Vài khiếm khuyết trong sáng tạo hình ảnh thơ của ChếLan Viên

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 100 - 102)

7. Bố cục của Luận án:

2.3.4. Vài khiếm khuyết trong sáng tạo hình ảnh thơ của ChếLan Viên

Những thành công về hình ảnh thơ (như đã trình bày ở các phần trên) đó là những biểu hiện sinh động cho tâm hồn thơ thông minh và tài hoa của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo hình ảnh thơ, mà nhất là trong việc tìm tòi, thể nghiệm Chế Lan Viên cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Trước hết, từ việc khảo sát các loại hình ảnh thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, trong thơ ông hình ảnh thơ về đời sống giản dị, quen thuộc và đằm thắm nghĩa tình của quần chúng nhân dân chưa nhiều. Người đọc có quyền đòi hỏi ở ông cần có nhiều hơn những bài

thơ gắn liền với hình ảnh giản dị mà sâu lắng về đời sống của nhân dân như : Tiếng hát con

tàu, Lời ru tháng chạp, Con cò, Củi sồi, Chim vít vịt ...

Bên cạnh những hình ảnh thơ có khả năng gợi lên sự xúc động mãnh liệt và để lại dấu ấn lâu bền đối với người đọc, trong thơ Chế Lan Viên còn có một số hình ảnh rơi vào sự cầu kì, khó hiểu. Chúng tôi xin đơn cử vài hình ảnh về sự khiếm khuyết đó :

-Trái tim nghiêng như thần tượng lở dần

Đã đứng dậy đẩy vành xe lên trước.

-Súng thơ tôi kê lên xác đời anh.

-Dĩ vãng buồn thương mang lá cờ đen

Đến làm giặc giữa lòng ta. Ta bắn chết.

101

Cách cảm nhận và sáng tạo hình ảnh thơ ở những câu thơ trên có sự xa lạ, không phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đa số người đọc và cũng đã phần nào làm giảm đi sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên đối với họ.

Nói tóm lại, trong sáng tạo thơ nói chung, hình ảnh thơ nói riêng, Chế Lan Viên bao

giờ cũng tìm được điểm tựa vững vàng từ tinh hoa của thơ ca dân tộc và thơ ca nhân loại. Mặt khác, ông luôn có được tầm nhìn, cách tư duy năng động, sắc sảo để đưa lại cho người đọc những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa.

102

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)