Phát huy dân ca xứ Nghệ bằng hình thức sân khấu hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 90 - 91)

- Khảo sát các câu lạc bộ trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh:

3.2.3.Phát huy dân ca xứ Nghệ bằng hình thức sân khấu hóa

8. Nếu được chọn về các chương trình liên quan đến sinh hoạt dân ca, học sinh cho biết:

3.2.3.Phát huy dân ca xứ Nghệ bằng hình thức sân khấu hóa

Để tiếp tục phát huy mà không làm mất đi giá trị của di sản dân ca xứ Nghệ trong đời sống văn hóa cộng đồng, đồng thời nhận thức rõ khả năng tái tạo, cải biên để thích nghi với môi trường mới, năm 1972, theo quyết định của UBND tỉnh, Đoàn nghệ thuật dân ca Nghệ Tĩnh ra đời với nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn và thể nghiệm đưa dân ca trở thành một bộ môn ca kịch trên sân khấu. Từ Đội thể nghiệm dân ca đến Đoàn dân ca Nghệ An, Nhà hát dân ca Nghệ An và nay là Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ (năm 2009) là cả một quá trình xây dựng, thể nghiệm và trưởng thành của nền kịch hát dân ca xứ Nghệ. Gần 40 năm xây dựng và phát triển đã minh chứng cho lối tư duy đúng đắn, các giá trị tiếp tục được bồi đắp, phát huy phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có thể nói đây là bước phát triển cao về chất trong quá trình phát huy di sản dân ca.

Từ đó đến nay, di sản hò, ví, giặm xứ Nghệ không ngừng được phát triển, hàng trăm vở diễn trên sân khấu quần chúng và chuyên nghiệp ra đời, hàng chục làn điệu cổ được sưu tầm, hàng trăm làn điệu mới được ra đời trong quá trình sáng tạo và chuyển thể thành các vở diễn.

Trải qua biết bao thăng trầm, sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc trong công chúng, của cơ chế thị trường, nền kịch hát dân ca xứ Nghệ vẫn vững vàng khẳng định được vị thế của mình với tư cách là một kịch chủng sân khấu trong làng sân khấu chuyên nghiệp với những thành công như 1:

Năm 1970, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vở diễn Không phải tôi của Nguyễn Trung Giáp.

Năm 1985, Huy Chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vở diễn Mai Thúc Loan

Năm 1996, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp miền duyên Hải với vở Vết chân tròn trong bão tố.

Năm 2005, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc với vở Soi vào quá khứ

Năm 2010, Huy chương vàng hội diễn sân khấu chuyên nghiệp về hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân với vở Người thi hành án tử....

Năm 2011, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc với vở Một cây làm chẳng nên non.

Với hai giải thưởng lớn:

Giải xuất sắc Liên hoan sân khấu dân ca chuyên nghiệp toàn quốc với vở Danh

nhân lớn lên từ câu hò ví dặm (năm 1999)

Giải thưởng tác phẩm sân khấu xuất sắc do Ban Tuyên giáo Trung ương tặng với vở Lời người lời của nước non (năm 2009)

Cùng với đó là tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu, các nghệ sĩ, diễn viên trẻ của Nhà hát dân ca (nay là Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ) đã và đang đưa lại những thành công xuất sắc, góp phần cho nền kịch hát tỉnh nhà thêm vững vàng và phát triển.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 90 - 91)