Tạ Duy Anh với thể loại truyện ngắn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 26 - 28)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.2.2. Tạ Duy Anh với thể loại truyện ngắn

Không chỉ thành công ở thể loại tiểu thuyết mà Tạ Duy Anh còn khẳng định mình ở thể loại truyện ngắn. Ngƣời đọc biết đến bút danh Tạ Duy Anh cũng chính từ thể loại này.

Năm 1980, Tạ Duy Anh bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật với truyện ngắn đầu tay “Để hiểu một con người” in trên báo Lao động. Tuy nhiên tác

phẩm này chƣa để lại ấn tƣợng với độc giả. Không nản lòng, ông tiếp tục viết

truyện Viết ở công trường và Nắng sông Đà nhƣng cũng không gây đƣợc sự

là việc ông trở thành học viên khóa IV trƣờng Viết văn Nguyễn Du. Chính ở nơi đây, những bài học lí luận về sáng tác đƣợc thu nhận đã giúp ông có định hƣớng sáng tác mới. Ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về quê hƣơng mình, về những kí ức ở làng Đồng. Ông nghiệm ra rằng: “Chính là làng tôi, làng Đồng

Trưa của tôi, đây là đất nước thu nhỏ, vũ trụ thu nhỏ, làng ấy, đất nước ấy, vũ trụ ấy, là nơi tôi sinh ra, tôi khám phá, tôi viết, đủ cho tôi viết đến hết đời”

[65]. Quá trình bừng ngộ đó đã giúp ông bắt tay sáng tác truyện ngắn Lũ vịt trời và Bước qua lời nguyền gây đƣợc tiếng vang lớn. Tác phẩm đã đoạt giải trong

cuộc thi viết về nông thôn do tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt Nam

và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1989. Riêng truyện ngắn Bước

qua lời nguyền còn đánh dấu tên tuổi của Tạ Duy Anh trên văn đàn. Tác phẩm

đã đƣợc Hoàng Ngọc Hiến dùng làm tên gọi cho một dòng văn học mới – dòng văn học “bước qua lời nguyền”. Nó đánh dấu một bƣớc ngoặt trong hành trình sáng tác của Tạ Duy Anh. Khi nhận xét về đặc điểm truyện ngắn thời kì đổi mới, nhà văn Nguyên Ngọc có viết: “Đặc điểm nổi bật lần này là cầm cái

truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu, có những truyện ngắn chỉ mươi trang thôi, mà sức nặng có vẻ còn hơn cả một

cuốn tiểu thuyết trường thiên”. Và nhà văn đã lấy tác phẩm Bước qua lời

nguyền để làm minh chứng cho luận điểm của mình: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong mươi trang cả một cuộc đời, một kiếp người, mấy kiếp người, vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời” [48]. Nhận định này cho thấy đƣợc sức khái quát cao độ cũng nhƣ

những giá trị của truyện ngắn Tạ Duy Anh. Bước qua lời nguyền đã đánh dấu

sự khởi đầu tốt đẹp của nhà văn nói riêng và cũng là thành công của nền văn học mới nói chung.

Sau thành công của Bước qua lời nguyền, một số ngƣời đã tƣởng Tạ Duy Anh sẽ “ngủ quên trên vinh quang”, sẽ cũng trở thành “nhà văn một tác phẩm” nhƣ nhiều cây bút trẻ triển vọng khác. Nhƣng vốn mang trong mình khát vọng

thay đổi, khát vọng sáng tạo mãnh liệt, Lão Tạ đã “bước qua lời nguyền” của chính mình để tiếp tục cống hiến cho độc giả nhiều tập truyện ngắn với nội dung phong phú và những cách tân nghệ thuật độc đáo, mới lạ. Có thể kể đến

nhƣ: Gã và nàng (2000), Những truyện không phải trong mơ (2002), Truyện

ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (2003), Ba đào kí (2004), Bố cục hoàn hảo (2004), Người khác (2007), Lãng du (2011)…

Với khát vọng “phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc” và tinh thần sẵn sàng “chấp nhận sự bài xích, thậm chí nguyền rủa để tạo ra một cảm nhận

khác, một tư duy khác” [15], con đƣờng nghệ thuật của Tạ Duy Anh chắc hẳn

sẽ còn đi xa hơn nữa.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)