7. Bố cục của Luận án:
2.1. Hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa
2.1.1. Trước cách mạng tháng Tám, tài năng sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên
đã sớm bộc lộ trong tập thơ Điêu tàn. Ông đã đưa đến cho người đọc niềm “ kinh dị “ về
hình ảnh của một thế giới đầy “sọ dừa, xương máu cùng yêu ma”... Sự trăn trở trước cuộc đời hiện tại, “lòng buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời”, cùng với trí tưởng tượng phong phú kì diệu đã giúp nhà thơ có được một hệ thống hình ảnh với nhiều màu sắc độc đáo, thấm đẫm nỗi đau đời. Có thể nói, khi viết về quá khứ, Chế Lan Viên đã có cách nhìn, cách nghĩ riêng và trên cơ sở đó tạo được cho mình một thế giới “điêu tàn” để khám phá nó bằng sự liên tưởng, tưởng tượng:
Ta nhắm mắt mặc yên cho hiện tại Biến dần ra Dĩ vãng ở trên mi
63
Cho hồn ta vụt bay lên vòi vọi, Trong bóng đêm u ám của hàng mi Kiêu ngạo rằng: “Đây là bầu thế giới, Tạo lập ra trong một phứt sầu bi”.
( Tạo lập )
Qua những hình ảnh trong Điêu tàn, người đọc như nghe thấy, nhìn thấy một cách rõ
rệt cảnh “ những tháp gầy mòn vì mong đợi”, “ những đền xưa đổ nát”, “ những tượng Chàm lở lói rỉ rên than”, hay “ muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi” ... Những hình ảnh đó được đặt trong sự tương phản với “cảnh thái bình trong Chiêm Quốc” có “những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi/ những chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp”, và “điện các huy
hoàng”, “ đền đài tuyệt mĩ”, nên càng góp phần làm nổi bật lên cái hoang tàn, ngập tràn đau
thương của Chiêm Quốc.
Càng đi sâu vào cõi siêu hình, thơ Chế Lan Viên càng tràn đầy những hình ảnh đau
thương với cảnh Xương khô, Những nấm mồ, “quằn quại trôi dòng máu thắm sông Linh”,
cảnh hồn ma, bóng quỷ đang vật vờ “gào khóc giữa đêm sâu”. Chế Lan Viên cảm nhận được cải nhỏ bé, đơn côi của mình trong cõi siêu hình đó, và ông chỉ là “một cánh chim thu lạc cuối ngàn”. Cũng từ đó, Chế Lan Viên càng khao khát được trở lại với cuộc đời thực
trong cảnh Nắng mai, Xuân về. Ông tự nhắc mình “nhớ làm chi cảnh cũ những nghìn xưa”
và “dẹp sầu tư ca hát đón xuân tươi” Ông khẩn cầu :
Có ai không nắm giùm tay ta lại !
Hay bẻ giùm cán bút của ta đi Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi Đầy hơi thịt, ý ma, cùng sắc chết.
( Tiết trinh )
Bởi thế, trong Điêu tàn không chỉ có hình ảnh kì dị, rùng rợn của cõi âm, mà còn có
64
Mây chắp lụa dài vây núi biếc
Sương xây mồ bạc giấu trăng vàng
Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy Mà để sao sa xuống cõi trần ?
( Mơ trăng )
Thế giới hình ảnh trong Điêu tàn thật hư ảo nhưng nó lại có sức ám ảnh mãi không
thôi đối với người đọc. Ở Điêu tàn, thế giới ấy “đứng sững như một cái tháp Chàm chắc
chắn và lẻ loi, bí mật”.
Trước cách mạng tháng Tám, ngoài tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên còn có một số bài
thơ khác. Ở những bài thơ này, Chế Lan Viên ít nói đến những hình ảnh thơ rùng rợn, đau
thương, đầy âm khí như Điêu tàn. Điều đó chứng tỏ cách cảm nhận của Chế Lan Viên đã
phát triển theo một chiều hướng khác. Ông tìm đến tôn giáo với Đấng cả Mâu Ni, Như Lai và cả cảnh sắc thiên nhiên để triết lí về lẽ đời. Cho nên, đến với những bài thơ này, người đọc phần nào cảm nhận được những cảnh gần gũi với cuộc sống đời thường. Đó là hình ảnh
của “nắng hiền lành như một màu lụa cũ”, một buổi Trưa đơn giản với “võng gió an lành,
bầu trời xanh thẳm”, “mê ly, nằm thấy trắng mây trôi” và Hoàng hôn với “bóng gửi hồn
thơm xuống rợp đường”, hay đó là hình ảnh của một con đường :
Đây một con đường và đây hương lúa Của đồng thơm trên lòng đường trải lụa.
( Đường đi trăm lối)
Sự khác nhau về hình ảnh thơ trong Điêu tàn với hình ảnh thơ ở những bài thơ trên là
do cách nhìn, cách cảm nhận cuộc đời của Chế Lan Viên phần nào thay đổi. Từ cõi siêu hình, hư vô, ông ý thức được việc quay trở lại với thực tại, để rồi rơi vào sự quẩn quanh, bế tắc giữa cuộc đời.
Tóm lại, đến với tập thơ Điêu tàn nói riêng, thơ Chế Lan Viên trước cách mạng nói
65
thơ tràn ngập nỗi đau thương, rùng rợn, lạnh lẽo trong cõi siêu hình. Những hình ảnh đó chan chứa niềm suy tư và nỗi đau của nhà thơ trước cảnh đời, tình đời.
2.1.2. Sau cách mạng tháng Tám, với sự khám phá, sáng tạo không ngừng và tài năng
sẵn có, Chế Lan Viên đã tạo nên được một thế giới hình ảnh thơ mới mẻ, đa dạng, biến hóa.
Đi vào đời sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Chế Lan Viên đã thoát khỏi cái thế giới hư ảo để trở về cuộc đời thực. Chính vì thế, hình ảnh thơ Chế Lan Viên lúc này không còn là hình ảnh rùng rợn của thế giới đầy hồn ma, bóng quỷ, mà là hình ảnh của cuộc sống kháng chiến với nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh. Cuộc sống nơi núi rừng Trường Sơn đã giúp nhà thơ cảm nhận và sáng tạo được những hình ảnh mới mẻ mà có lẽ trước đó nhà thơ chưa bao giờ nghĩ tới. Đó là hình ảnh “đá chởm tai mèo”, “trăng rừng chon von”, hay hình ảnh cuộc sống với “miếng ngon cơm muối / bát canh rau rừng”, “mồ hôi nắng xối”,
“mưa dài đường sên”... Nếu trong Điêu tàn là hình ảnh của “điện các huy hoàng”, “đền đài
tuyệt mĩ”, “Chiêm nữ mơ màng”, hay máu chảy, xương phơi..., thì ở Gửi các anh lại là những hình ảnh rất đỗi bình dị trong đời sống kháng chiến như : “cái giếng, vườn rau, căn
nhà nho nhỏ” “nhánh vải đỏ”, “bó lúa hương”, Bữa cơm thường trong bản nhỏ. Những hình
ảnh thơ đó đã biểu hiện sinh động về cách cảm nhận mới mẻ trong cuộc sống của Chế Lan Viên và đưa thơ ông trở về với cuộc sống cách mạng của dân tộc. Tuy chưa thật sự “chín” với cách thể hiện mới, nhưng không ít những hình ảnh mà Chế Lan Viên sáng tạo nên ở một chừng mực nhất định đã tạo được những rung động trong tâm hồn người đọc, nhất là khi ông viết về nỗi đau của đời sống chiến tranh như : “Mẹ bồng con tản cư / vú nhay mòn tiếng
khóc”, về hình ảnh anh dân công “mặt veo sắc hồng”, “gánh bom gập người”... Có thể nói,
hình ảnh thơ ở Gửi các anh không còn vẻ đẹp hư ảo của Điêu tàn, mà thay vào đó là vẻ đẹp
của sự chân chất bình dị trong đời sống kháng chiến. Cho đù ở thời gian này Chế Lan Viên sáng tác không nhiều, và còn không ít những hạn chế, nhưng thực sự ông đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thật, sinh động, đậm đà tình quê hương đất nước. Điều đó phần nào đã phản ảnh những cố gắng tìm tòi, thể nghiệm và sự tự vượt mình trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Hiện thực cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc với nhiều đổi thay lớn lao là cội nguồn để thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên có thêm sắc thái mới. Nhà thơ xúc động bày tỏ :
66
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ
Con ngọc trai đêm hè đáy bể
Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu.
( Chim lượn trăm vòng )
Hình ảnh thơ của Chế Lan Viên trong những năm tháng này là hình ảnh của niềm vui, niềm tự hào về “cuộc đời rực rỡ phù sa”, “những phố phường da thịt ửng hồng lên”. Cuộc sống trải ra trước mắt nhà thơ với bao vẻ đẹp như “trái đào mọng đỏ gọi lòng ta”. Vì thế, những hình ảnh thơ dâng đầy niềm hạnh phúc trước cuộc đời mới trong thơ Chế Lan Viên ngày một nhiều hơn, xúc động hơn. Khi viết về biển, Chế Lan Viên đã sáng tạo được một bức tranh mang vẻ đẹp độc đáo để tả cảnh sóng và biển vào thời gian khác nhau :
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng ngàn mùa thu qua còn để
tâm hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh, trời đã tan xanh ra thành bể
và thôi không trở lại làm trời
Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương
đã biến thành con gái.
Mỗi đêm hè da thịt sóng sinh sôi.
( Cành phong lan bể)
Cuộc sống hiện tại được Chế Lan Viên cảm nhận như một bản Tình ca ban mai với
nhiều cung bậc. Ở bài Đi ra ngoại ô, Chế Lan Viên đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh thơ giản
dị có vẻ đẹp sinh động về cuộc đời mới :
67
Bông mân mê trắng Lúa rờn thương thương.
Mặt khác, từ niềm tin yêu cuộc đời mới Chế Lan Viên càng có thêm điều kiện thuận lợi trong việc khám phá và sáng tạo nên những hình ảnh thơ mới mẻ. Mỗi hình ảnh thơ của Chế Lan Viên được sáng tạo nên thường mang nét mới. Có những hình ảnh được ông sử dụng nhiều lần và mỗi lần ở một góc độ khác nhau nên không rơi vào sự sáo mòn, trái lại, nó vẫn có sức hấp dẫn riêng. Sự phong phú của thế giới hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên đã góp phần giúp cho người đọc hình dung rõ hơn, đậm nét hơn những hương sắc và âm thanh
của cuộc đời. Từ hình ảnh của một dòng Sông cầu thật giản đơn, bình dị “có gì đâu? Gì
đâu?”..., cho đến hình ảnh của cánh đồng lúa chín “ đầy một sắc trưa vàng” mà mỗi hạt thóc
“nặng máu người đã khuất” nơi Điện Biên, hay một “trái cây rơi trên áo người ngắm quả”,
một chòm mây trắng, một bông Hoa ngày thường ... , đã “bắt lòng ta nhớ mãi” và gợi lên
cho ta bao điều suy nghĩ.
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên bằng tình yêu và sự gắn bó máu thịt với Tổ Quốc đã sáng tạo được những hình ảnh thơ có sức tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc, mà nhất là trong việc khẳng định tầm vóc, ý chí tinh thần của con người Việt Nam trong chiến đấu, giữa “những bão bùng và những chiến công”. Đó là hình ảnh
“thần chiến thắng là những người áo vải”, “những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ
trực thăng rơi” và thật diệu kì khi:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng
( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )
hay là :
Người ngã xuống, tựa máu mình đứng dậy Người sống khiêng người chết để xung phong, Người chết cũng thành vũ khí tiến công.
68
( Ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng )
Mặt khác, nhiều hình ảnh thơ của Chế Lan Viên đã giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về bản chất kẻ thù. Ông đã chỉ rõ: “mặt kẻ thù ta là gương mặt hay cười”, “ tự tình với bom thề nguyền với súng”, là rắn độc “mai phục giữa vườn hoa”,” giữa hai trận càn chúng hôn một bàn tay mĩ nữ”, “trộn hòa bình vào bom nguyên tử”, “rưới nước hoa hồng vào máu trẻ ngây thơ”. Sự bạo tàn, xảo quyệt của chúng đã gây nên cho dân tộc bao nỗi đau thương trước cảnh chiến tranh tàn khốc và “ghìm thế giới trong muôn nghìn tiếng nổ”. Nhà thơ đã căm uất khẳng định Đế quốc Mĩ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta...
Sự đa dạng, biến hóa về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên đã phản ánh được một cách sinh động ở nhiều phương diện, cung bậc, sắc màu trong đời sống xã hội. Cái căm ghét, buồn đau, yêu thương hay trân trọng ..., đều được thể hiện qua hệ thống hình ảnh thơ của Chế Lan Viên. Bên cạnh đó, trong thơ Chế Lan Viên còn có sự đan xen của những hình ảnh thơ về quá khứ, về những kỉ niệm thân thương của tuổi thơ với một mảnh vườn quê rộn rã âm thanh của tiếng ve vào buổi trưa hè, hay một đêm trăng mát dịu của làng quê phảng phất cái ấm áp mộc mạc của hương lúa, hương rớm ... Có những hình ảnh bộc lộ nỗi nhớ về những vùng đất ông đã qua, đã từng gắn bó như Hạ Long, Chùa Hương, sông Cầu, Côn Sơn, Hồng Lĩnh, Điện Biên, Vàm cỏ Tây ..., xa rộng hơn là hình ảnh của những miền đất: Lisbon, Maskva, Cuba, Balan, Iôniêng ...
Giữa sự phong phú của hình ảnh thơ Chế Lan Viên, người đọc dễ dàng nhận ra có nhiều hình ảnh đằm thắm, thiết tha về tình cảm mẹ con, cha con, vợ chồng, chị em qua các bài thơ : Đặt tên con, Con đi sơ tán xa, Con cờ, Chị Ba, Chị và em, Hoa những ngày thường, Mây của em, Ngõ Tạm Thương, Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể, Bến đò mẹ tiễn,
Ngũ tuyệt về mẹ, Thăm mồ mẹ ... Những hình ảnh thơ đó đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ
hơn nỗi niềm riêng của nhà thơ trong cuộc sống.
Vào những năm cuối đời, ở các bài thơ viết khi lâm trọng bệnh, in trong Di cảo thơ,
Chế Lan Viên đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh độc đáo về “cõi không màu”, về “chuyến xe không có khứ hồi” và “các trời khác cũng đầy hoa”. Những hình ảnh đó dù phần nào mang màu sắc hư vô nhưng nó đã biểu hiện sinh động tình yêu cuộc sống và niềm khát khao về sự tồn tại mãi mãi giữa cuộc đời của nhà thơ.
69
Qua khảo sát thơ Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám, chúng tôi nhận thấy, Chế
Lan Viên bằng tài năng nghệ thuật của mình đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa. Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên đã góp phần không nhỏ trong việc tạo
nên sức sống, sức hấp dẫn lâu bền của thơ ông đối với người đọc.