Ngôn ngữ đời thƣờng

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 79 - 81)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.1.Ngôn ngữ đời thƣờng

Đƣa ngôn ngữ trở về gần gũi hơn với cuộc sống đời thƣờng là một trong những đặc điểm mà văn học thời kì đổi mới luôn hƣớng tới. Các nhà văn không còn quá dụng công trong việc trau truốt lựa chọn từ ngữ mà đƣa vào tác phẩm những lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày, suồng sã, tự nhiên, thậm chí có lúc trần trụi, thô tục.

Là cây bút thiên về miêu tả cái xấu, cái ác để lay thức cái thiện, Tạ Duy Anh cũng lựa chọn cho mình thứ ngôn ngữ văn xuôi bề bộn và thô nhám nhằm gia tăng chất hiện thực cho các tác phẩm. Trong truyện ngắn của mình, ông sử dụng lớp ngôn từ đời thƣờng, trần trụi để lột tả hết cái hiện thực xô bồ, nghiệt ngã. Đây là thứ ngôn ngữ thông tục có tính chất “cực bạo” – thứ ngôn ngữ suồng sã nhiều khi dung tục đến mức ngƣời ta phải giật mình. Nhƣng nó lại diễn đạt rất chính xác sự ô hợp, láo nháo một cách “rất đời” của con ngƣời hiện đại thực dụng. Chính vì vậy, ngôn ngữ đời thƣờng, trần trụi đƣợc sử dụng khá phổ biến trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Đó có thể là lời của ngƣời trần thuật:

-“Tôi đến khi một trong hai người đàn ông đang vạch quần đái. Dân quê

vốn đơn giản trước mọi nhu cầu. Họ sẽ cười ầm lên nếu ai đó nói rằng ở thành phố bây giờ đi đái cũng phải mua vé”. (Hóa kiếp)

-Để nịnh bố tôi, ông Tư Vê đã ỉa vào cửa nhà lão cả đống tướng” (Bước

qua lời nguyền)

-Tiếng lão nghe uồm uồm nhưng cũng đủ rõ để người ta thưởng thức

bốc mùi ngùn ngụt, còn thối hơn cả rắm của ông cụ đang nằm trong buồng

(Ánh sáng nàng)….

Đó cũng có thể là lời của chính các nhân vật trong truyện:

-Nào cháu có biết gì đâu. Đội bảo thì cháu làm, chứ sợ vãi cứt ra ấy chứ

(lão Tuế - Hóa kiếp)

-Thằng nào bôi đen lí lịch của anh? Thằng nào lệnh mang cứt đổ vào của

nhà anh? Chính cái thằng đã từng đập bàn thờ nhà anh vì nghi có truyền đơn Việt Minh. Mày bảo tao phải quên đi những thằng như thế a? (ngƣời cha - Vòng trầm luân trần gian)

-Khà … anh đái vào mặt bọn ăn không ngồi rồi (“Chàng”Hắn…)

-Ối ông Mão ơi. Ông về mà dạy con ông, để cho nó chạy nhông như chó

dái ăn hiếp vợ con chúng tôi. (So - Vòng trầm luân trần gian)

Nhƣ vậy có thể thấy các từ ngữ thô tục đƣợc Tạ Duy Anh sử dụng khá tự nhiên, không chút kiêng dè. Qua đó phản ánh đƣợc hiện thực đời sống bề bộn khắc nghiệt với tính chân xác của nó.

Nét độc đáo trong ngôn ngữ nghệ thuật Tạ Duy Anh còn ở chỗ nhà văn sử dụng nhiều những câu chửi thề, văng tục. Tiếng chửi thốt ra khi bản thân ngƣời chửi có sự bực dọc không kiềm chế đƣợc mình. Đó dƣờng nhƣ là một cách để giải tỏa những uất ức trong lòng. Sống trong môi trƣờng ngột ngạt, tù túng vì thù hận, thói quan liêu, hống hách, sự ấu trĩ, lạc hậu… các nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đã không ít lần phải bật lên những câu chửi thề, văng tục. Những tiếng chửi ấy đôi khi không hƣớng đến một đối tƣợng cụ thể nào. Mà đó chỉ là cách giải tỏa tâm lí. Lão Đình trong Tội tổ tông chỉ vì ăn một con lợn sữa mà cuộc đời trở nên khốn khổ đã phải bật lên một cách chua xót: “Cả

cõi nhân gian này, tôi đố anh tìm đâu ra một thằng người nào có số phận chó đểu hơn tôi. Đến vợ con nó cũng ớn…”.“ Tuy tôi ngồi đây nhưng những chuyện trên giời, dưới bể, chuyện thế giới… đừng có qua mặt tôi. Tôi biết hết vì sao thế giới cứ tan nát như hiện nay. Tôi biết, song tôi mặc mẹ chúng nó…” [4,

tr.150]. Hay nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền cũng đã phải bật lên lời nguyền rủa cái “Mảnh đất chết tiệt”. Chú Hổ trong Vòng trầm luân trần gian đã phải kêu lên: “Ôi chao, quên mẹ cái làng này đi. Có một tẹo đất mà không

biết bao nhiêu chuyện khốn nạn”. Và còn không biết bao nhiêu câu chửi của

những ngƣời dân khốn khổ:

-Miếng ăn kề mồm còn để mất, Ngu! Ngu! Ngu quá! (Lão Khổ - Lũ vịt trời)

-Cái thằng bố mày, ngu như bò ấy (Lão Khổ - Lũ vịt trời)

-Đồ theo giai đốn mạt, đồ đĩ rạc đĩ rày (Lão Quán – Gã thọt)

-Mả mẹ đứa nào nói điều (lão Đình – Tội tổ tông)

-Cười bòi ông đây này (lão Tuế - Hóa kiếp)

Những tiếng chửi, những câu văng tục phần nào cho thấy đƣợc tâm trạng bức xúc, bực dọc vì bị đè nén lâu ngày của những con ngƣời bộc trực, thẳng thắn nhƣ “tôi”, lão Khổ, lão Đình, chú Hổ…. trƣớc những sai lầm ấu trĩ một thời. Đó là những tiếng chửi vừa đau thƣơng, vừa bất lực, đồng thời cũng thể hiện những mặt hạn chế trong nhận thức của những ngƣời nông dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, quẩn quanh trong những làng quê trật trội, tăm tối đầy thù hận và định kiến. Qua những tiếng chửi ấy nhà văn thể hiện sự bất bình đối với hiện thực, mong muốn cải tạo hiện thực để cuộc sống con ngƣời trở nên tƣơi đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 79 - 81)