Kết cấu truyện lồng truyện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 75 - 77)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện

Trong phong trào đổi mới văn chƣơng, các nhà văn hiện đại thƣờng chú ý sử dụng thủ pháp “cắt dán” nhiều loại văn bản trong một cuốn sách, đan xen nhiều câu chuyện trong một câu chuyện nhằm mục đích mở rộng không gian nghệ thuật của tác phẩm, nới rộng những chiều kích hiện thực đồng thời phản ánh quan niệm về một thế giới không dễ lí giải, đứt vỡ, xáo trộn và vụn nát.

Sử dụng kiểu kết cấu truyện lồng truyện, Tạ Duy Anh đã mở ra đƣợc một hƣớng tiếp cận mới về hiện thực đời sống. Ở đó ngƣời kể chuyện đóng vai trò kể lại câu chuyện của ngƣời khác, nhƣ thế sẽ có ít nhất hai ngƣời kể, và vì vậy tính khách quan đƣợc chú trọng. Xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Tạ Duy

Anh những tác phẩm có kết cấu truyện lồng truyện nhƣ: Dịch quỷ sứ, Tội tổ

tông, Bên ngoài thời gian, Nửa đêm về sáng, Truyền thuyết viết lại….

Trong truyện Dịch quỷ sứ, xoay quanh chuyện Bùi Bằng Hữu viết đơn

kiện ông già dạy thú vì ông ta đã cƣớp đi quyền đƣợc câm của mình, Tạ Duy Anh đã khéo léo đan lồng vào đó biết bao câu chuyện nhỏ khác. Đó là câu chuyện về ông Bùi N, chuyện về bà AQ, chuyện về cụ Thụy…. Qua đó phản

ánh thực trạng tha hóa thành những bản sao của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đây là dấu hiệu của nghệ thuật cấu trúc truyện lồng truyện, đan xen vào lời tác giả là lời nhân vật. Điểm nhìn trần thuật của tác phẩm vì vậy không cố định ở một nhân vật mà liên tục thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba.

Truyền thuyết viết lại là câu chuyện về cuộc đời khổ đau, bất hạnh của chị

Thƣ. Chị bị cả làng xa lánh, hắt hủi bởi chính sắc đẹp của mình. Ngƣời ta nhất quyết gán cho chị mắc bệnh hủi và “chối bỏ chị như chối bỏ một điều vô phúc”. Bởi lẽ chị đã gợi dậy trong kí ức làng Đồng về một thảm họa do ngƣời đàn bà đẹp gây ra. Trong tác phẩm, Tạ Duy Anh đã dẫn ra câu chuyện về ngƣời đàn bà trong truyền thuyết. Qua đó lí giải nguyên nhân những nỗi khổ đau, bất hạnh của chị Thƣ, đồng thời lên án sự sai lầm ấu trĩ, ngu muội, những định kiến hẹp hòi đã hủy hoại cái đẹp.

Truyện ngắn Bên ngoài thời gian kể về chuyến đi công tác về một vùng

nông thôn của “tôi”. “Tôi” đƣợc địa phƣơng sắp xếp cho nghỉ tại gia đình của một một cụ bà độc thân. Và tại đây “tôi” có dịp tìm hiểu về cuộc đời của bà lão, dù đã ngoài tám mƣơi tuổi nhƣng vẫn khỏe mạnh, thanh thoát. Đan lồng trong lời kể của “tôi” là những đoạn tự thuật của bà cụ về chính mình, về những kỉ niệm với ông lão… Qua những lời tâm sự ấy, ngƣời đọc thực sự cảm phục về cách sống, cách suy nghĩ tràn đầy lạc quan của cụ. Nó giúp chúng ta nhận ra những mặt trái của cuộc sống hiện đại, hiểu và trân trọng hơn ý nghĩa cuộc sống.

Nhƣ vậy, từ những câu chuyện đƣợc đan lồng vào nhau, Tạ Duy Anh đã đạt đƣợc hiệu quả trong việc phản ánh hiện thực một cách đa chiều, đa diện. Nó tạo cho những trang văn của ông có sức hấp dẫn không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở tính dân chủ sâu sắc trong cách thể hiện. Với kiểu kết cấu truyện lồng truyện đã tạo ra đƣợc nhiều điểm nhìn phong phú về thế giới và con ngƣời. Qua đó mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực và tăng sức khái quát cho mỗi câu chuyện kể.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)