7. Bố cục của Luận án:
1.2. Tư duy thơ của ChếLan Viên
Thơ nhận thức cuộc sống độc đáo và kì diệu, nó chiếm lĩnh thực tại bằng sự mở rộng của tâm hồn ra ngoại giới và lắng nghe, đón nhận âm vang của thế giới bên ngoài bằng chính lòng mình. Khác với tiểu thuyết, thơ là “thể đóng”, “cô đúc”, “Thơ cũng không thể đo lường theo kiểu văn xuôi. Văn xuôi đo bằng đấu, nhưng thơ phải đo bằng cân tiểu ly”. Cuộc sống đi vào thơ không dàn trải theo bề rộng của vấn đề, nhà thơ chỉ chú trọng xoáy sâu ở những khía cạnh, những điều tiêu biểu nhất được họ chắt lọc từ đời sống, từ cái thế giới bên
trong của tâm hồn mình. Chính chất liệu của cuộc sống buộc nhà thơ phải tìm được một
phương thức biểu hiện nghệ thuật tương ứng với nó ... Lưu Trọng Lư quan niệm :... “Thơ là cuộc sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống. Phải đào, phải xới, phải chắt, phải lọc mới ra thơ được. Đã đành là ngồi trong phòng không thể nặn ra thơ được, nhưng vào cuộc
44
sống vơ tất cả một bó đem về, cố nhiên đó cũng không phải là thơ. Sự sống phải được ủ thành men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ “[126, tr. 12]. Xuân Diệu khẳng định : “Thơ là nhận những lượng thông tin của sự vật mà phát hiện những phản ánh và sáng tạo kì diệu
trong tâm hồn con người”... “Nhà thơ khi diễn tả sự vật, diễn đạt sự việc phải lùi xa để
chiếm lĩnh được toàn bộ, toàn điện của vật, của việc, rồi lên khung các vật, các việc ấy”[126, tr. 16-18]. Còn Giang Nam cho rằng : “Quá trình làm thơ là quá trình khám phá và
thể hiện cuộc sống mỗi ngày một sâu hơn, đẹp hơn, nói những điều chưa ai nói đến bằng
phong cách riêng của mình “[ 126, tr.23]. Với Huy Cận là:”Thơ nói bằng cảm xúc, và ngay trong cảm xúc ấy, cũng phải rút ra cái ý nghĩa của cuộc đời “[126, tr. 24].
Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng, luôn diễn ra trước mắt nhà thơ. Để chiếm lĩnh, nhận thức và phản ánh cuộc sống, nhà thơ cần có sự hiểu biết thế giới sự vật và hiện tượng từ cội nguồn, bản chất và quy luật của nó. Sự phong phú, đa dạng của cuộc sống luôn diễn ra trước mắt nhà thơ nhưng không phải lúc nào nhà thơ cũng tìm được cảm hứng sáng tạo. Hơn thế nữa, nhà thơ không thể biến bài thơ của mình trở thành một bản danh sách bề bộn, ngổn ngang, liệt kê những điều tai nghe mắt thấy. Nhà thơ phải luôn chú trọng chắt lọc những gì tiêu biểu và sâu sắc nhất của đời sống để chuyển hóa vào thơ với sự cảm nhận riêng tư về thế giới bên trong tâm hồn mình. Đó chính là quá trình khám phá và sáng tạo mà chất liệu cuộc sống phải trải qua sự nung nấu của trái tim giàu cảm xúc và khả năng nhạy bén, tinh tế của tâm hồn nhà thơ. Bởi thế, bản thân “tư liệu của cuộc sống buộc nhà văn phải tìm một phương thức thể hiện tương ứng với nó “[90, tr. 148]. Việc chiếm lĩnh và nhận thức cuộc sống phụ thuộc vào vốn sống, tài năng và cách nhìn, cách lí giải của nhà thơ trước những vấn đề của cuộc sống. “Tầm tư tưởng và tài năng, tài năng và thế giới quan, đó là những hiện tượng không thể thay thế cho nhau được mà gắn bó mật thiết với nhau. Những kết quả nghệ thuật chân chính nảy sinh trên sự thống nhất đó” [90, tr.149]. Sự khác nhau trong quá trình cảm nhận của nhà thơ sẽ dẫn đến sự rung động thẩm mĩ khác nhau. Tầm nhìn và nhận thức của nhà thơ càng sâu rộng thì giá trị, ý nghĩa của bài thơ càng trở nên lâu bền hơn.
Có thể nói, mỗi nhà thơ trong quá trình sáng tạo đều có cách tư duy thơ riêng để từ đó tạo được cách chiếm lĩnh và nhận thức cuộc sống độc đáo. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm.
45
Tìm hiểu tiến trình thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, ông luôn có ý thức tìm
tòi, khám phá, nhằm phát hiện và sáng tạo để đem đến bao điều mới mẻ cho thơ. Chính tư duy thơ sắc bén đã giúp cho Chế Lan Viên có được nhiều vần thơ hay, ngay cả khi ông nằm trên giường bệnh trong những ngày cuối của cuộc đời. Có thể nói, tư duy thơ Chế Lan Viên có những đặc điểm nổi bật sau: