Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 68 - 70)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.2. Điểm nhìn bên trong

Bên cạnh điểm nhìn bên ngoài, Tạ Duy Anh cũng thƣờng lựa chọn sử dụng cách trần thuật từ điểm nhìn bên trong. Ở đây ngƣời trần thuật xuất hiện trong vai một nhân vật, vừa tham gia vào sự kiện, biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò dẫn dắt cốt truyện. Ngƣời trần thuật đã nhìn, suy nghĩ, nhận xét và kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc của chính nhân vật. Lối trần thuật này đã xóa bỏ khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nhân vật, điểm nhìn của ngƣời trần thuật và nhân vật đã hòa vào làm một. Chọn cách trần thuật này, dù là kể chuyện mình hay kể chuyện ngƣời, ngƣời trần thuật đều có điều kiện trực tiếp bày tỏ tình cảm, thái độ, suy nghĩ và cách đánh giá của mình.

Khảo sát một số tập truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy tác giả tỏ ra khá già dặn và chắc tay với kiểu trần thuật từ điểm nhìn bên trong. Cụ thể:

Tập Truyện ngắn chọn lọcTạ Duy Anh có 16/29 truyện

Tập Bố cục hoàn hảo có 15/29 truyện Tập Người khác có 6/12 truyện

Ở kiểu trần thuật từ điểm nhìn bên trong, ngƣời kể thƣờng xuất hiện ở ngôi thứ nhất xƣng “tôi” khi kể lại những diễn biến của truyện theo cảm nhận của ngƣời trong cuộc. Qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật, ngƣời đọc thấy tính cách, tâm hồn nhân vật hiện lên sinh động đến mức nhƣ đƣợc tận mắt nhìn thấy một con ngƣời thực giữa cuộc đời, đang nghe anh ta tâm sự, giãi bày. Với lối kể chuyện này, ngƣời đọc luôn tin vào câu chuyện và dễ bị cuốn vào câu chuyện, luôn có cảm giác đó là chuyện thực chứ không phải thế giới nghệ thuật.

Truyện ngắn Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn

chƣơng của Tạ Duy Anh trong thời kì đổi mới. Toàn bộ câu chuyện là dòng hồi ức, tâm trạng của “tôi” về chính cuộc đời của mình. Với lợi thế từ điểm nhìn

bên trong, tác giả có thể tổ chức, dẫn dắt mạch chuyện một cách biến hóa, linh hoạt. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất kể về chính tuổi thơ của mình:

“Năm lên bẩy tuổi tôi đã được giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí teo giữa cuộc đời mênh mông này.” [4, tr.50]

Những dòng tự thuật ấy hƣớng ngƣời đọc vào câu chuyện với những mảng hiện thực khác nhau. Đó là những kí ức tuổi thơ của “tôi”, kỉ niệm tình yêu với Quý Anh, những câu chuyện của ngƣời cha về lịch sử làng Đồng… Các sự kiện đƣợc trần thuật theo dòng cảm xúc của nhân vật. Không có quan hệ nhân quả, không theo trật tự thời gian, hiện tại, quá khứ đan xen nhau, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào kí ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính. Thông qua điểm nhìn bên trong, hiện thực cuộc sống hiện lên chân thực, gần gũi, bởi lẽ đó là hiện thực đƣợc chính nhân vật chứng kiến và trải nghiệm. Hơn thế nữa, nhờ điểm nhìn bên trong, nhân vật có thể tự do nói lên tiếng nói của mình. Đó là tiếng nói mạnh dạn, nồng nhiệt, thách thức lại cả một quá khứ u tối đầy thù hận.

Truyện Vòng trầm luân trần gian đƣợc Tạ Duy Anh viết kế tiếp sau Bước

qua lời nguyền, tiếp tục mạch chuyện về làng Đồng, về những nhân vật làng

Đồng. Truyện cũng đƣợc trần thuật từ điểm nhìn bên trong. Nhân vật “tôi” vừa trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện, vừa kể lại câu chuyện thông qua cái nhìn đầy tâm trạng. Hiện thực cuộc sống qua cảm nhận của nhân vật “tôi” là một hiện thực rạn nứt, đổ vỡ, với đầy rẫy những khổ đau oan trái. Không chỉ số phận của nhân vật “tôi” mà còn nhiều nhân vật khác nhƣ chú Hổ, ngƣời cha… đều là những nạn nhân của một thời. Họ luôn phải sống trong tình thế căng thẳng, ngột ngạt trƣớc sự thù hận cá nhân, trƣớc những bất công của thời cuộc.

Sử dụng điểm nhìn bên trong, tác giả cũng thƣờng khéo léo lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp để kể lại câu chuyện. Các nhân vật “tôi” trong Truyền

lên bên cạnh chị Thƣ, chị Túc. Họ hiểu rõ hơn ai hết về vẻ đẹp tâm hồn cũng nhƣ những nỗi khổ đau, bất hạnh mà các chị phải gánh chịu. Chính vì vậy, nhân vật “tôi” kể về cuộc đời của chị Thƣ, chị Túc với một thái độ cảm thông, yêu thƣơng, trân trọng. Họ vừa là nhân chứng, vừa là những ngƣời tri kỉ có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật.

Nhƣ vậy, việc sử dụng điểm nhìn bên trong đã đem lại cái nhìn sâu sắc và nhân bản hơn cho câu chuyện. Đó là phƣơng thức trần thuật giúp ngƣời đọc cảm nhận rõ hơn về đời sống nội tâm của nhân vật. Đồng thời cũng là sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn đƣa tác phẩm gần hơn với cuộc sống đời thƣờng.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)