7. Bố cục của Luận án:
1.1.2. nghĩa và tác dụng của thơ:
Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đến với cuộc sống con người theo quy luật của tình cảm. Nhà thơ sáng tạo nên các giá trị tinh thần nhằm góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thêm vẻ đẹp cho tâm hồn con người. Đây cũng chính là một trong những lí do để người đọc tìm đến thơ và thơ tồn tại trong tình cảm, nhận thức của họ với sự đồng điệu. Bởi thế, toát lên từ vần thơ phải là tình đời, lẽ đời. Thơ xuất phát từ cuộc đời và cái đích thơ hướng tới là góp phần làm cho cuộc đời cao đẹp, có ý nghĩa hơn. Nhận thức được điều đó, Chế Lan Viên đã khẳng định ý nghĩa và tác dụng của thơ đối với đời:
34
Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ
Họ chỉ trồng một hàng dương đã mở lối cho ta về bể.
( S ổ tay thơ)
Tìm hiểu con đường thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy ông luôn tự hỏi “ta vì
ai”, “tôi viết cho ai?” để từ đó sáng tạo nên bao vần thơ có ích cho đời, cho cuộc sống con
người. Ông đã tâm sự trong niềm nuối tiếc: “Trước cách mạng, tôi đã mất năng lực tài năng cho những cơn mưa, và những nỗi buồn cho những bóng ma và những ảo ảnh”... Còn sau cách mạng ông vui sướng khi trở thành “một người cầm bút có ích, làm thơ có ích”... “có
ích hơn xưa”[216, tr.63-64] . Bởi thế, thơ Chế Lan Viên bộc lộ rõ sự suy ngẫm về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và đạo đức trong đời sống xã hội. Trong bài thơ Tìm đường, ông đã khẳng định:
Hoa tôi hái trên trời
Cũng chính là nước mắt Dưới xa kia.
Mặt khác, Chế Lan Viên quan niệm, thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí, thơ không chỉ “đưa ru”, “sưởi ấm” người đọc bằng những tình cảm mãnh liệt, những ước mơ lãng mạn, mà còn phải có khả năng “thức tỉnh” họ bằng ánh sáng của trí tuệ. Theo ông, nhà thơ cần biết “vạch câu thơ sáng trời qua sự thế rối tinh”. Nói cách khác, thơ làm cho người đọc tin yêu cuộc đời và giúp họ hiểu được biết bao điều kì diệu trong thế giới tâm hồn con người. Từ quan niệm đó, Chế Lan Viên không ngần ngại khẳng định ý nghĩa lớn lao của thơ đối với đời sống xã hội:
Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời.
35
Trong quá trình sáng tạo thơ, với nhiều cách thể hiện khác nhau, Chế Lan Viên luôn nhấn mạnh, thơ góp “thêm tiếng cười”, “thêm vị muối cho đời”, là “nhành hoa mát mắt cho đời”, thơ không chỉ phản ảnh mà còn góp phần làm cho cuộc sống con người đổi thay ngày
một tốt hơn. Mác cũng đã khẳng định: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới
bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”[ 125, tr.148]. Hơn ai hết, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên hiểu rõ sức mạnh kì diệu của thơ đối với sự mất còn của cả dân tộc khi đứng trước muôn vàn gian truân, thử thách. Chính trong những tháng năm đó, “đời cần thơ như cần hồn chiến trận / cần tiếng sáo thổi lòng thời đại / cần giao liên dắt dẫn qua đường”. Thơ có tác dụng làm vợi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ, hay nỗi đau mất mát. Cho dù câu thơ có thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, thì sự tồn tại đó vẫn phải có ích đối với đời. Với nhận thức đó, Chế Lan Viên mong muốn :
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay.
( Thơ bình phương - Đời lập phương)
Thơ còn là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc chiến đấu, thơ vạch trần bản chất của kẻ thù cướp nước và bán nước, thơ trở thành “hầm chông giết giặc”, thành “dàn đại bác” tiêu diệt kẻ thù để góp phần làm nên chiến thắng. Những bài thơ của Chế Lan Viên ở thời kì này
thực sự là Những bài thơ đánh giặc, là Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, nhành hoa
... Cũng bởi thế, khi đến với thơ ông người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được biết bao vẻ đẹp ngời sáng, hào hùng của dân tộc ta thời chống Mĩ.
Từ quan niệm, thơ là “các đỉnh tinh thần chất ngất”, Chế Lan Viên đã chỉ rõ tác dụng mãnh liệt của thơ đối với người đọc, tác dụng đó vượt khỏi giới hạn về không gian. Cho dù câu thơ viết ở “kinh tuyến này” nhưng vẫn làm nên sự “rung động trào sôi ở kinh tuyến khác”:
Bài thơ sáng viết ở Việt Nam, chiều đọc ở Mạc-tư-khoa
36
( S ổ tay thơ)
Có thể nói, Chế Lan Viên khẳng định, thơ làm trỗi dậy tình cảm cao đẹp, nung nấu thêm lòng căm thù giặc, thơ tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong thời kì chống Mĩ.
Bên cạnh đó, nhà thơ qua cảm xúc, suy nghĩ của mình để sáng tạo nên nhiều vần thơ có khả năng giải đáp được những gì đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, Nếu thiếu lời giải đáp thì thơ đã mắc Nợ đối với đời, có lỗi “với bao người”. Trong đời sống, người đọc luôn
“cần thêm một tâm hồn”, “cần một câu thơ cho đỡ khổ”,... Đó là những điều thơ có khả
năng mang đến cho họ. Với quan niệm đó, Chế Lan Viên không ít lần giãi bày nỗi niềm của mình trước nhiều vấn đề của cuộc sống và mong muốn thơ ông góp phần soi sáng thực tế,
“sưởi ấm” người đời. Mặt khác, Chế Lan Viên muốn thơ phải là Thuốc có khả năng chữa
lành những vết thương trong cõi tinh thần con người, “muốn mỗi bài thơ có ích cho nỗi đau
người”, để “phục sinh” con người. Ông quan niệm : “thơ phải trả lời”, “sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”, thơ phải là vũ khí quý báu giúp người đọc nhận ra cái cao cả và cái thấp hèn, cái đáng yêu thương và cái đáng căm thù, “đâu là chân lí và đâu không phải nó”. Đây cũng là lí do khiến ông phải thao thức, trăn trở nhiều vì chưa có “câu thơ giải đáp về đời”, về nghịch cảnh của người lính trở về sau chiến tranh “ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ” và “quán treo huân chương đầy, mọi cỡ”. Ông xót xa và “xấu hổ” khi:
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.
(Ai? Tôi!)
Ông mỉa mai, chua xót nhìn cái thế giới Thời thượng chạy đua với “quyền lực tuổi
tên”, “bao nhiêu điều láo nháo...” trong sự so sánh với cảnh sống “giữa cuộc đời chật vật”
của những người “con vào trường không có chỗ / đến bệnh viện không tiền”, để rồi suy ngẫm, trăn trở hơn về vị trí và chức năng của thơ đối với đời sống xã hội.
Thơ còn giúp cho người đọc nhận thức rõ hơn về thực tại đời sống và sự tồn tại của
mình trước thực tại đó. Bởi lẽ, thơ là Tiếng hú, một tín hiệu giao cảm “giữa bể thời gian
37
Tóm lại, Chế Lan Viên luôn tâm niệm: “thơ cần có ích / hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi”, thơ phải đem lại những giá trị tinh thần vô giá để góp phần nuôi dưỡng, làm cho tâm hồn người đọc trở nên cao đẹp hơn. Đó chính là sức mạnh kì diệu của thơ, là cái đích mà bao giờ Chế Lan Viên cũng hướng đến trên con đường thơ của ông và đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên giá trị lâu bền cho thơ ông. Mặt khác, từ quan niệm trên của Chế Lan Viên, chúng ta càng hiểu được vì sao trong nhiều bài thơ cuối đời của ông vẫn chan chứa bao trăn trở, suy tư, bao lo lắng và hi vọng về đời, về thơ.