác cũng đầy hoa”..., ở trong thơ Chế Lan Viên không phải là sự ám ảnh của cái chết, mà chính là biểu hiện sinh động, đúng đắn những nhận thức của ông về lẽ sống chết. Chế Lan Viên cho rằng, cái chết

74

không phải là sự mất đi mà là sự trở về theo quy luật “nhận mà không đau”. Nơi ông đến

“cũng là cuộc đời” và ở đó ông sẽ “tồn tại mãi”:

Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh trong cỏ Trong hạt sương, trong đá ...

Trong những gì không phải anh.

( Từ thế chi ca )

Hình ảnh ảo trong những bài thơ viết vào thời gian này đậm đà chất triết lí về nhân sinh. Càng đến gần với cái chết, những vần thơ của Chế Lan Viên càng giàu cảm xúc, càng sâu lắng, thiết tha khi nghĩ về đời, về thơ, về bản thân mình ... Những vấn đề ông triết lí thường mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Hình ảnh ảo trong thơ ông giờ đây biểu hiện sự trăn trở về Một thời đã đi qua để rồi sống hết mình với thời gian còn lại. Ông những mong, khi

ông đã là “một nhúm xương gio trong bình khi đó người đời vẫn cảm thấy :

Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

( Từ thế chi ca )

Không chấp nhận sự khắc nghiệt của thời gian, thời gian càng vơi cạn thì khát vọng

sống và sự sáng tạo của Chế Lan Viên càng mãnh liệt. Vần thơ của ông vốn đã sâu nặng,

thiết tha với đời, nay lại càng tha thiết, sâu nặng hơn. Nó chính là những hơi thở chót dâng trời đất và nặng suy tư tình đời của Chế Lan Viên. Ông sống rất thực với tâm hồn mình, đối

thoại với chính mình, với đời một cách chân tình. Vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái

riêng, giữa cuộc sống cá nhân và xã hội, đó là hai mặt thống nhất trong mạch cảm nghĩ được thể hiện sinh động trong nhiều vần thơ cuối đời của ông. Những vấn đề ông trăn trở, triết lí tuy có sự buồn đau, thậm chí còn chua xót nhưng bao giờ cũng chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao đẹp và đều vì sự tiến bộ của con người. Càng nhận thức đúng đắn về ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, ông càng không ngừng dồn sức sáng tạo. Ông sử dụng hình ảnh ảo để nói cái

75

thực giữa cuộc đời nhằm hiểu rõ thực tại cuộc sống và mong để lại cho Người mai sau

những vần thơ tâm huyết từ sự cảm nhận cuộc đời rất chân tình và nhân ái.

Một trong những biểu hiện nổi bật nhất cho hình ảnh thơ của Chế Lan Viên là loại hình ảnh vừa thực vừa ảo. Loại hình ảnh này đã tác động lớn đến tình cảm và tạo nên dấu ấn

lâu bền trong nhận thức của người đọc. Nếu ở Điêu tàn, tư tưởng siêu hình của tôn giáo đã

hướng Chế Lan Viên tới cõi hư vô để “xa lánh trần gian”, thì ở những tập thơ sáng tác sau cách mạng, ông “bay theo đường dân tộc đang bay”, chiếm lĩnh thực tại để từ đó mà ước mơ, hi vọng. Trước thực tại phong phú, đa dạng của cuộc sống cách mạng, Chế Lan Viên đã chọn được điểm tựa hợp lí để mơ ước và sáng tạo. Tự hào, mến yêu cuộc sống hiện tại bao nhiêu thì niềm tin về tương lai của ông càng bền chặt bấy nhiêu.

Bởi vậy, loại hình ảnh vừa thực, vừa ảo được xuất hiện từ tầm nhìn, cách nhận thức và những nỗi niềm đó của nhà thơ. Nhiều hình ảnh vừa thực, vừa ảo xuất hiện trong thơ Chế

Lan Viên đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thơ. Trong thơ ông có những tứ

thơ, hình tượng thơ bồng bềnh giữa thực và hư, tỉnh đó mà mơ đó. Lê Đình Kỵ đã khẳng định: “Nếu chỉ thực thì là quá quen thuộc, dễ sinh nhàm, sinh chán, không gây quan tâm thích thú, nếu chỉ có hư thì là viễn vông, vu khoát, nên người ta cảm thấy xa lạ chẳng ai bỏ công lưu ý mà làm gì. Nói như một nhà họa sĩ danh tiếng, vẽ mà giống quá là mị đời, vẽ không giống là dối đời”[93, tr.44-45]. Nhiều bài thơ hay của Chế Lan Viên có sự góp mặt

của loại hình ảnh này như : Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tàu đến, Tàu đi,

Màu sắc Côn Đảo..., mà đặc biệt là ở bài Cành phong lan bể, nhiều hình ảnh vừa thực, vừa

ảo được ông sử dụng một cách hài hòa để tạo nên vẻ đẹp kì thú :

Thoảng tí gió, gạn màu mây, nhạt tí nắng, ửng sắc trời, ló vầng trăng, hay chỉ vô tình, con chim bay, con cá đớp.

Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta.

Cảnh biển trời quê hương giàu đẹp trong tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ được thể hiện với nhiều màu sắc chói lọi và gợi lên ở người đọc sự rung động mạnh mẽ, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó.

76

Trong thơ Chế Lan Viên cái phần thực của cuộc đời và cái phần ảo của sự thơ mộng lí tưởng hóa như đan cài với nhau để tạo nên cái đẹp và sức bay bổng lãng mạn cho hình ảnh thơ :

Sau bom dứt, em thành hoa sữa Nở bừng hương. Chỉ có anh nghe

Anh trở thành phố xá để thấm mùi hương em các ngõ

chính vì vết thương anh mà hoa sữa lại về.

( Sau cơn bom, hoa sữa )

Sự cảm nhận và sáng tạo thành công loại hình ảnh trên vừa tạo nên vẻ đẹp gợi cảm cho bài thơ, mà vừa thể hiện sinh động bức tranh nội tâm dạt dào chất lãng mạn của nhà thơ. Những vấn đề của đời sống được nhà thơ nghệ thuật hóa thông qua trí tưởng tượng phong phú để tạo nên sự hài hòa giữa phần thực cuộc đời và phần thơ mộng, lãng mạn trong hình ảnh thơ. Sự tài hoa và thông minh của Chế Lan Viên cũng được biểu hiện rõ nét ở loại hình ảnh thơ đó. Bởi thế, người đọc không chỉ cảm nhận được hương sắc ngào ngạt, mà còn hiểu hơn ý nghĩa cuộc đời tỏa ra từ những vần thơ của ông.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)