Ngôn ngữ thơ giàu tính triết luận

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 119 - 123)

7. Bố cục của Luận án:

3.1.3.Ngôn ngữ thơ giàu tính triết luận

Chế Lan Viên luôn khám phá cuộc sống theo hướng đa diện, đa chiều và đồng thời, nhà thơ có khả năng khái quát, triết luận về các vấn đề trong cuộc sống nhằm tạo nên hứng thú thẩm mĩ bất ngờ. Bởi thế, một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên là giàu tính triết luận. “Ông có những tìm tòi gần như chưa từng có trong thơ tiếng Việt. Nhà thơ công khai đứng ra biện luận cho một chân lí mà ông tin. Mọi phương

tiện thơ ca đều được huy động đến mức tối đa cho mục đích đã định. Thơ ông lúc này có lối

đào cùng tát cạn, chữ nghĩa thẳng băng và chỉ có một nghĩa, không hề có cái đa nghĩa mơ

hồ, run rẩy như thơ ca thường có” [144, tr.203]. Tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, chúng ta nhận

thấy tính triết luận ở ngôn ngữ thơ của Chế Lan Viên, trước hết được biểu hiện ở những từ ngữ mà nhà thơ sử dụng trong sự đối lập nhằm lí giải về một vấn đề nào đó trong cuộc sống khiến ông phải trăn trở, nghiền ngẫm. Mặt khác, nó giúp nhà thơ tạo nên những khách thể mới, thực tại mới hoặc những nghịch lí của đời sống. Điều đó được biểu hiện rõ ở các từ ngữ được nhà thơ sử dụng mang ý nghĩa tương phản trong những câu thơ sau :

-Xưa phù du mà nay đã phù sa

- Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp

-Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

-Tôi đổi năm đau lấy những ngày lành

-Giữa đục của đời một ngọn suối trong

-Ngõ rất cụt mà lòng sấu thẳm

-Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm

-Mắt dào lệ đau thương nhưng lòng đã mỉm cười

Sự tương phản trong ngôn từ mà nhà thơ sử dụng ở các câu thơ trên có giá trị tạo nên một đấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người đọc và đồng thời gợi lên ở họ những suy nghĩ về ý nghĩa mà nhà thơ nhằm thể hiện trong câu thơ. Cũng qua đó những điều: tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, nhân đạo - dã man, nên -không nên đều được thể hiện một cách nổi bật.

120

Chế Lan Viên không chỉ suy nghĩ bằng hình ảnh mà còn triết luận bằng hình ảnh. Những hình ảnh xâu chuỗi liên tiếp được Chế Lan Viên sử dụng đã làm nổi bật lên vấn đề mà nhà thơ nhằm khẳng định hay phủ định. Khi hồi ức về tuổi thơ với tâm hồn trong sáng, lãng mạn, yêu đời và cùng với khát vọng sống mãnh liệt, nhà thơ suy ngẫm :

Khi cầm một cành hoa khô ngửi thấy mùi hương và năm tháng Khi tin rằng trên đá sẽ ra hoa

Khi đến bên nấm mồ, ta tin sự hồi sinh của cỏ

Khi nhìn tủ, bàn, ta ngỡ gỗ ván có hồn và sẽ ra hoa

Khi, khi ...

Những khi ấy là khi tuổi thơ về lại.

(Trở lại tuổi thơ)

Tính triết luận trong thơ Chế Lan Viên còn được thể hiện ở chính tên của các bài thơ. Rất nhiều tên của bài thơ ngay từ đầu đã tác động đến nhận thức của người đọc, tạo nên một

“ma lực” cuốn hút sự chú ý đến vấn đề mà nhà thơ thể hiện. Biểu hiện rõ nhất là các tên bài

thơ như: Hai câu hỏi, Khi đã có hướng rồi, Vàng của lòng tin, Cái hầm chông giản dị, Con

mắt Bạch Đằng - con mắt Đống Đa, Thời gian và nỗ lực, Đối thoại mới về câu chuyện cổ, Nếu quên thanh gươm ta chẳng hiểu Người, Tìm lại ra mình, Làm Hăm-lét ở Việt Nam, Thơ

bình phương -Đời lập phương,... Điều này càng được biểu hiện rõ nét hơn ở những bài thơ

Chế Lan Viên viết vào khoảng từ năm 1985 đến 1989 in trong Di cảo thơ như : Tháp Bay-

on bốn mặt, Ong triết học, Sen hư tưởng, Hai chiều, Ai? Tôi?, Bom và trăng, Hạt sương và mạng nhện, Cũ, mới, Triết của bể, Thần và quỷ, Con nhặng xanh, Đạo diễn, ..Và chiều thứ

tư, Vĩ mô và vi mô, Hoa và rễ, Bóng mình ... Có thể nói, từ cách đặt tên nói trên ở một mức

độ nhất định, đã gợi lên ở cho người đọc cách nhìn và những suy tưởng trước vấn đề mà nhà

thơ khám phá, nghiền ngẫm.

Bên cạnh đó, cách sử dụng từ “là “ trong thơ Chế Lan Viên cũng phần nào thể hiện tính triết luận. Những câu thơ có từ “là” không chỉ mang ý nghĩa giải thích, định nghĩa về

121

một sự vật hiện tượng, mà còn mang giá trị khẳng định những suy nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời như:

-Cần gì gọi chân lí thì mới là chân lí

-Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ.

-Xanh trên mâm pháo là trời xanh ta bất khuất

-Có những lúc căm thù là hạnh phúc

- Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ

- Phía bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt

-Cùng với dế trong vườn là gạch tháp nghìn năm.

Đặc biệt, tính triết luận trong thơ Chế Lan Viên biểu hiện rất đậm nét trong cách sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ. Các câu hỏi tu từ thường được gắn với các từ : “gì”, “chi”,

“đâu”, “chăng”, “ư”, “ai”, “không”, “chả lẽ”, “có phải”, “có biết”,... Những câu hỏi tu từ

được đặt ra rất đa dạng, chỉ riêng loại câu hỏi tu từ đi với từ “gì”, cũng đủ nói lên điều đó như : “việc gì?”, “cho gì?”, “ích gì?”, “làm gì?”, “là gì?, “nỗi gì?”, “có gì?”, “thiếu gì? “gì đây?”,... Nhà thơ đưa ra những câu hỏi theo hướng đối thoại hoặc độc thoại với nhiều mục đích khác nhau : hỏi để khẳng định, hỏi để phủ định, hỏi để chất vấn, hỏi để tự trả lời, hỏi để giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở hay nỗi đau trong lòng mình,... Cho dù có mục đích khác

nhau, nhưng ý nghĩa toát lên từ những câu hỏi tu từ mà Chế Lan Viên sử dụng chính là góp

phần tạo nên tính chất triết luận trong thơ ông. Cũng qua đó, chúng ta càng có điều kiện hiểu thêm nỗi niềm của một nhà thơ từ “thung lũng đau thương tìm đến với cánh đồng vui” để “bay theo đường dân tộc đang bay” và luôn mang nặng tình non nước, dân tộc.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, đối với thơ điều đó lại càng đòi hỏi đạt đến độ cao nhất. Qua việc tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy nhà thơ sử dụng ngôn ngữ thơ rất nhuần nhuyễn và giàu tính sáng tạo. Ngôn ngữ trong thơ ông có khả năng chứa đựng, diễn tả được những cảm xúc đằm thắm, thiết tha, những nỗi niềm tâm trạng và những ý tưởng mà nhà thơ kí thác. Chính những điều đó đã

122

góp phần làm nên sự đặc sắc, cá thể hóa ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên, làm cho lời thơ của Chế Lan Viên có thêm sức tác động đối với tình cảm và nhận thức cửa người đọc.

Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo, Chế Lan Viên vẫn còn mắc phải một vài hạn chế trong cách sử dụng ngôn ngữ như :

- Vốn ngôn ngữ của Chế Lan Viên rất phong phú nhưng nếu thiếu chủ động kĩ càng

trong việc sàng lọc điều đó sẽ dẫn đến sự thừa từ, lặp từ như : cái đường hẩm tuyệt lộ, mịt

mùng không lối ra, máu thuyền thợ công nông, thanh thiên bạch nhật giữa ban ngày ...,

hoặc như ở đoạn thơ sau :

Chúng ta lên án bọn siết người hàng nghìn năm trong sách vở

Chúng đọc xong rồi lại siết người

Bọn Ních-xơn rũ sạch tôn giáo, thi ca, rũ sạch lương tâm và lại giết Vậy ta chỉ còn một con đường giết chúng mà thôi.

( Phác thảo cho một trận đánh, một bài thơ diệt Mĩ )

Xuân Diệu cũng đã chỉ ra nhược điểm trên của Chế Lan Viên, ông viết “Ngay trong một thành tựu quan trọng như ba bài thơ nói về mỏ than Hồng Quảng, cũng bị một sự thừa thãi như thế”[30, tr.351].

- Bên cạnh sự trong sáng, tinh tế của những ngôn từ được nhà thơ sử dụng, Chế Lan

Viên đôi khi có những câu thơ, ý thơ và ngay cả tên của bài thơ có cách thể hiện rắc rối như

Phản diễn ca hay phản diện ca về học thuyết Ních-xơn. Hoặc người đọc khó có thể chấp

nhận được cách sử dụng từ ngữ ở một số câu thơ sau:

-Chúng tự tình với bom, thề nguyền với súng.

-Những pháo- sáng- ngoại- tình thắp những tiệc hoa- đãng- cửa quỷ.

123

Có thể nói, chính những khiếm khuyết trên đã làm cho thơ Chế Lan Viên giảm sút đi phần nào sức hấp dẫn. Với tâm hồn thơ tài hoa và thông minh như Chế Lan Viên mà có những sơ sót đó thì quả là đáng tiếc.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 119 - 123)