Sức liên tưởng kì diệu

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 52 - 55)

7. Bố cục của Luận án:

1.2.3.Sức liên tưởng kì diệu

Trong cách cảm nhận và thể hiện cuộc sống của Chế Lan Viên, sự liên tưởng cũng là một đặc điểm nổi bật. Liên tưởng có một tầm quan trọng trong quá trình chiếm lĩnh và nhận thức cuộc sống của nhà thơ. Nhờ sức liên tưởng mà cảm xúc thơ có điều kiện được mở rộng hơn. Sự liên tưởng trong thơ càng phong phú, đa dạng thì sức truyền cảm, sức sống trong thơ càng mạnh mẽ lâu bền. Có nhiều dạng liên tưởng, nhưng phổ biến nhất là liên tưởng đối lập, liên tưởng tương đồng, liên tưởng trực tiếp, liên tưởng gián tiếp. Hà Minh Đức quan niệm : “ Liên tưởng là quy luật của nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc. Người làm thơ phải biết sử dụng những liên tưởng gần gũi và hợp lí nhưng đồng thời lại có ý nghĩa sâu xa. Khả năng liên tưởng trong thơ rất rộng rãi mở ra từ nhiều phía. Từ một sự vật cụ thể liên tưởng đến một cái gì khái quát tượng trưng. Từ một suy nghĩ và cảm xúc chung liên tưởng đến những cái cụ thể. Những liên tưởng gián tiếp, trực tiếp làm cho cảm xúc trong thơ thêm đa dạng”[58, tr.126]. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, nhờ sức liên tưởng những vần thơ của Chế Lan Viên đã vượt khỏi hiện tại để quay trở về với quá khứ, dựng lên những cảnh tượng đầy sọ dừa, xương máu cùng yêu ma. Sự liên tưởng của Chế Lan Viên ở thời kì

53

này gắn liền với tâm trạng buồn đau. Bởi thế, ngay cả cảnh khi Xuân về , với “vườn đầy hoa

ríu rít tiếng chim trong”, với “cỏ non biếc”, “cánh hoa đào mơn mởn” nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy “lòng ta đóng lạnh giá băng thôi !”. Đồng thời, cảnh được tạo nên thật thê lương ảm đạm :

Thi nhân sầu, nhìn theo gióng huyết cuốn

Tâm hồn trôi theo giải máu bơ vơ

Người vẳng nghe trong thành tim cuồn cuộn Máu dân Chàm lôi mạnh đống xương khô.

( Sông Linh )

Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên đã “vượt lên mình”, để ngày càng chiếm lĩnh được hiện thực đời sống. Chính vì thế, sự liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên càng đa dạng. Nhiều dạng liên tưởng xuất hiện trong thơ ông và giữa chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau để cùng góp phần biểu đạt ý tưởng, tình cảm của nhà thơ. Điều này được biểu hiện

sinh động ở các bài thơ : Tình ca ban mai, Người đi tìm hình của nước, Tổ quốc bao giờ đẹp

thế này chăng?, Từ đất đến bình, Vòng cườm trên cổ chim cu ...

Hai dạng liên tưởng được Chế Lan Viên sử dụng thành công nhất là: liên tưởng tương phản và liên tưởng tương đồng. Hình tượng thơ của Chế Lan Viên nhờ sức liên tưởng càng trở nên nổi bật hơn, nhất là khi các dạng liên tưởng được liên kết với nhau :

Ngọn đèn tắt cho trang giấy ngủ Khi ta ngủ rồi trang giấy vẫn còn mơ

Nó làm việc với đáy bể, với sao trời ai biết được ? Khi cỏ đọng sương trời thì thơ đọng những câu thơ.

(Trang giấy)

Các dạng liên tưởng ở thơ Chế Lan Viên đều phù hợp với lôgic cảm nhận, khám phá

54

ông Đọc Kiều, Gửi Kiều cho em năm đánh Mĩ... Chính sức liên tưởng đã góp phần giúp Chế

Lan Viên đã diễn tả được những cung bậc tình cảm của mình đối với Nguyễn Du :

Ta nhớ Tố Như đọc chậm lại Kiều

Đọc chậm từng vầng trăng từng nỗi buồn li biệt

Ta yêu Nguyễn có lúc như gió lùa nhanh ào ạt qua đèo

Không hương rừng nào ngăn kịp

Nhưng có lúc yêu như đêm mưa rét

Nghe nước nhỏ từng giọt con, giọt một trước hiên nhà.

( Thơ bình phương - đời lập phương )

Liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên không chỉ đậm đà chất triết lí, mà còn chất chứa tình cảm đằm thắm, thiết tha, nhất là trong các bài thơ ông viết về hoa. Vẻ đẹp sức quyến rũ

của nhiều loài hoa được Chế Lan Viên thể hiện như : Đào và Mai, Hoa táo, Hoa lau, Hoa

gạo son, Hoa súng tím, Hoa súng hồng ... Chế Lan Viên đã tạo nên sự bất ngờ, độc đáo khi

liên tưởng sắc màu của hoa với những cung bậc tình cảm :

Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung màu hoa lau Biệt li màu rách xé Lãng quên đâu có màu.

(Màu)

Sức liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên bao giờ cũng được xuất phát từ sự nhạy bén

của tâm hồn và chiều sâu của nhận thức. Ở bài thơ Kỉ niệm có gì ?, ông cảm nhận cái hôn

của cô gái khi tiễn người yêu ra trận là “cái hôn chả bom nào gỡ nổi”, “cái hôn trầm tích trong bể sâu của nhớ”, hay “cái hôn đào hang mạch đáy lòng” Từ liên tưởng đó, ông có được sự khái quát:

55

Ở đâu đong hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi Một hạt tấm con no suốt một đời

Chút thương nhớ giắt bên mình cùng súng đạn

Vượt bể dữ tháng ngày bằng một lá thuyền thoi

Có thể khẳng định, cùng với trí tưởng tượng mãnh liệt, sức liên tưởng kì diệu cũng là một yếu tố quan trọng đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho thơ Chế Lan Viên.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật thơ chế lan viên (Trang 52 - 55)