7. Bố cục của Luận án:
3.2.1. Sự nhuần nhuyễ nở thể thơ tám tiếng
Trước cách mạng tháng Tám, thể thơ tám tiếng được xem là một trong những sáng tạo thành công của phong trào Thơ Mới. Hà Minh Đức đã khẳng định: “Thể thơ tám từ phát triển từ thể hát nói, song có nhiều điểm khác biệt với hát nói. Cấu tạo của toàn bài thơ tám từ không có sự hạn định về số câu, số khổ thơ như bài hát nói, không có những thành phần
như mười đầu, mười cuối và hai câu thơ theo cách luật riêng ở giữa bài. Vềcú pháp thơ ca,
thể thơ tám từ cũng có nhiều điểm mới trong vận dụng ngôn ngữ so với thể hát nói. Thơ tám
từ là một thể thơ giàu tính sáng tạo của phong trào Thơ Mới”[54,tr.379].Có thể nói, thể thơ
tám tiếng có một vị trí quan trọng trong phong trào Thơ Mới. Khi thống kê các thể thơ trong
cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, chúng tôi nhận thấy trong tổng số
168 bài được tuyển chọn có 41 bài sáng tác theo thể tám tiếng, chiếm tỉ lệ 24,41%, chỉ ít
hơn thể thơ 7 tiếng ( 68/168 bài thơ). Như vậy, cùng với thể thơ bảy tiếng, thể thơ tám tiếng
có tỷ lệ % cao so với các thể thơ khác trong cuốn sách nói trên. Lê Tiến Dũng qua thống kê
các thể thơ trong 12 tập thơ tiêu biểu của phong tràọ Thơ Mới (Tiếng sóng - Yêu đương của
Phạm Huy Thông, Mấy vần thơ của Thế Lữ, Gái quê của Hàn Mặc Tử, Điêu tàn của Chế
Lan Viên, Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Lửa
thiêng của Huy Cận, Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Bức tranh quê của Anh Thơ,
126
Dựa vào kết quả thống kê trên chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định vị trí quan trọng của thể thơ tám tiếng trong phong trào Thơ Mới. Cũng từ đó chúng tôi nhận thấy trước cách mạng tháng Tám, tuy xuất hiện sau so với một số nhà thơ khác nhưng Chế Lan Viên đã nhanh chóng hòa nhập với khí thế rầm rộ của phong trào Thơ Mới và đã góp phần khẳng định sự thắng lợi của Thơ Mới.
Nếu những nhà thơ khác ở cùng thời kì sử dụng nhiều thể thơ trong sáng tác, thì Chế
Lan Viên hầu như chỉ sử dụng thể thơ tám tiếng. Qua khảo sát tập thơ Điêu tàn, chúng tôi
nhận thấy có 32 bài trong tổng số 36 bài được viết theo thể tám tiếng, chiếm tỉ lệ 89%. Có thể nói, sáng tác theo thể thơ tám tiếng là một trong những biểu hiện cho ý thức về sự cách tân và cũng như sở trường sáng tạo của Chế Lan Viên vào thời điểm này. Thực ra, khi viết
Điêu tàn nhà thơ mới ở tuổi 16, 17, nên chỉ riêng sự thành công của ông ở thể thơ tám tiếng
127
Từ phương diện kết cấu bài thơ tám tiếng của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn,
chúng tôi có vài nhận xét sau:
- Trong bài thơ có các khổ thơ, mỗi khổ thường 4 câu ( cũng có khổ thơ chỉ có 3 câu
như bài Tiếng trống, Mộng, Xương vỡ máu trào, thậm chí có khổ thơ chỉ có 2 câu như ở bài
Trên đường về ). Các khổ thơ được liên kết chặt chẽ với nhau bởi sự vận động và phát triển
của cái tôi trữ tình và cách gieo vần.
- Trong tập thơ có những bài vừa được chia thành khổ vừa được chia thành đoạn. Số
lượng câu thơ ở mỗi đoạn không cố định (có khi 6,7 câu và có khi là 8 câu, hay 9 câu) mà
tùy thuộc vào sự thể hiện ý tưởng của nhà thơ ở đoạn thơ đó. Chẳng hạn bài thơ Máu xương
có 3 đoạn ( 4 - 7 - 8 ), bài thơ Ta có 2 đoạn ( 4 -9 ), bài thơ Đám ma ( 4 - 6 ),... Đây cũng là biểu hiện sự mới mẻ của nhà thơ khi sử dụng thể thơ tám tiếng.
- Dù sử dụng thể thơ tám tiếng, nhưng trong thực tế ở tập thơ Điêu tàn, số tiếng trong câu thơ cũng không nhất thiết khi nào cũng phải là 8, mà đôi khi nhà thơ có sự “phá lệ”, có
một vài câu thơ 9 tiếng, biểu hiện ở các bài như : Những sợi tơ lòng, Ngủ trong sao, Chiến
tượng, Xương khô, ... Phải chăng đó là những tín hiệu ban đầu về khuynh hướng mở rộng
câu thơ của Chế Lan Viên sau này?
- Sự chặt chẽ trong cấu trúc của câu thơ và giữa các câu thơ trong bài không còn phụ
thuộc vào niêm luật mà thay vào đó chính là sự vận động của cái tôi trữ tình và các quan hệ từ : và, trong, nhưng, cho nên hay các hư từ như : mà, thì... Xin đơn cử vài dẫn chứng :
-Thôi vắng bặt từ nay bao giây phút
Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ !
Mà hơi khóc rung dài giây gió lướt
Mà lời than náo động cõi Hư Vô
( Mơ không )
-Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập
128
( Trên đường về )
-Nhưng lòng ơi sao không lên tiếng hát
Nhớ làm chi cảnh cũ những nghìn xưa.
( Xuân về )
Về cách ngắt nhịp trong câu thơ của Chế Lan Viên cũng rất linh hoạt. Ở câu thơ tám
tiếng, chúng tôi nhận thấy nhịp thơ phổ biến nhất trong Điêu tàn vẫn là kiểu ngắt nhịp: 3/2/3 và 3/3/2. Biểu hiện rõ qua các đoạn thơ sau:
-Chiều hôm nay,/bỗng nhiên/ta lạc bước
Vào nơi đây,/ thế giới / vạn cô hồn, Hơi người chết / tỏa đầy / trong gió lướt, Tiếng máu kêu/rung chuyển/cỏ xanh non.
( Xương khô )
-Cả vũ trụ / biến dần / ra ánh sáng
Nước sông Linh / hòa lẫn / nắng trời tươi Nắng trời tươi / tưng bừng / bay tán mạn Giữa lòng ta / bao dấu vết /xa xôi
( Nắng mai)
Bên cạnh đó, sự đổi mới trong cấu trúc câu thơ trong tập thơ Điêu tàn đã giúp cho cái
tôi trữ tình có được sự thoải mái để giãi bày “nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời”. So
với câu thơ cổ điển, câu thơ tám tiếng trong Điêu tàn đã có những biến đổi nhất định, mở
đầu cho sự cách tân về cấu trúc câu thơ của Chế Lan Viên.
Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của câu thơ trong bài thơ. Đây cũng chính là một trong những nét nổi bật của tư duy
129
thơ Chế Lan Viên. Ông đã khẳng định : “ Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy, lặn vào cuộc đời”, ông lòng tự dặn lòng : “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm,/ Như những cây quá thẳng, chim không về”. Vì lẽ đó, quá trình sáng tạo thơ của ông gắn liền với việc tìm tòi đổi mới cấu trúc câu thơ. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, tuy không chiếm số lượng cao so với thể thơ tứ tuyệt và thể thơ tự do, nhưng thể thơ tám tiếng vẫn xuất hiện tương đối đều đặn ở các tập thơ của Chế Lan Viên. Điều đó càng khẳng định, trong quá trình tìm tòi thể nghiệm trên nhiều thể thơ khác nhau, nhà thơ vẫn tiếp tục phát huy sở trường của mình ở thể thơ tám tiếng và đạt được sự nhuần nhuyễn ở thể thơ này. Thế nhưng, điều đáng lưu ý, về phương diện câu thơ, nhịp thơ của những bài thơ thể tám tiếng trong các tập thơ sau 1945 có một vài nét khác với câu thơ, nhịp thơ trong Điêu tàn.
Trước hết, về phương diện câu thơ, chúng tôi nhận thấy, nếu trong Điêu tàn sự xuất
hiện của câu thơ 7 tiếng, hay từ 9 tiếng trở lên còn rất ít, thì ở các tập thơ sau, điều này trở
nên phổ biến và đa dạng hơn. Biểu hiện rõ ở các bài thơ như : Cây giữa chu kỳ, Đạp tuyết,
Nghìn rưỡi ngày đêm, Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ, Đêm hò từ tạ, Vàng của lòng tin, Chim lượn trăm vòng, Tiếng hát con tàu, Đọc Kiều, Nhật kí một người chữa bệnh, Lại lá
bàng,... Có trường hợp câu thơ 7 tiếng đan xen đều đặn ở một khổ như:
Đêm hôm qua xuân nói những gì? (7 tiếng )
Mà sáng nay hoa hồng đều chớm nở (8 tiếng )
Những cành đào mở môi trong gió ( 7 tiếng )
Cúc ngả tròn bên lối nhỏ xuân đi. ( 8 tiếng )
hoặc là chỉ một câu trong khổ thơ :
Tôi đổi năm đau lấy những ngày lành ( 8 tiếng )
Như đuổi giặc lấy từng tấc đất ( 7 tiếng )
Từng tấc tự do trông vời mỏi mắt ( 8 tiếng)
Đuổi mây dài cướp những quãng trời xanh. (8 tiếng )
130
Bên cạnh đó, nhịp thơ ở thể thơ tám tiếng của Chế Lan Viên sau năm 1945 ngày càng thêm linh hoạt. Cách ngắt nhịp hợp lí đã tạo nên sức mạnh và khả năng biểu hiện cho câu thơ tám tiếng, ở đây cần phải nhận thấy, nhịp điệu tâm hồn nhà thơ đã thực sự hài hòa với
nhịp điệu của đời sống cách mạng của dân tộc. Nếu ở tập thơ Điêu tàn, nhịp thơ chủ yếu
được ngắt theo kiểu 3/3/2 và 3/2/3, thì ở các tập thơ sau năm 1945, nhịp thơ không cố định mà có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau như : 4/4, 3/5, 5/3, 3/2/3, 3/3/2 . Thông qua đó nhà thơ đã tạo cho câu thơ có thêm nét đẹp hài hòa, uyển chuyển :
- Hai trăm năm ... / ờ nhỉ... / hai trăm năm
Thuở vui buồn/ Kiều sống giữa lòng dân Xưa tiếng võng ru hời /đêm lạnh giá Nay cỏ mềm /xanh nõn / tận trời xuân.
( Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ )
-Tôi yêu quá!/cuộc đời/như con đẻ,
Như đêm xuân /người vợ trẻ yêu chồng. Tôi nối với bạn bè /như với bể,
Cả lòng tôi / là một giải sông Hồng.
( Chim lượn trăm vòng )
Có thể nói, chính cách ngắt nhịp linh hoạt ở các khổ thơ tám tiếng nói trên đã góp phần làm nên sự uyển chuyển, hài hòa cho câu thơ ... Đây cũng chính là một biểu hiện cho sự tìm tòi đổi mới về hình thức của Chế Lan Viên ở câu thơ tám tiếng nhằm tạo cho nó có năng lực biểu đạt cao hơn. Cách gieo vần ở các bài thơ tám tiếng sau năm 1945 của Chế Lan Viên về cơ bản vẫn là các loại vần như : vần giao nhau, vần ôm nhau, vần liên tiếp, vần gián cách ...
Đây cũng là cách gieo vần mà trước đó nhà thơ thường sử dụng trong tập thơ Điêu tàn, trên
cơ sở đó chúng tôi cho rằng: việc gieo vần ở thể thơ tám tiếng của nhà thơ khá ổn định. Biểu hiện rõ ở các khổ thơ sau :
131
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường (V2)
Chàng Kìm đã đến tìm, lau giọt khóc (VI)
Và lò trầm đêm ấy tỏa bay hương (V2)
( Đọc Kiều )
-Xưa ở sông Ngô ta đánh mất vàng (VI)
Đánh mất tâm hồn ta. Nhưng hiện tại (V2)
Như sông Tương đã trả vàng ta lại (V2)
Khắp đôi bờ tư tưởng chói hào quang. (VI)
( Vàng của lòng tin )
-Trận địa bên ngoài chừng đẫm hơi sương (VI)
Chốn ở nơi ăn mai hóa chiến trường (VI)
Đêm từ tạ ngỡ sao trời rụng gấp
Ôi, càng hò càng đứt ruột càng thương! (VI)
( Đêm hò từ tạ )
Thực tế, qua khảo sát cách gieo vần ở thể thơ tám tiếng của Chế Lan Viên, chúng tôi càng nhận thấy, ở phương diện này nhà thơ vẫn có được sự kế thừa và phát huy một cách thành công những thành tựu nghệ thuật đã đạt được trước đó.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu thể thơ tám tiếng của Chế Lan Viên ở các phương diện nói trên, chúng tôi khẳng định, bao giờ ông cũng có sự kế thừa và cách tân để tạo cho thể thơ này có thêm khả năng diễn tả trọn vẹn hơn những tư tưởng và tình cảm của ông trước cuộc đời. Mặt khác, tạo được nét riêng ở thơ tám tiếng của ông so với thơ tám tiếng của các nhà thơ khác. Đúng như Nguyễn Xuân Nam đã nhận định: “Tôi nghĩ rằng sự nhuần nhuyễn của những bài thơ tám tiếng này là dấu hiệu chắc chắn về độ chín trong tư tưởng và nghệ thuật của Chế Lan Viên[134, tr.38].
132