6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.4.4. Giọng trữ tình, giàu cảm xúc
Là một nghệ sĩ chân chính cho nên Tạ Duy Anh tất yếu không chỉ có phản bác cái xấu xa nhăng nhố trong đời sống mà trên hết ông luôn khát khao và mong muốn thay đổi và cải tạo lại các hiện thực đó. Chính vì vậy, cho dù có đặt đời sống trong cái nhìn “suồng sã”, trong nụ cƣời chua chát, trong mọi khổ đau, ta vẫn thấy nhà văn không mất đi niềm tin đối với điều thiện, với con ngƣời. Mọi sự giác ngộ, lí tƣởng và khát vọng yêu thƣơng vẫn đƣợc ông thiết tha bày tỏ trong các tác phẩm của mình. Do vậy, giọng điệu trữ tình, giàu cảm xúc cũng thƣờng xuất hiện trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
Trong truyện ngắn Lãng du, ta bắt gặp một giọng văn trong sáng, mƣợt
mà, giàu hình ảnh khi nhân vật hồi tƣởng về những kí ức tuổi thơ: “Hồi bé anh
vẫn thường đứng ở bờ bên này nhìn hút sang bờ bên kia, nơi bóng núi đổ xuống khiến mặt hồ đen thẫm. Vào từng quãng thời gian trong ngày, bức tranh sơn thủy lại có gam màu khác nhau. Đẹp nhất vẫn là lúc sáng sớm và khi mặt trời khuất sau dãy núi. Đây là những khoảnh khắc phi phàm, kích thích trí tưởng tượng ghê gớm. Hình ảnh một nàng tiên cá bất ngờ bay vút lên từ đáy hồ luôn bám theo anh. Đêm đêm, nhất là vào những hôm có trăng, nàng ngồi vắt vẻo bên một tảng đá, hát lên những giai điệu đẹp và buồn”.[6, tr.223]
Đối lập với không khí ngột ngạt, khắc nghiệt của chiến tranh là những tâm
sự giàu cảm xúc của anh lính chỉ huy trong Xưa kia chị đẹp nhất làng: “Giờ
này trăng vừa lên. Thật kì lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tưởng như chiến tranh bị đẩy lùi mãi chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi chờ đợi điều gì không? Tôi … chờ em bước ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó
những vết thương, làm nguội mặt đất bởi vì em là vị Phúc thần của những người lính trận như tôi…” [4, tr.27]. Những dòng tâm sự đậm chất trữ tình, thơ
mộng ấy đã làm dịu bớt những đau thƣơng, mất mát do chiến tranh gây ra. Nó giúp con ngƣời tìm đƣợc niềm tin, sự bình yên trong tâm hồn để tiếp tục cố gắng, phấn đấu vì những lí tƣởng cao cả.
Giọng văn trữ tình, giàu cảm xúc còn đƣợc Tạ Duy Anh sử dụng nhiều trong những đoạn văn miêu tả kí ức tuổi thơ, ngợi ca vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ… Trong Bước qua lời nguyền, đối lập với không khí ngột ngạt tù túng, đối lập với những lời chửi thề, văng tục là những câu hát “Thánh ca”: “Cậu và tôi
và những mùa vàng rực nắng… chúng ta là con đẻ của một cuộc đời không thù hận…”, “Đêm ấy không có trăng nhưng đầy sao và hương thơm mùa màng tỏa ra từ đất. Lần đầu tiên trong đời, trái tim tôi nóng như hòn than cháy ngùn ngụt trong ngực, khi tôi biết cảm nhận sự kì diệu của da thịt… Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng như nhau, tội lỗi như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần” [4]. Những thanh âm trong
trẻo ấy đã góp phần làm dịu mát không khí ngột ngạt, tăm tối trong tác phẩm. Nó giúp con ngƣời ta có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp ở tƣơng lai.
Có thể nói truyện ngắn Tạ Duy Anh là sự kết hợp của nhiều giọng điệu. Bên cạnh giọng lạnh lùng, khách quan là những câu văn mƣợt mà, trong sáng, giàu cảm xúc. Nó góp phần phản ánh một hiện thực đa chiều, đa diện. Sự đan xen kết hợp nhiều giọng điệu trong sáng tác chính là minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Tạ Duy Anh. Ông không chỉ là nhà văn thiên về miêu tả cái xấu, cái ác mà còn là nhà văn của tình ngƣời, của những điều bình dị trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
1. Văn học Việt Nam sau 1986 đã có sự đổi mới trên nhiều phƣơng diện
cả về nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật. Trong dòng chảy chung đó, thể loại truyện ngắn cũng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ. Sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật đã khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm cách tân về thi pháp. Cùng với sự chuyển động của văn học là sự xuất hiện của nhiều cây bút tài năng, bản lĩnh và cá tính. Trong những tên tuổi đó, Tạ Duy Anh đƣợc xem là một hiện tƣợng của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.
2. Xuất hiện trên văn đàn khi còn rất trẻ song Tạ Duy Anh đã nhanh
chóng hòa nhập vào quy luật vận động đổi mới của văn học, sớm tạo cho mình những bƣớc đi riêng vững chắc. Trong hành trình nghệ thuật, ông luôn mạnh dạn tìm tòi, thể nghiệm với một tinh thần nghiêm túc và thái độ thực sự cầu thị.
Với khát vọng Bước qua lời nguyền và Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã và
đang ngày đêm nỗ lực không ngừng để đổi mới tƣ duy nghệ thuật, vƣợt thoát ra khỏi những khuôn khổ đã có. Sự nghiệp viết truyện ngắn của ông thực sự đã có đƣợc những cách tân đáng kể, góp phần vào sự nghiệp đổi mới chung của văn học nƣớc nhà.
3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh đã phản ánh một
quan niệm mới của nhà văn về hiện thực và con ngƣời. Bằng cái nhìn đa chiều, đa diện, nhà văn đã đem đến cho ngƣời đọc một bức tranh hiện thực sống động, với nhiều vấn đề “gai góc”. Các kiểu nhân vật giữa hai lằn ranh thiện – ác, nhân vật mang bi kịch của sự tha hóa, nhân vật là nạn nhân của thù hận, nhân vật cô đơn, lạc loài, nhân vật đối diện với những ẩn số về thời thế và nhân thế… đã thể hiện cái nhìn sắc lạnh và trách nhiệm của nhà văn trƣớc cuộc đời. Nhà văn đã thẳng thắn phơi bày một thế giới đang tha hóa và biến dạng, kêu gọi tình yêu thƣơng, lay thức cõi thiện trong tâm hồn con ngƣời.
4. Từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, Tạ Duy Anh đã tìm đến những thể nghiệm, cách tân về thi pháp thể loại. Vừa biết tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ đi trƣớc, vừa tự tạo cho mình một lối đi riêng, đan cài giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, bút pháp hiện đại và hậu hiện đại, Tạ Duy Anh đã tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động. Bằng những sáng tạo trong xây dựng điểm nhìn, xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu…, Tạ Duy Anh đã chạm sâu vào nhiều vấn đề nóng, nhạy cảm của đời sống đƣơng đại. Lối viết của Tạ Duy Anh cho thấy một năng lực sáng tác dồi dào, khả năng chiếm lĩnh nhanh nhạy và tinh thần đối thoại trực tiếp với đời sống ở tất cả các tầng bậc của nó.
5. Với vai trò là ngƣời khơi mở “dòng văn học bước qua lời nguyền”, Tạ
Duy Anh xứng đáng là một trong những gƣơng mặt nổi bật làm nên diện mạo của văn học Việt Nam đƣơng đại. Bằng những gì đã có, Tạ Duy Anh đã góp phần không nhỏ khẳng định tƣ duy văn học mới. Trƣớc nhiều hứa hẹn ở một cây bút từng có những bƣớc đi trầm tĩnh mà chắc chắc trong suốt thời gian qua, chúng ta có quyền hi vọng và chờ đợi những tác phẩm mới của nhà văn sẽ tiếp tục có thêm sự bứt phá!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (2008), Ba đào kí, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
2. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
5. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
6. Tạ Duy Anh (2011), Lãng du, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
7. Tạ Duy Anh (1992), Lão Khổ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
8. Tạ Duy Anh (2007), Người khác, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Tạ Duy Anh (2008), Những giấc mơ của tôi, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
10.Tạ Duy Anh (2008), Truyện vừa thiếu nhi chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
11.Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Tạ Duy Anh (2002), Nhân vật – tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
13.Tạ Duy Anh, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, http://www.evan.com.vn
14. Tạ Duy Anh, “Bất kỳ sự buông thả nào sẽ phải trả giá,
http://www.vnexpress.net.
15. Tạ Duy Anh: “Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”,
http://www.vnexpress.net.
16. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Bình (2003), Vài nét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi
nước ta từ sau 1975, Tạp chí văn học, số 4.
18. Báo cáo chính trị Ban chấp hành trung ương, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI năm 1986.
19. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
21. Nguyễn Minh Châu (1985), Nói về truyện ngắn của mình, báo Văn nghệ, số ra ngày 6/7/1985.
22. Hữu Đạt (2009), Vài suy nghĩ về đổi mới tiểu thuyết nhân đọc “Giã biệt
bóng tối” của Tạ Duy Anh, http://www.phongdiep.net.
23.Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hƣơng, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế
giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
25. Hà Thị Thu Hà (2003), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm
1980, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
26. Thu Hà, Tạ Duy Anh: “Tôi là người không dễ bị khuất phục”,
http://www.eva.com.vn.
27. Thu Hà (2004), Tạ Duy Anh sợ được dư luận nuông chiều,
http://www.Vnexpress.net.
28. Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Luận văn thạc
sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh.
29. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
30. Nguyễn Hằng (2005), Nhà văn Tạ Duy Anh: “Tôi thích sự cô độc”,
http://www.vietbao.vn.
31. Hoàng Ngọc Hiến (1989), Tạ Duy Anh và Bước qua lời nguyền, báo Nông
nghiệp, số 50.
32. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Hiền (2010), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh.
34. Phạm Thị Minh Hiếu (2009), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thi
35. Việt Hoài (2004), Tạ Duy Anh giữa hai lằn ranh thiện – ác,
http://www.vietbao.vn.
36. Lê Thị Huế (2011), Đặc điểm câu văn trong tiểu thyết Đi tìm nhân vật của
Tạ Duy Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh.
37. Vƣơng Quốc Hùng (2011), Tạ Duy Anh, đôi nét tác giả - tác phẩm,
http://www.tonvinhvanhoadoc.vn.
38. Phạm Thị Hƣơng (2005), Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến sự đổi mới
trong sáng tác truyện ngắn, Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
39. Thụy Khuê, Tạ Duy Anh – người đi tìm nhân vật, http://thuykhue.free,fr.
40. Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái), Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
41. Lê Thị Loan (2009), Nghệ thuật trần thuật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ
Duy Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh.
42. Vũ Thị Thanh Loan (2009), Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm
gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên, Luận văn thạc sĩ văn
học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam
sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Vƣơng Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
46. Lê Thiếu Nhơn (2008), Nhà văn Tạ Duy Anh giã biệt bóng tối,
http://www.baophuyen.com.vn.
47. Cao Tố Nga, Đoàn Thanh Liêm, Phạm Thị Bình (2012), Phi lí hậu hiện đại
và trò chơi, nghiên cứu văn học (trường hợp Tạ Duy Anh), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
48. Nguyên Ngọc, Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể
49. Nguyên Ngọc, Văn xuôi Việt Nam sau 1975 – Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Tạp chí văn học, số 4/1991.
50. Nhiều tác giả (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thống kê.
51. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.
52. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
53. Pospelov (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, (ngƣời dịch
Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1991), Văn xuôi Việt Nam những năm 80 và những
vấn đề dân chủ mới của nền văn học, Tạp chí văn học, số 4/1991.
55. Nguyễn Thị Son (2011), Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh,
Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
56. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57. Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2010), Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh, Luận
văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh.
59. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Thu (2012), Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ thể
loại, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
61. Dƣơng Thuấn, Tạ Duy Anh đi tìm nhân vật, http://www.talawas.org.
62. Nguyễn Diệu Thúy (2007), Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đám
cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Khoá luận tốt nghiệp Đại
học, ĐHSP Thái Nguyên.
63. Trần Thị Bích Thủy (2009), Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ
64. Phạm Thị Trang (2007), Bước đầu tìm hiểu đặc trưng thể loại tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam 1986 – 2006 (Qua hai tác giả Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐH Khoa học xã hội
và Nhân văn, Hà Nội.
65. Tô Mai Trang (2006), Tạ Duy Anh: chỉ chân xác không thôi thì rất đáng sợ,
http://www.vietbao.vn.
66. Nguyễn Trƣờng (2005), Tạ Duy Anh, gương mặt nổi bật trên văn đàn, Tạp
chí văn học và tuổi trẻ, số 2/2005.
67. Hà Thanh Vân, Tạ Duy Anh tự làm sạch mình, http://www.phongdiep.net.
68.Trần Văn Viễn (2009), Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc
sĩ Văn học, ĐH sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh.
69.Nguyên Y, Tạ Duy Anh: Không nói dối đã là lương thiện,