Nghệ thuật sáng tạo thơ:

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 37 - 43)

7. Bố cục của Luận án:

1.1.3.Nghệ thuật sáng tạo thơ:

Từ xa xưa Lưu Hiệp đã viết trong Văn tâm điêu long: “Việc sáng tác thì phải biết vạch

ra cái khuôn để đựng cái nội dung (lí), nghĩ ra một chỗ đứng (địa) để bày tỏ tình cảm (tâm).

Chỉ sau khi xác định được tình cảm (tâm) thì mới đem âm nhạc phối hợp. Nội dung có ngay ngắn thì sau đó mới chọn lời văn. Khiến cho cái hình thức (văn) không giết mất cái nội dung (chất) , lời lẽ sâu rộng không làm cái tâm của mình chết đuối”[76, tr.178]. Vốn tâm huyết với nghề, với thơ, và ý thức được về điều đó, Chế Lan Viên luôn có những suy nghĩ độc đáo về nghệ thuật sáng tạo thơ. Điều này được biểu hiện rõ ở nhiều bài tiểu luận, phê bình, nói chuyện thơ và ở nhiều bài thơ của Chế Lan Viên. Ông quan tâm nhiều về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, về thể loại, về vần, câu, chữ, ý, nhạc cũng như việc phát huy truyền thống và đổi mới, sáng tạo ở phương diện nghệ thuật thơ. Càng về cuối đời, Chế Lan Viên càng bàn kĩ, càng suy ngẫm nhiều về nghệ thuật sáng tạo thơ theo cách riêng của mình. Ông có một loạt bài thơ nói về Thi pháp ồn, Thi pháp trẻ Thi pháp của thơ. Đặc biệt, trong bài

thơ Thi pháp, Chế Lan Viên đã đưa ra các kiểu thi pháp mà có lẽ chúng ta không thể nào tìm

thấy trong các tài liệu về lí luận. Ông gọi các kiểu thi pháp đó là: “thi pháp đá và thi pháp lửa”, “thi pháp Núi và thi pháp Đất”, “thi pháp nhập thế và xuất thế”, “thi pháp đoản đao và trường thương”. Ở mỗi kiểu thi pháp, ông đều chỉ ra đặc điểm riêng của nó. Ông quan niệm:

“thi pháp Núi” là “thi pháp đứng từ xa, trên non cao nhìn vạn vật”, còn “thi pháp nhập thế”

là “thi pháp thèm ăn từng hạt bụi / ào vào trong sự sống bão cuồng”,... Có thể nói, quan

niệm về thi pháp của Chế Lan Viên thật độc đáo và đã mở ra cho người sáng tác thơ bao điều cần ngẫm nghĩ.

Với quan niệm làm thơ là một nghề trong đời sống xã hội, cho nên Chế Lan Viên đòi hỏi người “thợ thơ” phải nắm bắt được một số kĩ thuật và phương pháp cần thiết cho việc

38

sáng tạo thơ. Trước hết, Chế Lan Viên cho rằng: “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ”. Từ nhận thức đó, trong quá trình sáng tạo, Chế Lan Viên luôn dày công tìm kiếm và lựa chọn những từ ngữ phù hợp với màu sắc cảm nghĩ của mình. Ông cho rằng, trong một bài thơ hay, ngôn ngữ thơ có lúc mộc mạc hồn nhiên, nhưng lại có khi phải mang vẻ đẹp kì diệu như “hài hoa cô Tấm”, như “mái tóc thơm hương cấm cung chứ chả phải hương đồng”, thì mới có sức làm say mê người đọc. Chế Lan Viên tìm tòi, cân nhắc, lựa chọn để từ ngữ được sử dụng trong thơ thêm cái “đa thanh, đa sắc” của đời. Hơn thế nữa, những từ ngữ được nhà thơ sử dụng phải có khả năng chứa đựng và làm nổi bật lên ý tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. Với suy nghĩ đó, trong bài thơ ...và Chữ, ông viết:

Ý ở thế giới này Chữ đẩy qua đời khác Ý dò dò từng bước Chữ làm cho ý bay.

Trong sáng tạo thơ, Chế Lan Viên không chấp nhận sự cầu kì, gò gẫm, hay lấy kĩ xảo để bù đắp cho sự non yếu trong cảm xúc, vốn sống. Ông đòi hỏi nhà thơ cần phải “căng cái đây hình ảnh ngữ ngôn qua vực tâm hồn sâu thẳm”. Ông đã phê phán kiểu cố làm cho mới lạ, làm xiếc chữ nghĩa trong thơ :

Những nhà thơ mất giá Lại thường hay đổi tiền Mong dùng nhiều chữ lạ Lừa người tiêu quá quen.

( Mất giả )

Một trong những nét nổi bật trong quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên là giọng điệu thơ. Ông chọn được cho thơ mình cách nói, giọng điệu hợp lí nhất với tình cảm và nhận thức của người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Từ giọng điệu thơ Chế Lan Viên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những cung bậc tình cảm của ông. Nếu

39

thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào khi giãi bày những nỗi niềm tình cảm của mình đối với quê hương, Tổ quốc, đối với mẹ, với chị, với em, với anh bộ đội thì thơ Chế Lan Viên thường có giọng điệu khi xót xa khẩn cầu, khi đằm thắm thiết tha, khi chân chất giản dị, khi trăn trở suy tư, khi trầm buồn chậm rãi, khi hùng biện triết lí, khi hào hùng, sôi nổi, ... Sự đổi giọng là điều dễ nhận thấy trong thơ Chế Lan Viên, nhưng dù ở giọng điệu nào chúng ta cũng thấy toát lên sự chân tình, tâm huyết và khát vọng sống hết mình của ông vì con người, vì cuộc đời. Đó là một sự thống nhất trong tư duy thơ của Chế Lan Viên và cũng là một yếu tố tạo nên nét đặc trưng nghệ thuật trong thơ ông. Ông tâm sự :

Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời.

(Sổ tay thơ)

hay là :

Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất.

( Giọng trầm )

Chính cách sử dụng giọng điệu hợp lí khi thể hiện các vấn đề của đời sống đã góp

phần đem lại sự thành công đặc sắc cho thơ Chế Lan Viên ở nhiều thi đề khác nhau. Cũng

từ đó, thơ ông thêm phần gần gũi hơn với tình cảm, nhận thức của người đọc.

Trong nghệ thuật làm thơ, Chế Lan Viên quan tâm nhiều đến cách tạo hình dáng, cấu trúc cho câu thơ. Ông quan niệm, nhà thơ không chỉ lựa chọn từ ngữ, hình ảnh mà còn phải biết chọn lựa được từng khuôn khổ phù hợp cho câu thơ của mình để chứa đựng trọn vẹn ý tình. Vì lẽ đó, ông viết:

Đừng làm các câu thơ quá dài, tự nó lo cho mình quá đáng Không đếm xỉa, đoái hoài gì các câu lân cận

40

Mỗi câu thơ hay phải ngoảnh mặt ra ngoài ...

(Thơ về thơ)

Mặt khác, nhà thơ cũng đừng viết những câu thơ quá ngắn không đủ sức chứa đựng những ý tưởng và cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn mình, để rồi phải viết tiếp những câu thơ giải thích,... Điều đó sẽ làm mất đi tính hàm súc, cô đọng và sức gợi mở của thơ :

Nhưng đừng viết những câu thơ quá ngắn Không đong hết tình yêu vô tận

Bởi còn yêu nên lại phải đầu thai Thành một câu sau, sau nữa, dông dài.

(Thơ về thơ)

Nếu trong quá trình sáng tạo, nhà thơ rơi vào sự sáo mòn, công thức, máy móc, thì thơ sẽ mất đi vẻ đẹp uyển chuyển, duyên dáng và làm giảm sút sức hấp dẫn của thơ đối với

người đọc. Nhận thức rõ điều đó, Chế Lan Viên đã khuyên các nhà thơ :

Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như những cây quá thẳng chim không về.

(Sổ tay thơ)

Cũng vì những lẽ trên, trong quá trình sáng tạo thơ, Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm

tòi, thể nghiệm, sáng tạo nhiều dạng câu thơ khác nhau nhằm góp phần tạo nên sức chứa và

khả năng diễn tả của nó ( Điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 3 của Luận án). Thơ phản ảnh cuộc sống thong qua những rung động tình cảm của nhà thơ. Bởi vậy, nhà thơ phải luôn biết mở rộng tâm hồn mình để lắng nghe mọi cung bậc khác nhau của nhạc điệu cuộc sống. Nhạc điệu cuộc sống hòa quyện với nhạc điệu của tâm hồn để tạo nên chất nhạc cho thơ. Chế Lan Viên cho rằng : “ Thơ là đi giữa Nhạc và Ý. Rơi vào cái vực Ý thì thơ sẽ sâu nhưng khô khan. Rơi vào cái vực Nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng

41

cũng dễ nông cạn”. Nói cách khác, trong thơ bên cạnh các yếu tố như: ngôn ngữ, hình ảnh..., cần có thêm vai trò của nhạc, có sự quyện hòa giữa nhạc và ý :

Nhạc làm tôi tìm ra cái bờ vô tận ở phía sau tôi Đời vắng nhạc đất đai mình thành cằn khô nhỏ hẹp.

Đấy là ái tình, là thơ, là tín ngưỡng của màu trời xanh biếc Cả sự lặng im - im lặng hóa hoa cười.

( N h ạ c )

Tính nhạc trong thơ có tác dụng rất mạnh mẽ trong quá trình nhận thức thẩm mĩ của

người đọc. Ở bài thơ Nhạc (2), Chế Lan Viên cho rằng, nhạc có khả năng làm cho tâm hồn

“lắc lư”, “làm cho con người giải thoát”... Bởi thế, trong nghệ thuật sáng tạo thơ, nhà thơ

cần coi trọng vai trò của tính nhạc. “Câu thơ ở ngoài là ý là hình / ở trong là nhạc”. Chính vì thế, khi tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, người đọc dễ nhận thấy, cảm xúc thơ chứa đựng tính nhạc và nó được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau như : hình ảnh gợi cảm, vỏ âm thanh ngôn từ, hay ẩn giấu đằng sau những câu thơ uyển chuyển, linh hoạt. Đó là nhạc điệu trầm lắng, thiết tha qua Lời ru tháng chạp, Đêm hò từ tạ, Từ thế chi ca hay sôi nổi, hào hùng

qua Tiếng hát con tàu, Tùy bút một mùa xuân đánh giặc, Ngày vĩ đại,...Có thể nói, chính

những cung bậc nhạc điệu đó đã góp phần tăng thêm sức ám ảnh của thơ Chế Lan Viên đối với người đọc.

Trong quá trình sáng tạo thơ, Chế Lan Viên rất chú trọng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của thơ. Đạt đến cái Thiện, cái Chân là mục đích mà thơ hướng tới, nhưng tất cả điều đó phải được biểu hiện bằng hình thức Đẹp. Ông coi trọng nội dung chất tư tưởng của tác phẩm nhưng không vì thế mà xem nhẹ vai trò của hình thức nghệ thuật.

Ông cương quyết chống lại khuynh hướng dung tục hóa nghệ thuật và khẳng định : “ Hình

thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”. Chính sự hài hòa

giữa nội dung và hình thức trong thơ sẽ tạo nên vẻ đẹp trọn vẹn cho thơ. Ông cho rằng :

“Nhà thơ đẻ bài thơ như người mẹ đẻ con, cả xương cả thịt một lần, cả hình ảnh lẫn ý tưởng

liền một lúc”[126, tr.32]. Thực tế, đã có một thời gian, không ít bài thơ thường rơi vào sự công thức, sơ lược làm mất đi vẻ đẹp của thơ. Vì lẽ đó, quan niệm trên của Chế Lan Viên

42

không chỉ thể hiện được hướng đi đúng đắn trong quá trình sáng tạo của ông, mà còn có ý nghĩa đấu tranh chống lại những ai nhận thức lệch lạc về thơ và coi nhẹ hình thức nghệ thuật của thơ. Những sáng tác thơ của Chế Lan Viên đã biểu hiện sinh động cho sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức của thơ. Ông cho rằng, thơ hay bao giờ cũng được người đọc tìm đến với tình yêu và sự ngưỡng mộ, “thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng”. Cái hay của bài thơ không chỉ được biểu hiện ở câu chữ, hình ảnh, nhạc điệu..., mà còn biểu hiện ở cấu trúc chỉnh thể của nó. Ông quan niệm: “trong thơ, cái hướng của toàn bài là chính, còn cái hay của từng câu chỉ là để phục vụ cho cái hướng của toàn bài”.

Từ những nhận thức trên, Chế Lan Viên luôn có sự vượt lên mình để tìm tòi, khám phá và sáng tạo với tất cả tâm huyết nhằm mong đem đến cho thờ một vẻ đẹp cả về nội dung lẫn hình thức. Để làm được điều đó, ông không chỉ tìm tòi, học hỏi, rèn luyện ở mọi lĩnh vực, mà còn giải quyết tốt vấn đề truyền thống và sáng tạo. Trên cơ sở truyền thống nhà thơ đã

phát huy sáng tạo cái mới phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của người đọc và đạt đến tầm thời

đại. Chế Lan Viên coi trọng truyền thống, kế thừa và phát huy những tinh hoa của thơ ca dân tộc một cách trân trọng, nhưng bên cạnh đó, ông luôn tự dặn lòng phải có sự đổi mới

trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống :

Ta nói mãi, nói hoài cái hồn nhiên, cái truyền thống, cái bốn nghìn năm Đến nỗi bó tay chẳng làm gì được nữa.

( Thơ bình phương - Đời lập phương )

Nghệ thuật sáng tạo thơ đòi hỏi nhà thơ cần phải lao động một cách cần cù, cật lực và

không nên tự bằng lòng với mình, không lơi là trong sáng tác, ngay cả khi đã có vị trí xứng

đáng trên thi đàn. Với quan niệm đó, trong quá trình sáng tác, Chế Lan Viên luôn miệt mài tìm kiếm, luôn thể nghiệm ở nhiều cách, nhiều dạng thức khác nhau để mong tạo nên cái mới mẻ cho thơ. Đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn về tinh thần dẫn đến sự dồn sức, sự cố gắng hết mình của Chế Lan Viên vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Từ khát vọng

“dẫu cạn bể vẫn còn viên muối đọng”, ông trở dậy khi “tiếng gà te te” đầu thôn, cuối xóm

43

kịp nghĩ ban ngày, tôi đợi giữa lòng đêm” với mong muốn để lại cho đời những câu thơ

“sáng chói tâm hồn” và đậm đà “mùi hương trí tuệ”. Ông khẳng định :

Ví dầu ngày mai bể cạn Thì đây viên ngọc sau cùng Kết tinh một đời sóng gió Dâng đời ở mé hư không.

( Ví dầu )

Với quan niệm đó, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục sáng tạo, tìm tòi, khám phá cái Chân, Thiện, Mĩ giữa cuộc đời. Bởi thế, không nên nghĩ rằng, ở những vần thơ cuối đời, Chế Lan Viên có sự “sám hối”, “hay tìm lại chính mình”... Thực ra, đó chính là sự khẳng định tâm thế, là sự gắn bó tâm huyết với đời của Chế Lan Viên trước sự đổi thay trong đời sống. Điều này luôn tồn tại trong suốt cuộc đời ông.

Tóm lại, suốt cả cuộc đời mình, từ cái thuở thanh xuân mới bước lên thi đàn cho đến những ngày cuối của đời nằm trên giường bệnh, Chế Lan Viên luôn trăn trở, suy ngẫm về nghề, về thơ. Những ý kiến của ông ở các tiểu luận, phê bình và cả trong sáng tác thơ đã đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 37 - 43)