Xây dựng nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 59 - 62)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động

Hành động thƣờng biểu hiện tính cách nhân vật. Do đó nó là một trong

những phƣơng diện cơ bản để miêu tả, khắc họa nhân vật. Trong Truyện Kiều,

chỉ thông qua một chi tiết miêu tả hành động của Mã Giám Sinh “Ghế trên ngồi

tót sỗ sàng” mà Nguyễn Du đã làm nổi bật rất rõ những nét bản chất của nhân

vật này. Đối với thể loại tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, hành động là yếu tố quan trọng giúp nhà văn xây dựng nhân vật.

Trong thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh xuất hiện những nhân vật có cá tính, mong muốn cải tạo hiện thực. Họ đều là nạn nhân của lòng thù hận và những cấm đoán phi lí. Họ mang trong mình khát vọng thay đổi, ƣớc mơ vƣơn tới một cuộc sống tràn ngập yêu thƣơng nhƣng lại bị thù hận kìm hãm, đè nén, luôn phải sống trong tình trạng dằn vặt, khổ đau. Các nhân vật “tôi” trong Bước

qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Truyền thuyết viết lại, Luân hồi, Hóa kiếp… luôn cố gắng hành động để cải tạo hiện thực, luôn vùng vẫy để

chống trả lại những quan niệm phi nhân, phi lí. Không ít lần nhân vật “tôi”

trong Bước qua lời nguyền đã cãi vã, tranh luận với cha mình để bảo vệ Quý

Anh, khẳng định tình yêu chân chính của mình. “Tôi” trong Truyền thuyết viết

lại đã có lần “làm náo loạn cả làng khi hét lên: “Đàn ông trong đất này chả ra gì” để bảo vệ chị Thƣ… Và hành động chống trả quyết liệt nhất của họ là bỏ

làng ra đi, thoát khỏi sự ngột ngạt, bế tắc. Họ ra đi với hi vọng tìm kiếm sự đổi thay, mang lại chút ánh sáng của yêu thƣơng, hi vọng xóa đi những u mê, tăm tối vì định kiến, thù hận. Sau bảy tám năm lang thang, phiêu bạt gần khắp các xứ sở, nhân vật “tôi” trong Truyền thuyết viết lại trở lại làng Đồng với một

mà tôi tuy mới ba mươi cũng không còn trẻ nữa. Chúng tôi sẽ băng qua cả ngàn năm để viết lại một truyền thuyết. Không, tất cả vẫn nguyên vẹn – sự mê đắm và những giấc mơ thiên thần. Chỉ cần thêm vào đó lòng dũng mãnh. Tôi cả quyết bước về phía nhà chị Thư với ý nghĩ, hẳn là trời đã mách bảo cho ngày tôi trở về” [2, tr.319]. Đó là sự lựa chọn khó khăn nhƣng không kém phần

quyết liệt. Nó thể hiện một “cái tôi” đầy bản lĩnh, với nhiều khát vọng tự do, tìm kiếm con đƣờng tự giải phóng.

Bản tính cƣơng nghị, thẳng thắn của chú Hổ trong Vòng trầm luân trần

gian cũng đƣợc thể hiện qua những hành động mạnh mẽ, táo bạo: “Ở đầu làng có chiếc gò rắn thấy bảo thiêng lắm. Mỗi năm gò rắn được đắp thêm một lớp đất, lù lù như chiếc mả voi. Mấy ông cán bộ làng còn cho vào sổ chi cả khoản tế thần xà” [4, tr.87]. Chú Hổ thấy “ngứa mắt”, quyết tâm tìm cho ra sự thật.

Chú “nai nịt như thợ phòng độc, quật một thôi mười ngày đi bay cái gò rắn”. Không chỉ có thế, chú Hổ còn “chết tại cái miệng”. “Thấy cái gì trái mắt chú

cứ nói chẻ hoe ra” [4, tr.87]. Chính vì vậy chú bị cánh chức sắc trong làng liệt

kê vào “phần tử nguy hiểm”. Chú trở thành nạn nhân cho sự đấu đá, trả thù. Một mình chú đơn độc trên con đƣờng tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Chú không đủ sức chống trả lại những thủ đoạn thâm hiểm của cánh ông Hƣơng nên đành bất lực trƣớc thời cuộc. Thế nhƣng tâm trạng bất mãn, khổ đau vẫn luôn thƣờng trực trong con ngƣời chú. Mặc dù đã “đội mũ che tai” trƣớc mọi chuyện nhƣng chú vẫn không thôi dằn vặt, đau khổ. “Để không phải

nghe tiếng rên xiết của chúng sinh, chú Hổ tìm đến rượu. Chú uống li bì, uống như đốt ruột đốt gan. Người chú ướt đẫm rượu. Có hôm người ta thấy chú trần truồng vừa chạy vừa ngửa mặt hú lên trời, chú chửi trăng, chửi sao cứ sáng một cách vô tâm, không biết mặt đất âm u, nhầy nhụa. Chú tâm sự chuyện đời với con bò. . . Có lần, trước mặt bố tôi, chú ôm mặt khóc rưng rức” [4, tr.90].

ngay thẳng, luôn mang khát vọng cải thiện hiện thực nhƣng đành bất lực trƣớc thời cuộc.

Viết về chân dung con ngƣời trong đời sống hiện đại, Tạ Duy Anh tỏ ra rất tinh quái trong việc quan sát đối tƣợng, cho nên ông có thể “điểm trúng huyệt” tính cách, bản chất của từng loại ngƣời thông qua hành động của họ. Trong truyện ngắn Con vẹt, mặc dù nhà văn đã dùng rất nhiều những “mỹ từ” để ngợi ca tài đức của giáo sƣ Bạch, nhƣng bản chất thực sự của “vị giáo sư đáng kính” này vẫn bị lật tẩy ngay trong những hành động rất thiếu văn hóa của mình: “Ông rất hay ngoáy mũi, móc răng đưa lên ngửi ngay cả khi đang nói chuyện

trước đám đông” [2, tr.6]. Sự lố lăng, rởm đời của nhân vật “Chàng” trong

truyện ngắn Con Ruồi cũng đƣợc thể hiện qua một loạt những hành động:

“Chàng đi tới đi lui, bắt tay, vỗ vai, hôn gió, gật đầu, hello, xin mời, ấy chết, không dám, tuyệt vời…” [2, tr.264]. Một loạt những cử chỉ, lời nói kiểu cách

đƣợc đặt liền kề nhau khiến “chàng” càng trở nên lố bịch.

Tâm trạng cô đơn của các nhân vật trong Luân hồi cũng đƣợc nhà văn

miêu tả qua những hành động rời rạc. Họ là những thành viên trong một gia đình nhƣng không mấy khi giao tiếp với nhau. Điều để chứng tỏ sự tồn tại của họ chủ yếu thông qua những hành động:

“Toàn bộ cuộc đối thoại của chúng tôi qua nhiều ngày cộng lại chỉ gồm: Bà tôi: đu đưa chân phải khi chân trái co lên

Bố tôi: vặn vẹo từ phần vai trở xuống

Mẹ tôi: đùa với bọ chó và nhìn mưa thở dài Tôi: mơ một thiếu nữ” [4, tr.185].

Những hành động rời rạc, thiếu sự liên kết ấy đã thể hiện rõ nỗi cô đơn của con ngƣời trong đời sống hiện đại. Họ không có sự giao tiếp, chia sẻ bằng ngôn ngữ mà chỉ có những hành động hờ hững, không mục đích.

Tóm lại, trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, hành động nhân vật đã góp phần thể hiện tính cách, bản chất của nhân vật. Nó giúp ngƣời đọc có sự hình dung đầy đủ, trọn vẹn hơn về nhân vật.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)