Nhân vật là nạn nhân của thù hận

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 45 - 49)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhân vật là nạn nhân của thù hận

Văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đã ghi danh nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nông thôn, trong đó nổi bật là những tác phẩm viết về những xung

đột dòng họ nhƣ: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Bến

không chồng (Dƣơng Hƣớng), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Nỗi đau dòng họ

(Sƣơng Nguyệt Minh)… Tạ Duy Anh cũng tiếp tục khai thác đề tài này nhƣng chủ ý của ông không nhằm tái hiện lại các sự kiện, xung đột mà có sự quan tâm sâu sắc đến số phận những con ngƣời là nạn nhân của thù hận.

Dƣới cái nhìn của nhà văn, con ngƣời luôn bị nhấn chìm trong lòng hận thù: hận thù dòng họ, hận thù giai cấp, hận thù truyền kiếp từ đời này sang đời khác tạo nên những hệ lụy xót xa đau đớn. Con ngƣời tự gây ra thù hận, định kiến, biến những ngƣời quanh mình trở thành nạn nhân, rồi đến lƣợt kẻ gây đau khổ cho ngƣời khác cũng phải chịu nỗi khổ sở, dằn vặt. Ngƣời ta không tìm đƣợc sự hả hê trong cơn khát trả thù mà ngƣợc lại, cả ngƣời thù hận và ngƣời bị thù hận đều khốn khổ nhƣ nhau. Giữa họ không có ngƣời thắng, kẻ thua, chỉ có đau khổ và cái chết.

Biết bao nhân vật “ngƣời cha” trong Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân

trần gian, Ánh sáng nàng… luôn phải gồng mình lên để chống đỡ, để ghi nhớ

những mối thù truyền kiếp. Nỗi ám ảnh của những lời nguyền độc đã in hằn trên khuôn mặt khắc khổ của họ: “Mặt ông bị vò nát bởi hàng trăm nếp gấp

khắc nghiệt. Trên khuôn mặt ấy, tôi thấy lại cái quá khứ vất vả, đẫm máu và nước mắt mà bố tôi vừa căm ghét, vừa hãnh diện” [4, tr.81]. “Tóc ông bạc như cước, xơ xác trên chiếc trán bị thời gian đào rãnh lô xô” [4, tr.53]. Lão Hứa,

lão Tuế một thời là lí trƣởng, địa chủ, nắm quyền sinh, quyền sát đến khi cải cách ruộng đất phải “sống lủi thủi như con chó lạc loài”, “hiền lành, nhu mì

như một hòn đất”, “gặp đứa trẻ lên sáu cũng nhất nhất đều lên tiếng chào trước” [4]. Rồi đến cái chết của họ cũng thật khốn khổ: “Làng không cho lão vào nghĩa địa. Hôm đưa tang lão thối khắp cả làng đến nỗi ruồi xanh đuổi theo

quan tài đông hơn ong vỡ tổ. Mấy ngày sau, thán khí vẫn còn chưa hết khiến mấy chục con chó hóa dại một lúc rồi theo lão cả” [4, tr.59]. Đau khổ, tủi nhục

nhƣng họ không thể quên đƣợc quá khứ, không thể tha thứ cho nhau, cùng “bƣớc qua lời nguyền” để vƣơn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ám ảnh về những lời nguyền độc cứ đeo đẳng họ suốt cả kiếp ngƣời và đƣợc truyền từ đời này sang đời khác: “Mẹ muốn chính tôi – người kế nghiệp cụ tổ bốn đời của tôi

nhận lại vật gia bảo mà cụ tôi gửi vào đấy tất cả những ước vọng đời cụ không làm được” [4, tr.97].

Nhƣ vậy, không khí tăm tối thù hận không chỉ bủa vây một lớp ngƣời, một thế hệ mà nó còn bao trùm lên cả làng Đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những nhân vật nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, chú Hổ, cậu Tƣ và biết bao nhân vật “tôi” khác đã sống gồng mình, muốn “gào to lên lời nguyền rủa độc địa cho

cái mảnh đất đầy thù hận này chìm lặng đi” [4, tr.56]. Họ muốn xóa bỏ cuộc

sống tối tăm, ấu trĩ, đầy thù hận để sống một cuộc sống khác chỉ có tình yêu thƣơng, hạnh phúc và sự tƣơi đẹp. Nhƣng rồi họ lại vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của sự thù hận, phải chứng kiến nhiều cảnh tang thƣơng vì thù hận. Họ đƣợc huấn thị để trả thù cho dòng họ, cho giai cấp của mình. Nhân vật “tôi”

trong Bước qua lời nguyền từ năm lên bảy tuổi đã đƣợc “giáo dục khá cẩn

thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí teo giữa cuộc đời mênh mông

này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình mình bần nông” [4, tr.50]. Và

nhiệm vụ của “tôi” là phải “làm sáng danh cha anh mình”. Không chỉ có vậy “tôi” còn phải ghi thêm mối thù vào xƣơng tủy với lão Hứa. Lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”. Tâm hồn ngây thơ non nớt của một đứa trẻ còn chƣa hiểu chuyện luôn bị vây chặt trong “mê hồn trận” của những mối thù dòng họ, mối thù giai cấp. Nó khiến tâm hồn “tôi” “luôn thấm đẫm những hồi ức kinh hoàng không bao giờ còn hong

Không chỉ riêng mình cậu Tƣ, nhân vật Quý Anh cũng phải trải qua một tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Suốt thời con trẻ, Quý Anh không ngớt bị tra tấn, hành hạ. Nó sống “lủi thủi như một con chó bị đàn ruồng bỏ” chỉ bởi một lẽ “cha của Quý Anh là lão địa chủ nòi”. “Sự ruồng rẫy của người đời đã in hằn

trong tâm hồn nó nỗi mặc cảm rằng nó đang phải trả nợ cho những việc bố nó từng làm” [4, tr.113]. Tuy mới chỉ là một đứa trẻ nhƣng Quý Anh đã có sự già

dặn trƣớc tuổi – một sự già dặn đến xót xa, đau đớn. Nó mang một khuôn mặt “tái mét”, mắt “trống rỗng, vô hồn câm lặng và nhẫn nhục”. Có thể nói, chính lòng thù hận, cơn khát trả thù của ngƣời lớn đã cƣớp đi tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo của những đứa trẻ nhƣ cậu Tƣ, Quý Anh, Quý Hƣơng… Không biết đến bao giờ lòng thù hận, sự ngu muội, tăm tối mới buông tha cho những con ngƣời vô tội, những nạn nhân đáng lẽ ra đến thế hệ của họ phải đƣợc biết đến ấm no, hạnh phúc, tình yêu thƣơng, che chở, nâng niu của cộng đồng.

Viết về những nạn nhân của thù hận, Tạ Duy Anh muốn gửi gắm một thông điệp: con ngƣời cần phải bƣớc qua lời nguyền, vƣợt lên thù hận để tiến tới một tƣơng lai tốt đẹp hơn. Và giải pháp mà nhà văn đƣa ra là dùng tình yêu để xóa đi thù hận: “Cậu và tôi … và những mùa vàng rực nắng, chúng ta cùng

là con đẻ của một cuộc đời không thù hận” [4,tr.66]. Câu nói của Quý Anh

phải chăng cũng chính là “lời khẩn nguyện dâng lên từ mặt đất”. Tình yêu nhƣ những mầm xanh dịu ngọt làm tƣơi mát tâm hồn con ngƣời, xoa dịu đi nỗi đau thù hận từ bao thế hệ. Nó giúp con ngƣời ta có đủ sức mạnh để “băng qua cả

ngàn năm để viết lại một truyền thuyết”. Sử dụng mô típ Tình yêu và Thù hận,

Tạ Duy Anh muốn khẳng định sức mạnh của tình yêu trong việc cứu rỗi tâm hồn con ngƣời. Trong Bước qua lời nguyền mối tình trong sáng giữa cậu Tƣ và Quý Anh đƣợc nảy nở và nuôi dƣỡng ngay trong lòng những định kiến. Thế nhƣng tình yêu ấy không rơi vào bi kịch mà ngƣợc lại nó lại có sức mạnh cứu rỗi hai dòng họ đang quầy quật nhau trong u mê, thù hận và tội ác. Trong tác phẩm, nhân vật “tôi” – cậu Tƣ, đã hơn một lần “bước qua lời nguyền” để bảo

vệ tình yêu của mình. Thuở nhỏ, cậu cởi trói cho Quý Anh khi đang bị trói vào cọc phi lao và cùng chạy trốn. Đến tuổi thiếu niên, cậu sẵn sàng lao vào những cuộc cãi vã với bố mình để bênh vực Quý Anh, thẳng thắn thừa nhận tình yêu của mình với mẹ. Và điều lớn nhất trong tình yêu của nhân vật cậu Tƣ dành cho Quý Anh là một sự can đảm bƣớc qua mọi lời nguyền độc địa của “mảnh đất

chết tiệt”. Cậu thừa nhận tình cảm của mình, chính là bƣớc qua lời nguyền

dòng họ (“Còn làng Đồng thì còn mối thù với thằng Hứa và con cháu hắn”),

lời nguyền của của cả làng Đồng (Trai gái trong làng không được phép lấy

nhau) và vƣợt qua sự thù hận để bảo vệ tình yêu của mình. “Tôi và Quý Anh,

hai kẻ trong trắng như nhau, tội lỗi như nhau đã bước qua lời nguyền đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần” [4, tr.80]. Tình yêu của họ

không chỉ có ý nghĩa xóa bỏ thù hận giữa hai dòng họ mà còn thay đổi cách nghĩ, cách hành xử của ngƣời dân làng Đồng. “Bước qua lời nguyền” chính là bƣớc qua những định kiến sai lầm, những nhận thức công thức, phiến diện về con ngƣời. Tạ Duy Anh đã nói rất nhiều về thù hận nhƣng không phải để thù hận nhiều hơn mà là mong muốn về sự tha thứ trong mỗi con ngƣời, để tƣơng lại sáng sủa hơn, con ngƣời đối xử với nhau công bằng hơn, nhân văn hơn.

Dùng tình yêu để xóa đi thù hận chính là chủ ý của nhà văn khi xây dựng tác phẩm. Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp đến các thế hệ tƣơng lai hãy sống bứt phá, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những định kiến chết ngƣời để cùng nhau mang khát vọng “bước qua lời nguyền”. Đó là ý nghĩa nhân bản sâu sắc trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh. Mặc dù các nhân vật chịu sự ruồng bỏ của gia đình, dòng tộc, dân làng nhƣng họ đã dũng cảm vƣợt qua tất cả để bảo vệ tình yêu, vƣơn tới tự do, hạnh phúc. Vì vậy các nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh bên cạnh là nạn nhân của thù hận, họ cũng là những nhân vật của khát vọng tự do và tình yêu chân chính.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)