Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 45 - 52)

7. Bố cục của Luận án:

1.2.1.Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức sống, sức hấp dẫn lâu bền của thơ đối với người đọc đó là cái mới ở cả nội đung lẫn hình thức nghệ thuật. Ý thức sâu sắc điều đó, trong quá trình sáng tác, Chế Lan Viên không chỉ có sự chăm chỉ, cật lực trên từng trang thơ, mà hơn thế nữa, ông còn có năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới để từ đó có thể đem đến cho thơ những điều mới mẻ.

Năng lực đó của Chế Lan Viên được tạo nên bởi sự thông minh, tài hoa, lòng say mê sáng tạo không hề ngơi nghỉ, bởi sự nghiền ngẫm thấu đáo những thành tựu nghệ thuật của thơ ca dân tộc, thơ ca Đường, Tống, và thơ ca hiện đại Pháp, cũng như sự am hiểu khá tường tận về kiến thức chính trị, lịch sử, văn hóa,... Tất cả điều đó được kết hợp với cái nhìn sắc sảo, nhạy bén, với khát vọng “phát giác sự việc ở cái bề chưa thấy”, khám phá sự vật, hiện tượng “ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa” đã giúp Chế Lan Viên luôn có được ý tưởng mới lạ và cách thể hiện độc đáo trong nhiều bài thơ của ông. Cũng từ đó, Chế Lan Viên có khả năng tìm kiếm được những điều .mới lạ từ những gì quen thuộc trong đời sống. Bởi thế, dù có đề tài được ông khai thác nhiều lần nhưng không lặp lại, không rơi vào sự sáo

mòn. Trái lại, ở mỗi lần khai thác, cách cảm nhận, thể hiện của ông đều có được sự mới lạ,

điều đó thường tạo nên cho người đọc sự bất ngờ, thú vị. Qua thực tế, khi so sánh các bài thơ của Chế Lan Viên khai thác cùng đề tài với một số nhà thơ khác như Tố Hữu, Xuân Diệu... , chúng tôi càng nhận rõ năng lực trên của ông.

Khi viết về Bác Hồ, Tố Hữu thường bộc lộ cảm xúc đằm thắm, thiết tha và chan chứa niềm kính yêu cảm phục đối với Bác để rồi nguyện Theo chân Bác, hay đau đớn khôn

nguôi, thốt lên Bác ơi!, khi Bác đi xa. Còn Chế Lan Viên, bao giờ cũng có khát vọng hiểu

trọn vẹn về Bác. Hình ảnh Bác trong thơ Chế Lan Viên là hình ảnh Người đi tìm hình của

nước, Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi. Ông quan niệm Nếu quên thanh gươm

46

còn để nghĩ về mình, răn mình nhằm vươn lên phía trước và mong muốn Ta nhận vào ta

phẩm chất của Người, nguyện làm theo Di chúc của Người. Có thể nói, Chế Lan Viên đã

thể hiện được cái nhìn, cách nghĩ và cách thể hiện riêng về Bác. Cách thể hiện |trên của hai nhà thơ tuy khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên hình ảnh của một con người “vĩ đại, mà chẳng làm ai kinh ngạc”. Với Chế Lan Viên đó cũng chính là “bằng chứng một tấm lòng, một trí tuệ, một tài hoa” [134, tr.22].

Tiếp tục so sánh cách khám phá, thể hiện về mẹ trong thơ của Chế Lan Viên với Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy rõ hơn vẻ đẹp riêng của mỗi nhà thơ trong việc tìm tòi và phát hiện cái mới. Nếu Tố Hữu có sự đặc sắc khi thể hiện chân dung của những người mẹ gắn liền với những phẩm chất cao quý chung của người mẹ Việt Nam như tình yêu thương con,

sự tảo tần, đức hi sinh, lòng thủy chung son sắt với cách mạng thông qua hình ảnh Bà má

Hậu Giang, Bà mẹ Việt Bắc, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt..., thì Chế Lan Viên, bên cạnh việc thể hiện

những người mẹ nghĩa tình trong mối quan hệ với nhà thơ “không phải hòn máu cắt” nhưng trọn đời “nhớ mãi ơn nuôi”, và về người mẹ đã sinh ra mình thông qua những kỉ niệm giản dị mà thiêng liêng như : “lời ru của mẹ”, “đùm cơm mẹ tiễn”, “con đò mẹ tiễn đưa”, “chiếc khăn xanh mẹ bịt ở trên đầu”, “canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế”... Chính vì thế cách viết về mẹ của Chế Lan Viên so với Tố Hữu cũng không kém phần xúc động, nhất là khi ông viết về cái tình rộng lớn bao la ở tấm lòng người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

( Con cò )

Ngay ở mảng thơ về tình yêu lứa đôi, năng lực tìm tòi phát hiện cái mới của Chế Lan Viên cũng được bộc lộ rõ. Nếu thơ tình Xuân Diệu thể hiện tình yêu với tất cả cung bậc, sắc màu của nó, một tình yêu vồ vập, đắm say, vô biên và tuyệt đích, thì thơ tình Chế Lan Viên thường đi vào khám phá vẻ đẹp trong sáng, giản dị của tình yêu:

Màu trắng là màu mây của em Trắng trời anh lại nhớ em thêm

47

Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.

( Mây của em )

Nổi bật lên trong bài thơ trên là hình ảnh của em, anh và mây trắng. Cả không gian như ngập tràn một màu trắng, màu của sự trong sáng. Cho dù xa cách anh “muôn dặm” nhưng nhìn “màu mây trắng” anh lại càng thêm nhớ em và như thấy em vẫn luôn bên anh.

Trong nhiều bài thơ khác như : Trăng, Tiếng chim, Trưa, Lòng anh làm bến thu, Rét đầu

mùa nhớ người đi phía bể Chế Lan Viên đều thể hiện cái chân thành, hồn nhiên đó của tình

yêu. Phải chăng nhà thơ muốn khẳng định vẻ đẹp giản dị, trong sáng là một trong những cơ sở để tạo nên một tình yêu bền chặt?

Bên cạnh đó, khi đến với thơ ông, người đọc thường bị cuốn hút bởi ý tưởng mới lạ.

Không biết bao nhiêu nhà thơ đã viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, riêng Chế Lan Viên có

không dưới mười bài thơ về Nguyễn, thế nhưng, ông vẫn tìm được cách viết riêng cho mình và mỗi bài lại có thêm nét mới, chẳng hạn : “Nguyễn Du viết lại Kiều chắc sẽ có văn vui”,

“câu Kiều đau thì nhân loại cũng đau theo”, “trong câu Kiều xưa, ta tìm ra Nguyễn Du mà

tìm cả chính mình”... Có thể nói, từ cách tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Du ở nhiều góc độ, Chế Lan Viên đã cảm nhận:

Ông đã hóa mây trắng ngang trời hoài niệm

Hóa ra Kiều cao gấp mấy đời ông.

( Kỉ niệm Nguyễn Du)

Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới của Chế Lan Viên không chỉ biểu hiện ở cách khai thác các loại đề tài, mà còn ở sự cách tân về thể loại, ngôn ngữ, cấu trúc câu thơ,... Với năng lực đó, ông không chỉ khẳng định được vẻ đẹp và sức sống của các thể thơ truyền thống, thơ tự do, mà còn nghĩ ra thế ngũ tuyệt, thể nghiệm thành công thể thơ văn xuôi, viết một loạt

Thơ cầm tay “để cho nhân loại mang cùng, nhân loại cầm tay”... Mặt khác, năng lực phát

hiện cái mới còn được biểu hiện ở việc Chế Lan Viên tạo nên hình dáng mới cho câu thơ, mở rộng câu thơ để chuyển tải một cách hợp lí nội dung mà nhà thơ muốn thể hiện ... (Phần này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 3 của Luận án).

48

Đặc biệt, chính sự thông minh, sắc sảo của trí tuệ quyện hòa với cảm xúc tràn đầy đã giúp Chế Lan Viên có những phát hiện bất ngờ, thú vị từ những điều bình thường trong đời sống nhưng không phải ai cũng cảm nhận được:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn

hay là :

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

( Tiếng hát con tàu )

Nói tóm lại, năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới là một trong những yếu tố quan trọng giúp Chế Lan Viên sáng tạo nên nhiều vần thơ có sức hấp dẫn lâu bền đối với người đọc, đồng thời góp phần đáng kể cho tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam.

1.2.2. Trí tưởng tượng phong phú

Ngay từ buổi đầu xuất hiện trên thi đàn, Chế Lan Viên đã chinh phục tâm hồn người

đọc bằng những vần thơ “kinh dị” trong Điêu tàn. Nhờ trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ

đã sáng tạo được “một thế giới đầy sọ dừa, xương, máu, cùng yêu ma” về một đất nước bị hủy diệt. Cách chiếm lĩnh và thể hiện đó của Chế Lan Viên không giản đơn là để tạo nên thế giới đầy hình ma, bóng quỷ, với sự “uất hận”, “buồn thương”, “nhớ tiếc”, mà còn nhằm thể hiện sự dự cảm của ông về những gì sẽ xảy ra cho Tổ quốc và dân tộc. Có thể nói, dù khi đó mới ở tuổi 16, 17, nhưng Chế Lan Viên đã biết nhìn và nghĩ thấu đáo về cuộc sống xung quanh mình để càng thấm thía hơn trước bao nỗi buồn đau trong cuộc sống của dân tộc. Nhận thức về hiện tại để nghĩ về quá khứ , dự cảm đối với tương lai đó chính là sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy thơ của Chế Lan Viên và đó cũng là một yếu tố bền vững của phong cách thơ Chế Lan Viên. Càng về sau, trước hiện thực đời sống hào hùng, sôi động của dân tộc trí tưởng tượng của Chế Lan Viên càng được chắp cánh. Từ sức mạnh của trí tưởng tượng, nhà thơ có thêm điều kiện thuận lợi để vượt khỏi sự giới hạn về thời gian và không gian mà vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật. Dù ở trong hoàn cảnh sáng tác nào, trí tưởng tượng của Chế Lan Viên cũng được xuất phát từ thực tại cuộc sống. Bởi thế, cuộc đời qua cách cảm nhận, thể hiện của nhà thơ thêm phần chân thật và sinh động hơn. Nhà thơ

49

đã giải quyết được mối quan hệ hài hòa, tạo được sự đan cài giữa cái thực và cái ảo để có được nhiều hình tượng thơ hay, chứa đựng những phát hiện bất ngờ và lí thú. Với trí tưởng tượng, Chế Lan Viên đã để hồn thơ rộng mở, lắng nghe, cảm nhận cái hồn của cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và cả trong tuơng lai. Đó cũng là cơ sở để Chế Lan Viên sáng tạo

nên những vần thơ mang vẻ đẹp rất thực và cũng rất mộng.

Càng gắn bó, nhận thức sâu sắc về đời sống của Tổ quốc và dân tộc, trí tưởng tượng ở Chế Lan Viên càng được phát huy mạnh mẽ. Với sức mạnh của trí tưởng tượng, nhà thơ đã thể hiện được những cảm hứng say nồng, cao đẹp và niềm tin mãnh liệt về cuộc sống hạnh

phúc trong tương lai. Không ít lần Chế Lan Viên khẳng định tầm quan trọng của trí tưởng

tượng trong sáng tạo thơ. Nhà thơ quan niệm: “Không có tưởng tượng thì không có gì hết !

Anhxtanh viết “tương đối luận” hay Niutơn phát minh ra sức hút của quả đất cũng cần đến

trí tưởng tượng. Tưởng tượng đi trước mở đường cho thực tế. Tác giả của Mai Đình mộng kí

nói rất đúng: Chỉ những kẻ đại giác mới có đại mộng. Sự hiểu biết rộng lớn ở đây trước hết là sự hiểu biết thực tế nên có thể nói: có thực tế lớn mới có mơ mộng lớn ... Không có trí tưởng tượng thì làm sao có được những câu thơ hay?”... “Thơ chấp nhận sự phản ánh thực tế bằng lung linh, bằng đường cong cho nên nhà thơ rất cần đến trí tưởng tượng. Thơ không

có tưởng tượng như bể đã cạn gần hết nước, con cá không sống vào đâu được nữa”[126,

tr.9].

Qua thực tế sáng tác của Chế Lan Viên, chúng ta nhận thấy, vai trò của trí tưởng tượng đã giúp nhà thơ có được nhiều tứ thơ hay. Từ những di tích còn lại không nhiều của Chiêm quốc, Chế Lan Viên với trí tưởng tượng phong phú và sự nhạy cảm, tài hoa trong cách thể hiện đã đem đến cho người đọc nhiều vần thơ hay, bao hình ảnh thơ có sức tác động lớn trong nhận thức của họ trước cảnh điêu tàn trong quá khứ :

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than

50

Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi

Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ quy !

( Trên đường về )

Mỗi bài thơ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên là cả một thế giới khác lạ khiến người

đọc phải đi từ sự “kinh dị” này đến sự “kinh dị” khác.

Trước hiện thực đời sống với nhiều đổi thay lớn lao, trí tưởng tượng của Chế Lan Viên càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Nhà thơ viết về cuộc đời mới trong niềm tin yêu, tự hào. Sức mạnh của trí tưởng tượng ở thơ Chế Lan Viên được bắt rễ sâu xa từ trong đời sống. Nhiều bài thơ hay, nhiều đoạn thơ có sức hấp dẫn trong thơ Chế Lan Viên phần nào nhờ sự

góp phần của trí tưởng tượng. Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, với tình yêu Tây Bắc và

bằng sức mạnh của trí tưởng tượng, nhà thơ đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ rất chân thật, sinh động :

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Cuộc sống cách mạng “bao la dung cả những lòng đang riêng lẻ”, và quan niệm “lấy cái vui của cuộc đời đánh bạt mọi đau thương” đã tạo nên niềm tin và sức mạnh để Chế Lan Viên cảm nhận được vị ngọt ngào, hạnh phúc của cuộc đời hiện tại, đồng thời, trên cơ sở đó, ông dự cảm được vẻ đẹp tươi sáng của tương lai, ông viết:

Lịch sử cây ta đất đã thay màu

51

Con chim ăn thấy vị phù sa trong tiếng hót Chỉ còn nắng trời kết sáp nhụy hoa ngon Ong tìm hoa, đôi cánh thấy bồn chồn.

( Giữa Tết trồng cây )

Bằng trí tưởng tượng kì diệu, Chế Lan Viên đưa người đọc đến với cảnh Tàu đến, Tàu

đi rộn rã niềm vui để “mơ thêm một giấc mơ trước hải cảng sao vàng cờ đỏ “, cùng với họ

Đi trong chùa Hương, Qua Hạ Long, thưởng thức cảnh múa bên chùa cổ, cảm nhận được

hương trái đất, hay rạo rực đắm say trước cái đẹp của nhiều loài hoa ... Ở bài thơ Chim lượn

trăm vòng, Chế Lan Viên bày tỏ niềm khao khát được làm cánh chim “trở lại giữa rừng sâu

Việt Bắc”, “đến trước đồi Điện Biên rực lửa”, “về giữa miền Nam trời của mẹ”, “đến cả những vùng xưa chẳng đến”, “lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”, để rồi “đêm ngủ nghe thơ náo động tâm tình”.

Đến với thơ Chế Lan Viên, người đọc dễ dàng nhận thấy, ông có nhiều vần thơ hay viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sức mạnh của trí tưởng tượng và tài hoa nghệ thuật đã góp phần giúp Chế Lan Viên đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đặc sắc về Bác. Đó là hình ảnh của con người vĩ đại, Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi. Các bài thơ : Người đi tìm hình của nước, Di chúc của Người, Ta nhận vào ta phẩm chất của Người, Bể và

Người ..., đã thể hiện rõ sự phong phú đa dạng ở trí tưởng tượng của Chế Lan Viên. Từ sự

cảm nhận sâu sắc, chân tình, những vần thơ của Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc tự hào, khâm phục hơn về hình ảnh của một con người vĩ đại “mà chẳng làm ai kinh ngạc” và

luôn “ngỡ như trước mắt, trên cao đâu đó, Bác nhìn”.

Cũng cần phải nhận thấy, sức mạnh của trí tưởng tượng trong thơ Chế Lan Viên không chỉ được cất cánh từ thực tế cuộc sống, mà còn từ tình yêu cuộc sống rất thiết tha, từ tâm nguyện hiến dâng và sống một cuộc sống có ý nghĩa cho đời. Điều đó được biểu hiện sinh

động ở ba tập Di cảo thơ, mà nhất là trong những bài thơ Chế Lan Viên viết vào khoảng vài

năm cuối đời. Ở những bài thơ đó, Chế Lan Viên quan niệm cái chết không phải là sự mất đi, mà là sự trở về với “các trời khác cũng đầy hoa”. Vì quá đỗi yêu đời, nên Chế Lan Viên

cho rằng, thể xác con người tan biến vào vũ trụ, nhưng linh hồn con người vẫn ở lại với đời.

52

vẫn nhìn thấy nó”, sẽ được sống giữa thế giới “trong như thủy tinh, chỉ còn có tình thương”.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 45 - 52)