Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 32 - 37)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học

M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, con ngƣời là trung tâm của sự phản ánh và thể hiện. Mỗi nhà văn khi sáng tạo ra hình tƣợng nghệ thuật đều nhằm mục đích thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và con ngƣời. Chính vì vậy khi đánh giá thành tựu của một nền văn học hay một xu hƣớng, một tác giả, một giai đoạn văn học, chúng ta không thể không quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nền văn học ấy.

Theo Trần Đình Sử: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt

nghĩa, sự cảm thấy con người đã hóa thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng văn học” [56, tr. 43]. Ông cũng xác định thêm rằng, không phải bất cứ cách cắt

nghĩa, lí giải nào về con ngƣời cũng là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, mà chỉ là những cắt nghĩa có tính phổ quát tột cùng, mang ý vị triết học, thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con ngƣời.

Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ

thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [29, tr. 275].

Nhƣ vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ về con ngƣời, nằm trong cách miêu tả, thể hiện của tác giả qua tác phẩm. Nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách cắt nghĩa,

cách đánh giá, lí giải của nhà văn về tính cách, số phận, tƣơng lai của con ngƣời thông qua hình thức nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm. Hiểu đƣợc quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn, chúng ta sẽ có cơ sở để đi sâu vào thế giới nghệ thuật, tiếp tục cắt nghĩa các lớp hình tƣợng ẩn tàng trong mỗi tác phẩm văn chƣơng.

2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học sau

năm 1975

“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con

người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói lên đƣợc sứ mệnh

cao cả của văn chƣơng là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con ngƣời. Ngay từ những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã ghi vào nhật kí: “Hôm nay chúng ta chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc,

nhưng sẽ đến một ngày chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người… Chính cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài”. Dự cảm sáng suốt đó của ông

đã đƣợc minh chứng khi văn học có một sự chuyển mình mạnh mẽ từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa bình sau năm 1975. Các nhà văn dành tất cả tâm lực của mình cho một cuộc đổi mới toàn diện văn chƣơng. Đổi mới quan niệm về nhà văn, đổi mới cách viết, đổi mới đề tài… và đặc biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời với nội dung dân chủ và nhân bản sâu sắc.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt và khác thƣờng của cuộc chiến tranh vệ quốc. Do đó nó luôn bị chi phối và chịu tác động không nhỏ bởi những quy luật bất thƣờng của hiện thực thời chiến. Để phục vụ cho những nhiệm vụ cách mạng, văn học tập chung mọi cố gắng vào việc đào tạo những con ngƣời mang ý thức, trách nhiệm công dân, con ngƣời sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho lợi ích chung của cả dân tộc. Chính vì vậy văn học giai đoạn này thƣờng nhìn con ngƣời ở phƣơng diện con ngƣời công dân, con ngƣời chính trị. “Con người giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng

khuynh hƣớng lãng mạn đã tạo dựng nên những con ngƣời đẹp đẽ và hoàn hảo. Nếu diễn đạt theo M.Bakhtin thì“nó là con người đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức

hoàn hảo, thánh thiện”. Trên thực tế, chúng ta không phủ nhận sự trƣởng thành

của văn học từ chống Pháp đến chống Mĩ. Đó là sự thể hiện con ngƣời ngày càng trƣởng thành hơn, sâu sắc và đầy đặn hơn. Nhƣng do chiến tranh kéo dài, nhiều nguyên tắc nhất thời trở thành quy phạm, hạn chế không nhỏ khả năng sáng tạo của văn học, trong đó có quan niệm về con ngƣời.

Sau 1975, hiện thực cuộc sống có sự thay đổi, con ngƣời bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái tôi cá nhân lẩn khuất trong những con ngƣời đời thƣờng. Nhà văn có cái nhìn bình tĩnh, nghiêm túc hơn về con ngƣời. Đó không còn là cái nhìn mang đậm cảm hứng lãng mạn, cảm hứng anh hùng ca mà là cái nhìn hiện thực và toàn diện. Con ngƣời đƣợc khám phá nhƣ một cá thể phức tạp có số phận riêng, tính cách riêng và một thế giới tinh thần phong phú. Nếu nhƣ trƣớc năm 1975, các nhà văn có thiên hƣớng minh họa con ngƣời theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật điển hình, chú trọng tính chung sao cho phù hợp với quan điểm về sự vận động tích cực và tất yếu của đời sống thì văn xuôi sau 1975 dần dần quan tâm đến con ngƣời ở tƣ cách cá nhân nhƣ một “nhân vị” độc lập. Con ngƣời đƣợc xem xét ở mọi phía, nhiều tọa độ với những khía cạnh khác nhau: con ngƣời của cõi tâm linh, vô thức; con ngƣời dục vọng, bản năng… nhƣng mẫu số chung là nhấn mạnh sự không hoàn thiện của con ngƣời trong một xã hội đầy bất trắc. Trong giai đoạn lịch sử mới, các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn đơn tuyến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa chiều hơn và sâu sắc hơn về con ngƣời. Các nhà văn thời kì này trình bày con ngƣời nhƣ nó vốn có, không lí tƣởng hóa, không thần thánh hóa. Bản chất của con ngƣời luôn có sự song hành giữa phần “con” và phần “người”, “thiện” và “ác”, “tốt” và “xấu”… Trong con ngƣời có cả “thiên thần” và “ác quỷ”, có những cái đáng đƣợc ngợi ca, khẳng định nhƣng cũng không ít điều phải lên án, phê phán… Có thể nói, “Văn

học sau 1975, ngày càng đi tới một quan niệm trọn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản, con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện, mọi biến cố lịch sử” [43].

2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Tạ Duy Anh

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đƣợc xem là toàn bộ cái nhìn và sự miêu tả về con ngƣời bằng các biện pháp nghệ thuật. Nó thể hiện cá tính sáng tạo, thế giới quan và tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời có cái chung của thời đại, của dân tộc và của cả nền văn hóa, song lại có vai trò năng động sáng tạo của mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ. Mỗi nhà văn đều có những quan niệm về con ngƣời của riêng mình và luôn cố gắng tìm cách thể hiện quan niệm ấy theo một cách thức riêng.

Trong cao trào đổi mới, Tạ Duy Anh xuất hiện với những truyện ngắn đặc sắc, gây ấn tƣợng mạnh: Bước qua lời nguyền, Lũ vịt trời, Xưa kia chị đẹp nhất

làng… và sớm đƣợc khẳng định là cây bút xuất sắc, ngƣời đã khơi mở “dòng

văn học bước qua lời nguyền” (Hoàng Ngọc Hiến) với những thông điệp nghệ

thuật sâu sắc về số phận con ngƣời.

Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, bản chất con ngƣời luôn có sự tồn tại song hành giữa thiện và ác, tốt và xấu. Ông cho rằng trong con ngƣời “có một tí

thánh thần, một tí súc vật, một tí người, một tí quỷ, một tí sâu bọ… mỗi thứ một tí” [3, tr. 265]. Nhà văn có thể viết về cái thiện hoặc cái ác, nhƣng “cho dù viết về cái gì thì giá trị lớn nhất mỗi nhà văn phải tạo ra là giá trị thẩm mỹ”, phải

hƣớng tới cái đẹp, cái chân, cái thiện. Ông đã từng khẳng định: “Tôi là người

thích đi mấp mé ở phần bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới và sau đó nếu có thể là chiếm lĩnh bờ bên kia của cái thiện và cái ác” [15]. Có lẽ với quan niệm nhƣ vậy nên

mảng tối, những phần chƣa hoàn thiện trong con ngƣời. Qua đó cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc tình trạng tha hóa, vong thân, vong bản. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru ngủ họ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn, nhƣng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con ngƣời, giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời.

Viết về những vấn đề bức xúc của đời sống hiện đại, Tạ Duy Anh không giới hạn ở một chủ đề nào nhƣng xuyên suốt tác phẩm của ông là nỗi lo âu trƣờng trực trƣớc sự lệch pha giữa văn minh và văn hóa. Ông hoang mang vì cái ác, cái xấu luôn tràn ngập trong xã hội từ nông thôn cho đến thành thị. Tuy nhiên không giống nhƣ những nhà văn khác, Tạ Duy Anh viết nhiều về cái ác để lay thức cái thiện trong tâm hồn con ngƣời. Bởi lẽ, ông hiểu rất rõ rằng: “Bản thân con người không thể loại bỏ hết cái ác ra khỏi đời sống nhưng có

thể và cần phải nhận thức được bản chất của nó… cách của tôi là làm cho mọi người ghê sợ và kinh tởm bạo lực bằng việc phơi bày nó”. Chính vì vậy, ngòi

bút Tạ Duy Anh luôn đặt ra cho mình sứ mệnh phải viết “để cho cái ác nếu

không biến mất thì cũng vì những trang viết của tôi mà mỗi ngày ít đi một chút, một chút như những hạt bụi” [35].

Đối với yêu cầu nhận thức, đánh giá lại những vấn đề trong quá khứ, Tạ Duy Anh không nhằm tái hiện lại sự kiện lịch sử mà nhà văn quan tâm sâu sắc đến số phận con ngƣời trong cuộc nhào nặn dữ dằn, nghiệt ngã của số phận. Thông qua cuộc đời với đủ những cung bậc thăng trầm của mỗi kiếp ngƣời, Tạ Duy Anh đã thể hiện một cái nhìn thẳng thắn, không khoan nhƣợng với tất cả những sai lầm, những mặt trái, tiêu cực. Nhà văn luôn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ với lịch sử, thời đại để xem xét, đánh giá. Chính nhờ thế, các nhân vật của Tạ Duy Anh khi đã trải qua hết thăng trầm, biến cố của một đời thƣờng có sự bình tâm, chiêm nghiệm, nhìn nhận lại tất cả. Do vậy, điều độc

giả nhận đƣợc từ tác phẩm của Tạ Duy Anh là những chiêm nghiệm sâu xa, thấm thía, đậm tính nhân văn về cuộc đời và con ngƣời.

Trên đây là những nét khái quát về một số đặc điểm nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Bằng việc quan tâm đến những vấn đề hiện thực gai góc và số phận con ngƣời bên miệng vực của cái ác trƣớc bao thăng trầm của lịch sử - xã hội, tác phẩm của Tạ Duy Anh đã mở ra những chiều sâu mới mẻ về con ngƣời và nhân thế. Những câu chuyện về con ngƣời trong sáng tác của Tạ Duy Anh luôn có phần kì bí, khó hiểu, nhƣng điều đó càng tạo ra động lực để thôi thúc những độc giả yêu cái mới, tìm tòi sáng tạo để đi vào chiều sâu suy nghĩ khi đến với tác phẩm của nhà văn họ Tạ này.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 32 - 37)