6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.4.2. Giọng điệu châm biếm, giễu nhại
Giọng điệu châm biếm, giễu nhại thƣờng gắn với cảm hứng về cái hài. Nó biến thành trò cƣời tất cả những gì có vẻ bề ngoài nghiêm túc bằng cách tô đậm sự lố bịch, kệch cỡm hay vô nghĩa của nó. Văn xuôi sau 1975 đang dần ý thức “phá bỏ cái nghiêm nghị mực thước, phá đổ các thần tượng ngôn từ. Nó đang
đi đến chỗ tự mỉa mai, tự chế giễu, và ta biết điều này là hết sức quan trọng trong tự vấn” [49].
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, giọng điệu châm biếm, giễu nhại cũng đƣợc nhà văn quan tâm sử dụng. Với giọng điệu này, nhà văn không nhằm tạo ra tiếng cƣời giòn giã, khoái trá mà dƣờng nhƣ đằng sau tiếng cƣời giễu ấy là cả một sự xót xa, chua chát, khiến ngƣời đọc phải suy tƣ, trăn trở trƣớc những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Đó là tiếng cƣời giễu về một “thế giới bị lộn
Nhà văn dùng tiếng cƣời để lật tẩy, hạ bệ những hình tƣợng “đức cao vọng
trọng”, phanh phui bản chất xấu xa, dối trá của họ. Trong Dịch quỷ sứ, sự giả
tạo của cụ Thụy đƣợc lật tẩy bằng giọng văn hài hƣớc: “Hôm về huyện, việc
đầu tiên là cụ đòi xem huyện đổi mới đến đâu. Chính cụ tận tay bưng bát tiết canh đánh với sụn nướng cho lão ăn mày cứ thấy huyện có khách là mò đến. Giọng cụ ứa nước mắt mọi người: “Tôi là đầy tớ của dân, được dân nuôi béo để phục vụ dân được nhiều mà thôi”. Lão ăn mày thấm cái ơn ấy đến nỗi nghẹn không nuốt được”.[2, tr.223]
Bản chất dâm dục của một nữ bác sĩ khi khám chữa cho bệnh nhân cũng đƣợc Tạ Duy Anh lật tẩy bằng giọng châm biếm: “cô hẹn hắn cứ cách ngày lại
đến gặp cô bằng vẻ mặt không có chút gì của một thầy thuốc. . . Thường khi đó, cô khéo léo đuổi hết bệnh nhân ra ngoài để được tự do áp tai vào ngực hắn, nắn bụng hắn, bí mật quan sát những phản ứng của hắn do va chạm da thịt. Tất cả đều cho thấy hắn không chỉ có một thể trạng tốt, mà còn hoàn toàn là một người tình tuyệt vời. Điều đó thì chỉ vài tháng sau cô đã có cơ sở thực tế để khẳng định lại phỏng đoán của mình”. “Nhưng cô làm thế với hắn như một sự hi sinh vì khoa học, của nhà chuyên môn chân chính, để khám phá một loại bệnh mới, giống như hành vi nuốt vi trùng tả hoặc tự tiêm vi rút bệnh dại vào người mà cô luôn ghi nhớ như một biểu hiện lớn lao của y đức”. Chính nhờ “sự hi sinh” đó mà “cô được hưởng trọn vẹn một niềm vui kép: Hạnh phúc của một người tình không có chỗ nào đáng phàn nàn và niềm sung sướng của một kẻ đang gặt hái thành công trong nghiên cứu khoa học” (Gã lộn ngược). [6]
Trong truyện ngắn Con ruồi, Tạ Duy Anh cũng phơi bày bản chất kiểu
cách rởm đời của một bộ phận trí thức thông qua tiếng cƣời châm biếm. Nhân vật “chàng” quyết tâm từ bỏ cuộc sống “xuất thân nghèo hèn” để trở thành một trí thức. Chàng không cần miệt mài học tập, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân mà chỉ cần đánh bóng tên tuổi, tạo cho mình cái vỏ bọc đài các ở hình thức bên ngoài: “Trước hết chàng theo học lớp ngoại ngữ cấp tốc, thuộc lòng mấy
câu sang trọng: “Thưa bà! Thưa quý cô nương! Xin lỗi! Cảm ơn! Rất hân hạnh…”. Ngần ấy, chàng tự nhủ - không thể ít hơn một phần mười…”. Là trí
thức, tất nhiên chàng phải có giá sách: “Chàng đến mười quầy sách khuân về
đúng mười bao tải và chàng có thêm một phần mười nữa. Cặp kính gọng vàng thêm hẳn một phần mười, cùng với ngần ấy phần mười do đôi giày lười nhãn Pháp đem lại. Cả thảy còn sáu phần mười nữa khiến chàng văng tục. Sau khi bực tức, lục lọi cũng được thêm hai phần mười, chàng quyết định chàng là trí thức theo thói quen biểu quyết đa số. Nhẩm tính chàng thốt lên: “Ồ, quá rẻ,
chưa bằng số tiền cải táng một bộ xương khô nào đó” [2, tr.262]. Con đƣờng
để trở thành trí thức của “chàng” xem ra thật đơn giản. Chỉ cần tạo một vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài thì “chàng” nghiễm nhiên trở thành trí thức đƣợc mọi ngƣời công nhiên thừa nhận không chút nghi ngờ. Phải chăng trong số những con ngƣời thuộc tầng lớp “trí thức” mà “chàng” đang giao du có không ít những kẻ nhƣ “chàng”. Thông qua cái nhìn hài hƣớc, Tạ Duy Anh đã cho chúng ta thấy phần nào sự phù phiếm, giả tạo của cả một lớp ngƣời trong xã hội hiện đại.
Tiếng cƣời châm biếm, giễu nhại còn đƣợc Tạ Duy Anh dùng để vạch trần những góc khuất trong lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật. Phát hiện của
giáo sƣ Bạch trong truyện ngắn Con vẹt đã khiến không ít ngƣời phải giật
mình. Ông cho rằng: Chỉ cần dạy cho con vẹt một trăm từ thì nó “có thể trở
thành một nhà ngôn ngữ, thậm chí một nhà thơ”, “Chỉ cần nó thành thạo một trăm từ có tần suất cao nhất trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày là coi như nó ăn đứt vô khối đồng nghiệp của ông. Ông đã từng thử làm một phép thống kê để tìm số từ của một nhà thơ, một nhà báo, một nhà phê bình… và đi đến kết luận: chỉ cần 100 từ là có thể làm luôn một lúc cả ba nhà… và thực chất của sự sáng tạo ở ta phần lớn chỉ là bắt trước cho khéo, cho điêu luyện” [2, tr.11]. Có
thể thấy, đằng sau tiếng cƣời mỉa mai, châm biếm, giễu nhại là sự xót xa, đau đớn của nhà văn trƣớc thực trạng của nền văn học nƣớc nhà.
Nhƣ vậy thông qua giọng điệu châm biếm, giễu nhại, nhà văn đã phanh phui, lật tẩy bản chất của những hiện tƣợng chƣớng tai gai mắt trong xã hội, hạ bệ những hình ảnh vốn đƣợc coi là thần tƣợng. Cái nhìn của nhà văn đôi lúc có phần khắt khe, gay gắt nhƣng đó chính là cách để ông gửi gắm những lời cảnh báo cấp thiết trƣớc nguy cơ bị biến dạng, tha hóa của con ngƣời. Tiếng cƣời trong truyện ngắn Tạ Duy Anh vì vậy là một tiếng cƣời ngậm ngùi, chua xót. Nó có tác dụng thanh lọc tâm hồn con ngƣời khi nhìn thẳng vào hiện thực.