Giọng điệu triết lí, suy ngẫm

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 88 - 90)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.4.1.Giọng điệu triết lí, suy ngẫm

Giọng điệu triết lí, suy ngẫm là một trong những nét đổi mới từ sau năm 1975 của các nhà văn hiện đại nói chung. Truyện ngắn với dung lƣợng nhỏ nhƣng phản ánh khái quát và sâu sắc hiện thực cuộc sống với những mảnh đời, những số phận vì thế tính triết lý luôn tồn tại trong tác phẩm. Tất nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể triết lý đƣợc. Để có những triết lý mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con ngƣời, đòi hỏi nhà văn phải có sự từng trải, sự chiêm nghiệm và tất nhiên phải có vốn kiến thức sâu rộng.

Trong hệ thống giọng điệu đa dạng của truyện ngắn Tạ Duy Anh thì giọng triết lí suy ngẫm đƣợc thể hiện rất sâu sắc với những suy tƣ về con ngƣời, cuộc đời, thời thế. Các nhân vật sau khi đã nến đủ cay đắng, cơ cực của kiếp ngƣời đều tỏ ra thâm trầm, trải nghiệm. Có khi chỉ là một chi tiết, một sự kiện cụ thể, nhỏ nhặt cũng đƣợc nâng lên thành triết lí, thành quy luật chung của con ngƣời, cuộc đời. Một ngƣời khách hàng của tổng đài 1080 trong truyện ngắn Nửa đêm

về sáng sau khi bị vợ phản bội đã có những suy nghĩ thật sâu sắc: “cuộc đời thế mới là cuộc đời. Nó thường không theo ý muốn riêng của bất kì ai. Chẳng thể cứ ôm mãi trong lòng những gì đã vĩnh viễn lìa xa mình, trong khi còn có

tương lai và nhiều việc hữu ích khác” [2, tr.114]. Nhân vật “tôi” trong Bước

qua lời nguyền sau khi trải qua biết bao đau khổ chợt giật mình nhận ra sự ngắn

ngủi của cuộc đời. Con ngƣời chƣa kịp hiểu mình là ai, mình vì ai mà sống, chƣa kịp nhận ra ý nghĩa của kiếp ngƣời thì nó đã vèo qua: “Đời người thật

hút trong sự lãng quên khắc nghiệt” [4, tr.79]. Nó ngắn vì nó quá nhiều hệ lụy,

thế mà con ngƣời chẳng biết thƣơng nhau, lại dùng quá nhiều thời gian, tâm

sức vào chuyện đào bới quá khứ, nuôi dƣỡng hận thù. “Tôi” trong Vòng trầm

luân trần gian cũng có suy nghĩ: “Con người thật khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia; người này làm tội người khác… tạo thành cái vòng trầm luân ngay trên trần gian” [4, tr.97]. Cuộc đời con ngƣời là một “vòng trầm luân” với đầy

những nỗi khổ đau bất hạnh. Những dòng tự bạch chân thành ấy giúp chúng ta hiểu hơn về hiện thực cuộc sống và tâm trạng nhân vật.

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí còn đƣợc sử dụng khi các nhân vật suy nghĩ, triết lí về những khái niệm trừu tƣợng: Chiến tranh, nỗi cô đơn của con ngƣời, những giá trị văn hóa…. Bằng chính những trải nghiệm của mình, ngƣời

lính chỉ huy trong Xưa kia chị đẹp nhất làng hiểu rất rõ rằng: “Chiến tranh là

may rủi. Là cuộc chơi đỏ - đen tàn khốc: phải được cả hoặc mất tất”. Bà giáo

góa trong Vòng trầm luân trần gian cũng có những triết lí về nỗi cô đơn: “Tâm

trạng cô đơn, bản chất của nó là khát khao cái đẹp. Bà nghiệm điều đó từ chính cuộc đời bà. Có thể hoàn toàn tin ở một người cô đơn”…

Trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh còn xuất hiện những triết lí mà thoạt nghe tƣởng chừng nhƣ vô lí nhƣng lại có lí trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc

biệt là trong thời đại ngày nay. Nhân vật “tôi” trong Mê hồn trận đã có lúc cảm

thấy hoang mang về những triết lí đƣợc chị Yến đúc rút từ chính những kinh nghiệm của mình: “Em phải nhớ điều này, làm tốt quá được thủ trưởng khen là

em tự hại em đấy nhé. Anh Tầm không chấp nhận điều đó đâu. Nhưng em cũng không có quyền làm dở bởi điều đó tạo cớ cho những kẻ thù của anh Mạnh chống lại anh ấy và đương nhiên là cản trở cho việc nhận em(…). Làm việc trong một tập thể như vậy tốt nhất cho em là không nghe, không biết, không thấy, không bài xích và không hưởng ứng. Em phải hiểu điều đó một cách cụ thể như thế nào? Nghĩa là ai làm gì cũng mặc họ, coi như mình bị mù, ai nói gì cũng nghe nhưng sau đó quên ngay, ai hỏi gì về người khác, nói gì về người

khác cũng không tỏ ra thờ ơ mà cũng đừng ra vẻ quan tâm… Và không biết luôn là phương sách tối ưu nhất trong mọi trường hợp… Chưa xong. Còn nữa. Thủ trưởng cơ quan đang cần đồng minh để chống lại đám nhân viên công thần. Đương nhiên là ông ấy muốn thấy ở em một sự trung thành, nhưng nếu em để lộ ra mình là tay chân của ông ấy thì sẽ có người đập cho không ngóc đầu lên được. Em phải tự suy nghĩ mà tìm ra cách dấu mình”…[4, tr.210 –

211] Trong những điều mà chị Yến suy ngẫm đều hàm chứa những sự mâu thuẫn, nghịch lí. Nhƣng đó phải chăng lại chính là nghệ thuật sống và tồn tại trong cái xã hội với nhiều điều thị phi và hỗn độn.

Có thể nói, giọng triết lí, chiêm nghiệm trong truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn chứa đựng những nỗi niềm suy tƣ về đời sống thế sự và con ngƣời. Nó giúp ngƣời đọc chìm sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để cùng băn khoăn, suy nghĩ, cùng tâm sự và cùng giãi bày, chia sẻ. Với giọng điệu này, ngƣời đọc dƣờng nhƣ cũng tìm đƣợc sự đồng cảm về cảnh ngộ, về tâm trạng, về những thăng trầm, chìm nổi của kiếp ngƣời.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 88 - 90)