Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của ChếLan Viên

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 93)

7. Bố cục của Luận án:

2.3. Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của ChếLan Viên

2.3.1. Hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc

Thế giới hình ảnh thơ của Chế Lan Viên trước hết được sáng tạo nên từ sự cảm nhận cuộc sống tinh tế và nhạy bén của nhà thơ. Chính cách cảm nhận đó giúp nhà thơ phát hiện ra những hình ảnh khác lạ. Cũng viết về hình ảnh bầu trời xanh như nhiều nhà thơ khác , nhưng Chế Lan Viên lại tìm được cách nổi mang một vẻ đẹp riêng, nhà thơ viết:

Cành xuân phải trao tay khi nước mất Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.

( Đọc Kiều )

Trí tưởng tượng và sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc. Thật bất ngờ, khi nhà thơ suy ngẫm, triết lí :

Tro bao giờ cũng tồn tại lâu hơn lửa

Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa Ảnh thiêu tất cả quá khứ thành tro là thơ đấy Và thiêu hồn anh sau này không là lửa, lại là tro.

94

Nhà thơ đã tạo được mối liên hệ giữa sự vật với nhau để làm nên một hình ảnh thơ

mang nét đẹp thơ mộng và lãng mạn làm cho người đọc không thể nào quên được. Vẻ đẹp

đó không phải ai cũng có thể phát hiện được. Sự tìm tòi, khám phá không biết mệt mỏi của nhà thơ cũng là một cơ sở để nhà thơ luôn sáng tạo được những hình ảnh thơ mới mẻ. Có những bài thơ tuy đề tài không mới, nhưng nhà thơ đã tìm được cách thể hiện mới:

Lên gác nhìn quanh kiếm dáng xuân Mai vừa trụi lá nhánh khô cằn

Hồng không. Cúc cũng không. Duy chỉ

Gương mặt nhà ai thoáng ánh trăng.

( Lên gác )

Cái đọng lại trong tâm hồn người đọc không phải là mai, hồng , cúc mà chính là sự xuất hiện bất ngờ của hình ảnh “Gương mặt nhà ai thoáng ánh trăng”. Cũng với cách nhìn, cách khám phá đó khi thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tính cách và sức mạnh diệu kì của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ đã đưa lại cho người đọc những hình ảnh

vừa hào hùng, mạnh mẽ, vừagiàu chất lãng mạn cách mạng, nhà thơ viết:

Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn trên

vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông hải

Tên Tổ Quốc vang ngoài bờ cõi

Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.

95

Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên ngày một giàu có thêm và làm cho người đọc đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác. Có những hình ảnh rất đỗi giản dị quen thuộc trong đời sống nhưng qua cách thể hiện của nhà thơ đã trở nên rất đỗi thiêng liêng :

Cầm hạt thóc trong tay Nặng máu người đã khuất

( Thóc mới Điện Biên )

Hình ảnh thơ trên chan chứa bao tâm tình và thái độ trân trọng của nhà thơ đối những người đã hi sinh cuộc đời mình cho cuộc sống hạnh phúc hôm nay mà không phải ai cũng thấm thía được điều đó.

Mặt khác, thông qua hệ thống hình ảnh trong bài thơ, Chế Lan Viên đã gợi cho người đọc cảm nhận được bao điều ẩn sâu trong cuộc sống. Trong đó có những điều bình thường, giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng của đời sống kháng chiến mà không phải ai cũng nhận ra:

Biết ơn những người vợ nửa đưa chồng, nửa còn lại cày trên cánh đồng năm tấn Giữa nước bạc đồng sâu vẫn còn điệu chèo cho yên dạ kẻ ra đi.

( Nghĩ suy 68 )

Có thể nói, ở bất cứ phương diện nào, từ những điều bé nhỏ, riêng tư cho đến những vấn đề lớn lao trong cuộc sống, Chế Lan Viên bằng sự tìm tòi, khám phá và tài hoa nghệ thuật đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc “bắt lòng ta nhớ mãi”.

2.3.2. Hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ

Thơ hiện đại không chỉ đòi hỏi sự thiết tha, đằm thắm của tình cảm, mà còn đòi hỏi có chất trí tuệ. Đến với thơ Chế Lan Viên, chúng ta dễ dàng nhận thấy: vẻ đẹp trí tuệ là một trong những yếu tố rất quan trọng làm nên sức mạnh, sức tỏa sáng cho thơ ông. Nguyễn Xuân Nam khi bàn về chất trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên đã khẳng định : “Anh muốn thơ

mình đạt đến chất thơ tổng hợp : vừa đi sát thực tế cuộc sống, vừa đi sâu vào thế giới nội

96

thời đại ngày nay trí tuệ phải soi sáng hiện thực, soi sáng tình cảm”... “Bảo thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ là mới thấy có một mặt, chưa thấy hiện thực, trữ tình, tưởng tượng, trí tuệ hài hòa làm một trong thơ anh” [134, tr.40-41]. Nguyễn Văn Long cũng nhận xét: “Nhà thơ thường hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc”[113,tr.89]. Khi nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy giữa trí tuệ và cảm xúc có một mối quan hệ chặt chẽ. Sự thành công của thơ ông cũng phần nào được xuất phát từ mối quan hệ đó. Chế Lan Viên đã quan niệm: “ Khi lòng yêu đến đau thì thành trí tuệ tuyệt vời”. Mặt khác, ông nhiều lần nhấn mạnh vị trí, chức năng của thơ đối với cuộc đời. Thơ không chỉ “đưa ru”, mà còn “thức tỉnh”, còn phải góp phần lí giải những vấn đề đang được đặt ra trong đời sống xã hội, “thơ phải trả lời”. Có như vậy, thơ mới thực sự đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của thời đại và có được sự lắng đọng

sâu xa trong cảm nhận của người đọc. Cảm xúc mạnh mẽ và suy tưởng sâu sắc về cuộc sống

là điều kiện thuận lợi để Chế Lan Viên sáng tạo nên vẻ đẹp của hình ảnh thơ. Bởi thế, hình ảnh thơ của Chế Lan Viên thường chứa đựng những ý tưởng phong phú, gợi cho người đọc nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề mà nhà thơ nhằm thể hiện. Để khẳng định ý nghĩa cao đẹp trước sự đổi thay lớn lao của cuộc đời rực rỡ phù sa, cũng như cảm hứng say nồng trước hiện thực đó, nhà thơ đã sáng tạo được những hình ảnh vừa giàu cảm xúc, vừa giàu chất trí tuệ :

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn ...

( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? )

Vẻ đẹp trí tuệ ở hình ảnh thơ Chế Lan Viên được toát lên từ sự tương quan đối lập của nó. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều hình ảnh thơ được thể hiện trong sự tương

97

quan đối lập ở nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống. Nhưng nhìn chung có thể thâu tóm lại ở các dạng như : đối lập trong không gian, đối lập trong thời gian, đối lập giữa các sự vật, hiện tượng, đối lập trong đời sống của con người. Từ những hình ảnh thơ có sự tương quan đối lập, nhà thơ giúp cho người đọc nhận thức đầy đủ về mối quan hệ của những vấn đề trong đời sống xã hội. Xin đơn cử một vài hình ảnh thơ tiêu biểu cho tính chất trên :

- Mỗi đêm tàn đều muốn hóa bình minh

( Nhật kí một người chữa bệnh )

-Tôi đổi năm đau lấy những ngày lành

( Ý nghĩ mùa xuân )

-Một viên gạch hồng. Bác chống lại cả một mùa băm giá

( Người đi tìm hình của nước )

-Ở đâu đong hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi

( Kỉ niệm có gì)

Chế Lan Viên thường triết lí, tổng hợp, khái quát mọi vấn đề trong cuộc sống bằng những hình ảnh thơ. Từ hình ảnh cụ thể về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, nhà thơ muốn xoáy sâu trong nhận thức của người đọc về ý tưởng mà nhà thơ nhằm thể hiện. Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, thông qua hình ảnh thơ người đọc hiểu hơn về lẽ sống, tình

thương, niềm tin, sự nghĩa tình và trách nhiệm của mỗi một con người Việt Nam trong cuộc

sống xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh thơ không phải vì thế mà rơi vào sự khô khan, trái lại ánh sáng của trí tuệ được tỏa ra trong sự quyện hòa với tình cảm và điều đó tạo cho hình ảnh thơ có thêm sức sống lâu bền. Đó cũng là nguyên nhân làm nên sự thành công của Chế Lan Viên, khi ông triết lí về tình yêu và quê hương ở đoạn thơ sau :

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

98

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

( Tiếng hát con tàu )

Càng về sau, hình ảnh thơ của Chế Lan Viên càng giàu thêm chất trí tuệ. Điều đó không chỉ đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của thời đại, mà còn biểu hiện rõ hơn tấm lòng

luôn mang nặng những nỗi niềm suy tư , trăn trở trước cuộc đời của nhà thơ.

2.3.3. Hình ảnh thơ vừa mang vẻ đẹp của bản sắc dân tộc, vừa có vẻ đẹp hiện đại

Nhận thức đúng đắn về vấn đề truyền thống và sáng tạo, Chế Lan Viên không rơi vào sự sáo mòn “nói mãi, nói hoài cái hồn nhiên, cái truyền thống, cái bốn nghìn năm...” Nhà thơ không chỉ thành công trong việc phát huy truyền thống thơ ca dân tộc, mà còn luôn rộng mở tâm hồn của mình để đón nhận tinh hoa của nền thơ ca nhân loại:

Bên này Anbani. Bên kia Y. Kia là Hy Lạp. Sâu thẳm trước các biên thùy là biển iôniêng Tiếng ve trưa. Màu nguyệt quế, sắc thanh thiên

Tôi từ nền văn hóa này đến yêu bao nền văn hóa khác Trời bể vô cùng và ta hóa vô biên,

( Ngũ tuyệt về bể lôniêng )

Trong Tham luận tại cuộc họp Bàn tròn quốc tế về Thơ 1966 - Liên Xô, Chế Lan Viên

đã khẳng định: “ Đối với chúng tôi, sếch-xpia không chỉ là người Anh và Oát Ưýt-man không chỉ là người Mĩ - sáng tác của họ thuộc cả về nhân loại, mà vì rằng chúng tôi là một bộ phận của nhân loại, cho nên sáng tác đó thuộc về cả Việt Nam”[216, tr.279]. Hơn ai hết, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên đã bỏ ra không ít thời gian để tìm hiểu kĩ nền thơ ca dân tộc và thơ ca nhân loại. Chính việc làm đó đã thực sự góp phần giúp nhà thơ đạt được những thành tựu lớn trong thơ nói chung và vẻ đẹp ở hình ảnh thơ nói riêng. Nhiều hình ảnh thơ của Chế Lan Viên giúp cho người đọc hình dung được những gì rất đỗi giản dị, gần gũi, thân thương trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay như: hình ảnh những mái chùa cổ, bờ đê, lũy tre, cánh đồng lúa chín.., ở một làng quê; hình ảnh của dòng

99

sông Hồng, sông Thương, sông Hương, sông Cầu, sông Mã..., như chảy dài theo bao nỗi nhớ và kỉ niệm trong cuộc đời ông; hình ảnh của loài hoa súng hồng, hoa súng tím, hoa súng trắng, hoa sen, hoa gạo, hoa phượng, hoa sữa, hoa xoan hay đó là cánh cò trắng dập dờn trên sóng lúa, bát canh cá tràu nấu khế, điệu chèo, đêm hò từ tạ, nụ hôn tiễn người ra trận..., đã làm bừng sáng thêm hương sắc của dân tộc ... Có thể nói, bản sắc dân tộc ở hình ảnh thơ Chế Lan Viên luôn đậm đà, sâu sắc. Đó chính là một vẻ đẹp không đất nước nào có được, nó góp phần làm nên sức hấp dẫn cho thơ ông.

Trước cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên đã góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong thơ, đưa thơ Việt Nam bước nhanh trong tiến trình hiện đại hóa. Cuộc sống sau cách mạng tháng Tám với những nhu cầu thẩm mĩ mới, tạo điều kiện cho Chế Lan Viên đạt

được những thành tựu mới trong quá trình cách tân thơ của ông. Vốnthông minh và tài hoa,

nên khi hiện đại hóa thơ, Chế Lan Viên rất năng động trong việc kế thừa những thành tựu của thơ ca nước ngoài, đồng thời không bao giờ thờ ơ với thành tựu của thơ ca truyền thống. Bởi thế, hình ảnh thơ của Chế Lan Viên không chỉ đậm đà chất dân tộc, mà còn thấm sâu tư

duy phân tích của thơ hiện đại phương Tây. Vẻ đẹp toát lên ở hình ảnh thơ ông phần nào

cũng chính từ sự kết hợp hài hòa và sự cách tân đó :

Rực rỡ hoa hồng, sáng tươi dáng cúc Những người yêu từng bước sánh nhau qua Tượng Trỗi cười giữa đời đang hạnh phúc Nhớ ơn anh đời kết những chùm hoa

Cảm ơn người nghệ sĩ đã đẽo đá hoa cương thành tượng báu Những chỗ đạn xuyên anh xưa là chỗ thịt rất mềm

Khi ta đến đặt hoa thì đá đã thôi chảy máu Đó là điều luôn phải nhớ nghe em.

100

Có thể nói, từ sự năng động trong quá trình sáng tạo, Chế Lan Viên đã sáng tạo được những hình ảnh thơ biểu hiện rõ vẻ đẹp hiện đại cả về hình thức lẫn ý tưởng mà nhà thơ gửi

gắm trong đó. Tiêu biểu cho vẻ đẹp đó phải kể đến hình ảnh thơ ở các bài: Tiếng hát con

tàu, Người đi tìm hình của nước, Di chúc của Người, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Con mắt Bạch Đằng con mắt Đống Đa, Tùy bút một mùa xuân đánh giặc, Ngày vĩ đại ...

2.3.4. Vài khiếm khuyết trong sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên

Những thành công về hình ảnh thơ (như đã trình bày ở các phần trên) đó là những biểu hiện sinh động cho tâm hồn thơ thông minh và tài hoa của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo hình ảnh thơ, mà nhất là trong việc tìm tòi, thể nghiệm Chế Lan Viên cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Trước hết, từ việc khảo sát các loại hình ảnh thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, trong thơ ông hình ảnh thơ về đời sống giản dị, quen thuộc và đằm thắm nghĩa tình của quần chúng nhân dân chưa nhiều. Người đọc có quyền đòi hỏi ở ông cần có nhiều hơn những bài

thơ gắn liền với hình ảnh giản dị mà sâu lắng về đời sống của nhân dân như : Tiếng hát con

tàu, Lời ru tháng chạp, Con cò, Củi sồi, Chim vít vịt ...

Bên cạnh những hình ảnh thơ có khả năng gợi lên sự xúc động mãnh liệt và để lại dấu ấn lâu bền đối với người đọc, trong thơ Chế Lan Viên còn có một số hình ảnh rơi vào sự cầu kì, khó hiểu. Chúng tôi xin đơn cử vài hình ảnh về sự khiếm khuyết đó :

-Trái tim nghiêng như thần tượng lở dần

Đã đứng dậy đẩy vành xe lên trước.

-Súng thơ tôi kê lên xác đời anh.

-Dĩ vãng buồn thương mang lá cờ đen

Đến làm giặc giữa lòng ta. Ta bắn chết.

101

Cách cảm nhận và sáng tạo hình ảnh thơ ở những câu thơ trên có sự xa lạ, không phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đa số người đọc và cũng đã phần nào làm giảm đi sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên đối với họ.

Nói tóm lại, trong sáng tạo thơ nói chung, hình ảnh thơ nói riêng, Chế Lan Viên bao

giờ cũng tìm được điểm tựa vững vàng từ tinh hoa của thơ ca dân tộc và thơ ca nhân loại. Mặt khác, ông luôn có được tầm nhìn, cách tư duy năng động, sắc sảo để đưa lại cho người đọc những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa.

102

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ

3.1. Những đặc điểm nối bật về ngôn ngữ thơ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, bởi thế, nghiên cứu văn học nói chung và thơ nói riêng, không thể không nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ của nó. Trên cơ sở của ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ văn học ra đời. Nó chính là sự kết tinh cao nhất, là sự thăng hoa từ ngôn ngữ toàn dân và vì thế “xây dựng ngôn ngữ văn học cũng là cả một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, thời gian, sức lực”[144, tr.172]. Từ sự ý thức ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất trong

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)