0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI (Trang 65 -68 )

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài là một phƣơng thức trần thuật mang tính khách quan. Ở điểm nhìn này, câu chuyện đƣợc kể lại từ ngôi thứ ba. Ngƣời trần thuật không phải là một nhân vật trong truyện mà là một ngƣời đứng ngoài câu chuyện, ghi lại một cách vô tƣ những gì mình chứng kiến. Điểm nhìn bên ngoài đòi hỏi ngƣời trần thuật phải biết hết mọi chuyện đã, đang xảy ra để có thể tái hiện lại sự vật, hiện tƣợng một cách khách quan. Hơn nữa ở điểm nhìn này thƣờng có một khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nhân vật. Bằng sự điềm nhiên của lối kể, ngƣời trần thuật thƣờng xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm với nhân vật và chỉ hƣớng sự chú ý của ngƣời nghe vào kết quả thuần túy. Sử dụng điểm nhìn này, ngƣời trần thuật đã đƣa đến một hình ảnh thực về cuộc sống và con ngƣời do đó tạo đƣợc tính khách quan, làm tăng độ chân thực và thuyết phục với độc giả.

Trong tác phẩm của mình, Tạ Duy Anh sử dụng nhiều điểm nhìn bên ngoài để trần thuật. Thông qua điểm nhìn này, câu chuyện đời sống đƣợc diễn ra “tự nhiên” qua lời của một ngƣời kể chuyện “vô hình”. Đây là mô hình trần thuật có từ truyền thống, song với sự sáng tạo nhiều mặt của nhà văn, sự khai thác đời sống vẫn đƣợc thực hiện phong phú ngay ở kiểu lựa chọn này. Các tác

phẩm: Gã thọt, Lũ vịt trời, Giai điệu đen, Phở gia truyền, Gã lẩm bẩm, Lạc

loài… đều đƣợc trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài. Ở đây không có những lời

nhận xét, bình luận của chủ thể kể mà chỉ thấy ào ạt sự kiện, ào ạt nỗi buồn đau và đổ vỡ.

Truyện ngắn Lũ vịt trời là tác phẩm tiêu biểu của Tạ Duy Anh viết về đời sống của ngƣời nông dân sau cải cách ruộng đất. Tác phẩm đƣợc trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài. Nhà văn đóng vai trò là ngƣời kể chuyện “ẩn mình” tƣờng thuật lại diễn biến sự việc một cách khách quan. Tác phẩm đƣợc mở đầu bằng lời của ngƣời kể chuyện: “Chuyện đã xảy ra hơn chục năm, nhưng lão

hƣớng ngƣời đọc vào câu chuyện về cuộc đời lão Khổ. Theo dòng trần thuật của ngƣời kể chuyện, những mảng cuộc đời lão Khổ hiện lên một cách chân thực, sinh động. Cuộc đời của lão là điển hình cho những ngƣời nông dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ, quyết tâm bám đất, bám ruộng. Thế nhƣng họ không đƣợc hƣởng những thành quả lao động xứng đáng mà còn phải chịu bao nỗi thống khổ. Bên cạnh những hiểm họa của thiên tai, dịch bệnh thì thói quan liêu hình thức, máy móc và cả căn bệnh thành tích của những ngƣời cầm cân nảy mực đã khiến cuộc sống của ngƣời dân rơi vào bi kịch. Trong khi hàng trăm tấn thóc bị mƣa đá quất rụng chỉ để nuôi béo lũ vịt trời thì cả ngàn ngƣời dân làng Cổ phải rơi vào cảnh lầm than vì đàn vịt của họ bị bỏ đói. Không chỉ có thế, họ còn phải chịu cách tính giá thuế vịt hết sức vô lí: “Lấy số thóc bình quân thu

được của vụ chiêm năm ngoái trừ đi số thóc thu được của vụ này, ra số thóc bị mưa đá quất rụng xuống ruộng. Đem số thóc đó quy thành tiền theo giá chợ đen. Lấy tổng số tiền chia cho tổng số vịt, ngỗng ước tính, sẽ ra mức tiền mỗi con vịt, con ngỗng phải chịu. Như vậy mặc dù bị mưa đá, song do sự sáng suốt của lãnh đạo nên hậu quả của thiên tai được khắc phục nguyên vẹn” [4, tr.15].

Từ điểm nhìn của ngƣời trần thuật đứng ngoài câu chuyện, Tạ Duy Anh đã thẳng thắn nói lên cái mặt trái của chế độ cũ bắt nghẹt ngƣời dân trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Họ không thể ngóc đầu dậy để tự mình làm ra hạt thóc bằng chính sức lao động họ đáng đƣợc hƣởng. Kể cả khi họ tìm ra cho mình con đƣờng thoát khỏi sự nghèo đói cũng không thể tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình.

Ở mảng đề tài thành thị, Tạ Duy Anh hƣớng ngòi bút của mình vào những vấn đề nóng hổi: vấn đề đời tƣ, thế sự, nhân sinh…. Ông đề cập đến những lĩnh vực của cuộc sống con ngƣời hiện nay: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, sự toan tính vụ lợi, cơm áo gạo tiền… Nhà văn trăn trở nhiều cho số phận con ngƣời, cho sự tác động, chi phối khủng khiếp của hoàn cảnh tới con ngƣời. Ông chú ý đến cuộc đụng độ quyết liệt giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với

môi trƣờng, hoàn cảnh sống, con ngƣời trong quan hệ với chính mình để giữ vững nhân cách và hoàn thiện nhân cách. Vẫn với cách viết lạnh lùng, khách quan, tỉnh táo, nhà văn đã đi sâu vào khai thác những mặt trái của con ngƣời và xã hội hiện đại. Hiện thực cuộc sống hiện lên qua những trang văn của ông với tất cả những bề bộn, nhốn nháo, phức tạp, ở đó con ngƣời đôi khi không làm chủ đƣợc bản thân và dễ sa chân vào tội ác. Truyện ngắn Rỗng chỉ miêu tả một thời điểm nhân vật “hắn” theo chân những ngƣời bạn đi vào một quán bar. Đây là lần đầu tiên “hắn” trải nghiệm cuộc sống của một khách làng chơi. Sự lúng túng, vụng về của chính bản thân mình khiến “hắn” bực tức, khó chịu. Và chỉ trong một khoảnh khắc “hắn” đã lỡ tay giết chết ngƣời nhân viên phục vụ chỉ vì anh ta đã làm cho “hắn” xấu hổ và tức giận: “Máu hắn trào sôi một niềm hằn

thù mà hắn không biết nó đến từ đâu. Hắn vớ luôn một chiếc đôn sứ nhằm vào gã đàn ông đang lễ phép một cách dối trá….

Xong xuôi, hắn phủi tay, chỉnh lại áo xống rồi bực dọc bảo những người vừa kịp chạy đến và đang vây chặt lấy hắn:

- Tôi còn chưa biết tên anh ta….” [2, tr.97]

Không một lời giải thích, bình luận, thậm chí không có cả lời miêu tả tâm trạng nhân vật sau khi gây nên tội ác, nhà văn cứ thản nhiên thuật lại diễn biến của sự việc một cách lạnh lùng khiến ngƣời đọc không khỏi “rùng mình” trƣớc sự hiện diện của cái ác. Có thể nói, điểm nhìn bên ngoài đã phát huy tối đa hiệu quả trong việc phản ánh những mặt trái, những hạn chế, tiêu cực của xã hội hiện đại. Cái tài của nhà văn là sự “giấu giếm khéo léo” thái độ của ngƣời kể dƣới một bộ mặt lạnh lùng, khách quan. Qua đó phơi bày một thực trạng xã hội đang bị tha hóa, biến dạng.

Qua tìm hiểu một số tác phẩm đƣợc trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài của Tạ Duy Anh, chúng ta có thể nhận thấy nhà văn đã bộc lộ rõ tính khách quan cần có của chủ thể trần thuật. Trong vai trò một ngƣời kể truyện, tác giả vừa đồng hành cùng nhân vật vừa có ý thức “tách mình ra” tạo lập một khoảng

cách nhất định với nhân vật để có thể quan sát, miêu tả nhân vật một cách chân thực, cụ thể sinh động. Điểm nhìn bên ngoài là một trong những thành công trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật của Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI (Trang 65 -68 )

×