Quan niệm về thơ của ChếLan Viên:

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của Luận án:

1.1. Quan niệm về thơ của ChếLan Viên:

Trong lời Tựa cho tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viết đã viết : “Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ

tức là điên. Tôi thêm : Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện tại, nó xối trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương

lai”... “Với nó, cái gì nó nói đều có cả” [204,tr.7]. Tìm hiểu thơ Chế Lan Viên ở thời kì

trước cách mạng, chúng tôi nhận thấy, tuy không có cụ thể một bài thơ nào bàn riêng về thơ, nhưng chính quan niệm trên đã chi phối mạnh mẽ quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên. Ông không chấp nhận đi theo những lối mòn trong sáng tạo. Ông có ý thức tìm con đường độc đáo cho riêng mình. Vì thế, ông đã viết nên những vần thơ “phi thường”, làm người đọc phải ngạc nhiên. Có thể nói, Chế Lan Viên đã tạo cho mình một “cõi ta rộng rãi đến vô

biên”, “cõi ta ngập chìm trong bóng tối”... , trong nỗi “ưu phiền, đau khổ với buồn lo” để

cảm nhận cuộc đời. Chế Lan Viên thoát hiện tại, cầu mong đến “một tinh cầu giá lạnh”,

“một vì sao trơ trọi cuối trời xa”, ông đi vào cõi siêu hình để sáng tạo và đem đến biết bao

điều bất ngờ , thú vị cho người đọc. Quả thật, tập thơ Điêu tàn là một minh chứng hùng hồn

cho quan niệm “làm thơ là làm sự phi thường” của Chế Lan Viên.

Cách mạng tháng Tám thành công và chính cuộc đời mới đã giúp cho đời và thơ của

Chế Lan Viên có những thay đổi vô cùng lớn lao. Ông nhận thức ngày một sâu sắc hơn về

Tổ quốc và dân tộc. Bài thơ Người thay đổi đời tôi -Người thay đổi thơ tôi đã thể hiện rất

xúc động niềm vui sướng, hạnh phúc đến nghẹn ngào đó của Chế Lan Viên. Càng tâm huyết với nghề, Chế Lan Viên càng có quan niệm đúng đắn về nghề, về thơ. Hơn ai hết, Chế Lan Viên là người có nhiều ý kiến độc đáo, sâu sắc về thơ. Quan niệm đó của Chế Lan Viên được tập hợp lại trong nhiều tập phê bình, tiểu luận. Đồng thời, nó còn được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của ông. Lê Đình Kỵ cho rằng những bài thơ viết về thơ của Chế Lan Viên

là “thơ lí luận” và “hình như ở thơ Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên là người mở đầu cho

lối thơ này” [ 93, tr. 39].

Từ việc tìm hiểu những bài thơ viết về thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên luôn trăn trở nghĩ về nghề, về thơ. Có lẽ, ông khao khát khám phá thấu đáo

26

các ngọn ngành, ngóc ngách của công việc sáng tạo thơ. Quả thật, những nguyên lí cơ bản

trong sáng tác thơ đều được Chế Lan Viên thể hiện một cách ý vị thông qua cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh nên dễ tạo được ấn tượng sâu bền đối với người đọc. Có thể nói, quan niệm thơ của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện trong các bài viết, bài nói chuyện, mà còn được

chuyển hóa thành một bộ phận quan trọng trong thơ ông, mà nhất là trong Di cảo thơ. Qua

tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy quan niệm thơ của Chế Lan Viên được thể hiện nổi bật ở các vấn đề sau :

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)