Hình ảnh so sánh

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 80 - 87)

7. Bố cục của Luận án:

2.2.3. Hình ảnh so sánh

So sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối

chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”[65,tr.l90]. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày so sánh là một dạng thức phổ biến giúp cho người nhận “thông điệp” dễ nhận thức được nội dung mà người gửi phát đi. Nói cách khác, sức mạnh của so sánh là nhận thức và phát hiện. Trong sáng tác văn học, các nhà văn, nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh nhằm khám phá và thể hiện nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng. Mặt khác, với thủ pháp nghệ thuật này, những ý tưởng được thế hiện qua những hình ảnh cụ thể trong bài thơ có sức lắng đọng sâu xa hơn trong tâm hồn người đọc. Trong thơ Việt Nam có nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, khiến người đọc phải nhớ mãi như:

- Trong như tiếng hạc bay qua

(Nguyễn Du )

- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

81

- Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Hồ Chí Minh)

- Tôi yêu giọng em cười trong trẻo

- Ngọt ngào như nước dừa xiêm

( Lê Anh Xuân)

- Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

( Trần Đăng Khoa )

Vẻ đẹp ở những hình ảnh so sánh trên được tạo nên từ sự cảm nhận tinh tế, chính xác và giàu sức liên tưởng của các nhà thơ trước cuộc sống.

Hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên khá phổ biến và có các dạng thức so sánh

khác nhau. Qua khảo sát 740 trường hợp hình ảnh so sánh trong Tuyển tập thơ Chế Lan

82

Với kết quả thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên thường sử dụng hai dạng so sánh : A như B (chiếm tỉ lệ 43,24%) và A là B (chiếm tỉ lệ 35,94%). Có thể nói, qua hai dạng trên, chúng ta hiểu thêm phần nào về sở trường sử dụng dạng hình ảnh so sánh của Chế Lan Viên.

Mặt khác, chúng tôi chú trọng tìm hiểu cách sử dụng và tính chất của hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên. Hình ảnh so sánh không chỉ xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau, mà còn có nội dung so sánh phong phú, mới lạ, nên dễ tạo nên ở người đọc dấu ấn lâu bền.

Trước hết, hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên mang tính chất mộc mạc giản dị

và rất gần gũi với đời sống của nhân dân , nó có khả năng tạo nên ở người đọc những liên

tưởng độc đáo. Cách so sánh này được thể hiện ngay từ trong tập thơ Gửi các anh. Những

so sánh loại này được xuất phát từ thực tế đời sống kháng chiến chống Pháp gian khổ và giàu ân tình. Có trải qua những tháng năm đó Chế Lan Viên mới sáng tạo được hình ảnh so

83

sánh như : “Ve dài như núi”, “Mẹ thương con như sữa nồng, như nước mắt”, “Bản em có

Bác như nhà có trăng”... Nhưng phải đến tập thơ Ánh sáng và phù sa, tính chất trên của hình

ảnh so sánh mới được thể hiện nổi bật hơn. Đoạn thơ sau là một trong những đoạn tiêu biểu điều đó :

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa,

( Tiếng hát con tàu )

Nhà thơ quan niệm đến với Tây Bắc chính là trở về với cội nguồn của cuộc sống, với những gì gắn bó nghĩa tình nhất trong đời sống của mình. Những hình ảnh được đưa ra so sánh ở khổ thơ trên góp phần làm cho ý thơ thêm trọn vẹn, để từ đó tác động mạnh mẽ hơn đối với nhận thức người đọc, giúp họ hiểu được sự cần thiết của việc trở về với Tây Bắc.

Khi viết về Tổ Quốc, tính chất này của hình ảnh cũng được bộc lộ rõ nét. Nếu Tố Hữu so sánh Tổ Quốc “như bà mẹ sớm chiều gánh nặng, nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, thì Chế Lan Viên, hình ảnh Tổ Quốc “như bà mẹ nghèo thì thào cùng tôi qua nước mắt”. Cách

so sánh của hai nhà thơ tuy khác nhau nhưng đều làm ngời sáng lên tình cảm gắn bó sâu

nặng của con người Việt Nam đối với Tổ Quốc. Chính tình yêu Tổ Quốc rất đằm thấm thiết tha đã giúp nhà thơ nhận thức đất nước gắn liền với những gì gần gũi, thân thiết nhất và lớn lao và thiêng liêng nhất trong đời sống của con người Việt Nam :

Ôi Tổ Quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

( Sao chiến thắng )

hay là :

84

Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng

Tôi nối với bạn bè như với bể

Cả lòng tôi là một giải sông Hồng.

( Chim lượn trăm vòng )

Nhiều hình ảnh so sánh liên tiếp xuất hiện đã thể hiện thành công tình yêu Tổ Quốc đang trào dậy trong tầm hồn nhà thơ. Chính sự so sánh trên đã lí giải hành động vì sao con người Việt Nam sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình “cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”, cho sự tồn tại vĩnh hằng của Tổ Quốc và dân tộc.

Bên cạnh đó, hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên còn rất mới lạ. Từ năng lực liên tưởng và tưởng tượng dồi dào, ông đã sáng tạo nên những hình ảnh so sánh đem đến cho người đọc sự bất ngờ, thú vị. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, giữa bao những cảnh chia tay, nhà thơ đã cảm nhận tinh tế hình ảnh của những nụ hôn tiễn người ra trận. Sự mãnh liệt của tình yêu, sự nhớ thương, lưu luyến, cũng như niềm tin và sự đợi chờ ..., tất cả đều chất chứa trong đó :

Những cái hôn rực trời như núi lửa Mà tàn rơi càng đếm lại rơi thêm

Những cái hôn trĩu trịt như trái mùa oằn gãy những nhành cây Như bão dữ, lá cành đều bứt trụi

Cho nhau mà ! Rồi vĩnh viễn chia tay.

( Kỉ niệm có gì ? )

Tính chất mới lạ ở những hình ảnh so sánh được biểu hiện rất phổ biến trong thơ Chế

Lan Viên và chính điều đó đã phần nào tạo nên sức tác động của hìnhảnh thơ đối với người

đọc. Xin đơn cử một vài hình ảnh so sánh tiêu biểu cho tính chất trên :

85

(Sổ tay thơ)

- Những câu thơ như ngọn đèn sân bay để cho phi cơ hạ giữa sương mù.

( Sân bay )

-Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo.

( Thời sự hè 72, bình luận )

-Ngôn ngữ như hài hoa cô Tấm trong ngày hội lớn

( N g ô n ngữ)

-Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

( Tiếng hát con tàu )

Hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên còn có tính chất mĩ lệ hóa. Loại hình ảnh này được Chế Lan Viên sáng tạo nên trên cơ sở vốn sống phong phú, sâu sắc và trí tưởng tượng kì diệu. Nguyễn Lộc khẳng định: “Những hình ảnh Chế Lan Viên sử dụng thường bao giờ cũng độc đáo và rất đẹp ; Cái đẹp ấy có khi là do sự liên tưởng kiểu trên của nhà thơ

tạo ra, có khi nó nằm ngay trong cuộc sống, nhưng chỉ dưới con mắt đa tình của người nghệ

sĩ mới phát hiện ra được” [118, tr.89]. Hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ hóa được thể rõ nhất ở những bài thơ viết về tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Thật mới mẻ và tươi đẹp khi nhà thơ viết:

Màu day dứt là cái màu hoa phượng Một dấu son không xóa nổi bên trời

( Thành phố tuổi thơ)

Ở bài thơ Cành phong lan bể, với sự gắn bó thiết tha và niềm tin yêu cuộc đời, nhà

thơ đưa đến cho người đọc một bức tranh mang vẻ đẹp sinh động gợi cảm tràn đầy sức sống của cuộc đời mới, trong đó có hình ảnh so sánh mang tính chất trên :

86

Như tháng giêng hai, mình xuân chín trái Mỗi trái đào mọng đỏ gọi lòng ta.

Tình yêu Tổ Quốc giúp cho nhà thơ cảm nhận “trên cả lòng ta còn lòng Tổ Quốc”, và cuộc đời như một bản tình ca, thông qua những hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ hóa như:

Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít

hay là :

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về.

( Tình ca ban mai)

Ngay cả khi “trời vào thu anh ê ẩm khớp xương” hay “bải hoải thân mình với gió mùa

bên cửa”, nhưng với tình yêu cuộc sống nồng đượm, thiết tha, trước sắc đẹp của bầu trời mùa thu, nhà thơ vẫn thốt lên “trời đẹp quá” :

Mùa thu ơi! Mùa thu khôn thể vói

Cả sắc trời như viên ngọc sắp buông rơi.

( Trời đẹp )

Tính chất mĩ lệ hóa ở hình ảnh so sánh của thơ Chế Lan Viên đều mang sắc thái và sức hấp dẫn riêng. Cuộc đời mở ra ngày càng trở nên tươi đẹp và chan chứa ân tình, thì nhà thơ càng có thêm sức mạnh để vượt khỏi nỗi đau riêng hướng đến niềm vui chung của dân tộc. Nhà thơ mong muốn :

Bạn thân mến ! Đừng xua con chim nhỏ Mỗi câu thơ đều muốn báo tin lành Đều muốn trút hạt châu vàng khỏi cổ

87

Mỗi đêm tàn đều muốn hóa bình minh.

( Nhật kí một người chữa bệnh )

Cũng ở bài thơ Nhật kí một người chữa bệnh, hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ được

nhà thơ sử dụng khá nhiều nhằm khẳng định tâm tình trên của nhà thơ. Tiêu biểu phải nói đến các hình ảnh sau :

- Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ

Như em Kiều e lệ nép vào hoa

- Như con sông dệt phù sa trong rừng vắng

- Như nắng vàng đổ xuống đồng chói lọi

- Như hương thơm đồng lúa ướp da trời.

Nói tóm lại, so sánh đó là một biện pháp nghệ thuật quen thuộc và gần gũi trong thơ ca. Với khả năng tìm tòi, khám phá và sự cảm nhận nhạy bén trước những vấn đề của đời sống, Chế Lan Viên đã đem lại cho người đọc nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc và mới mẻ. Thế giới hình ảnh so sánh đó đã góp phần làm nên bản sắc riêng cho thơ Chế Lan Viên.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)