- Phong trào học và hát dân ca trong trường học và sóng Phát thanh truyền
4.2.1.1. Tuyên truyền, quảng bá dân ca xứ Nghệ đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước
dân trong và ngoài nước.
4.2.1.1. Tuyên truyền, quảng bá dân ca xứ Nghệ đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước và ngoài nước
Mục tiêu: Trước mắt đây vẫn là giải pháp được quan tâm hàng đầu. Nhân dân
vốn là lực lượng quyết định đến sự tồn vong của di sản văn hóa nhưng lâu nay không phải mọi người dân, nhất là nhân dân của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đều biết về dân ca xứ Nghệ, nếu biết cũng rất mờ nhạt. Nay, muốn bảo tồn và phát huy dân ca xứ
nghệ vào cuộc sống đương đại và xa hơn là đưa dân ca xứ Nghệ lên một diện mạo mới thì công tác tuyên truyền, quảng bá đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước là việc làm cấp thiết.
Với nhân dân xứ Nghệ, điều đó không những làm cho người dân hiểu, yêu quý, trân trọng di sản dân ca mà còn góp phần huy động nguồn lực trong dân, chung tay giữ gìn di sản quý báu của cha ông.
Với nhân dân trong nước: biết đến dân ca xứ Nghệ để thêm yêu quý, tự hào về di sản chung của dân tộc; với bạn bè quốc tế: biết dân ca xứ Nghệ để có thể hiểu thêm về con người Việt Nam, ngưỡng mộ di sản văn hóa của người Việt, người xứ Nghệ nói riêng.
Hình thức:
- Thế kỷ XXI là thời đại của công nghệ thông tin bùng nổ, báo hình đang là phương tiện có tốc độ lan truyền nhanh và rộng rãi, vì vây, UBND tỉnh cần chỉ đạo, đầu tư ngành văn hóa xây dựng cổng thông tin điện tử dành riêng cho dân ca xứ Nghệ, giao cho Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca tổ chức thực hiện, thiết kế từu hình thức đến nội dung để độc giả trong tỉnh, trong nước và quốc tế có thể truy cập, tham khảo và tìm hiểu về di sản dân ca xứ Nghệ. Hiện, Hà Tĩnh đã có trang
- Báo chí (báo viết) cũng là kênh thông tin phổ biến có thể đến được với mọi người dân trong cả nước. Cần tập trung đăng tải các bài bình luận, bài nghiên cứu, trao đổi có chất lượng về di sản dân ca xứ Nghệ. Các cơ quan thông tấn báo chí như:Tạp chí văn hóa Nghệ An, Tạp chí sông Lam, Tạp chí KHXH&NV, báo Nghệ An... là những đơn vị cần có trách nhiệm trong công tác quảng bá dân ca xứ Nghệ, cần mở rộng mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu chuyên ngành di sản văn hóa phi vật thể như Hà Nội, Bắc Ninh, Huế... để có những bài nghiên cứu, trao đổi có chất lượng, hữu ích.
- Trên phương tiện phát thanh và truyền hình:
+ Đối với các chuyên mục trên sóng phát thanh, dù lượng người theo dõi không nhiều (chủ yếu những người lớn tuổi) nhưng vẫn cần được duy trì đều đặn và nâng cấp về mặt nội dung, chất lượng như giới thiệu chung về dân ca, phân tích các bài dân ca, giới thiệu các nghệ nhân kèm với biểu diễn một số trích đoạn, các buổi đối thoại với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian...
+ Đối với công tác tuyên truyền trên đài truyền hình vẫn là kênh thông tin phổ biến nhất, dễ dàng đến với mọi người dân trong và ngoài tỉnh. Cần tiếp tục đẩy mạnh, đầu tư cả về nội dung giảng dạy lẫn hình thức tiếp cận với nhân dân. Đối tượng hướng đến là mọi lứa tuổi, nên chú ý đến thời lượng phát sóng, giờ phát sóng ổn định,
có thể tập trung vào buổi cuối chiều hoặc sau bữa cơm tối, thường khoảng 20h vào ngày cuối tuần.
Đặc biệt, cần có sự đầu tư để có chuyên mục, chuyên đề cụ thể về dân ca xứ Nghệ trên đài truyền hình, trước mắt còn khó khăn về kinh phí thì có thể lồng ghép các nội dung như giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu gương mặt nghệ nhân, gương mặt trẻ triển vọng, ca khúc mới,... vào các chuyên mục như văn nghệ cuối tuần; gặp
gỡ cuối tuần, các trang truyền hình địa phương (giới thiệu vùng đất hát dân ca tiêu
biểu), các chuyên đề khoa học (phối hợp với Sở KH&CN)... Điều này đòi hỏi sự phối hợp, cộng tác giữa ngành văn hóa với đài truyền hình tỉnh, các đài truyền hình ở cơ sở để có thể cập nhật những tin tức, hoạt động về dân ca từ huyện, thị.
- Sản xuất loại băng đĩa về dân ca xứ Nghệ (tập trung các bài hát gốc lẫn cải biên) dưới dạng đĩa karaoke: đây cũng là đề xuất và mong muốn của số đông người dân, đặc biệt các thành viên ở các câu lạc bộ hát dân ca; những người dân yêu thích dân ca nhưng không có điều kiện đi nghe, đi tập. Để hát đúng hát hay dân ca xứ Nghệ đòi hỏi khổ luyện và có năng khiếu âm nhạc nhất định, vì vậy, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ sẽ là đơn vị đứng ra thực hiện bộ sản phẩm này.
- Quảng bá hình ảnh dân ca xứ Nghệ đến đông đảo du khách trong và ngoài nước thông qua tổ chức tour du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhân văn có gắn hình thức sinh hoạt ca hát dân ca, chủ yếu trong các lễ hội thường niên, lễ hội dân gian
truyền thống; lễ hội Làng Sen; các chương trình festival có quy mô, năm du lịch Cửa Lò, các điểm có di tích lịch sử - văn hóa: Sở VHTT&DL, Trung tâm BT&PHDS dân ca xứ Nghệ cùng các công ty du lịch cần mạnh dạn lên kế hoạch, tổ chức cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn, nghệ nhân hát dân ca phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc của khách du lịch trong và ngoài nước.
- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về dân ca xứ Nghệ có trình độ chuyên môn, có khả năng hát và diễn thuyết về dân ca xứ Nghệ: đội ngũ này có thể tuyển từ trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật Quân khu IV, với số lượng khoảng 10 – 15 người. Chú ý, đội ngũ này cũng cần được tập huấn thường xuyên, có cơ chế hỗ trợ lương hoặc khoản thù lao nhất định, hoạt động ổn định trong Trung tâm BT&PHDS dân ca xứ Nghệ.
- Mở các lớp truyền dạy dân ca xứ Nghệ ở các huyện, xã. Trung tâm Bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin các huyện, thị tổ chức cho các nghệ nhân dân gian, các nghệ sỹ đứng ra giảng dạy trực tiếp nhằm mở rộng phong trào ca hát dân ca tại các địa phương trong tỉnh, tạo điều kiện cho học viên ở những địa bàn thuộc vùng xa biết hát dân ca. Nội dung dạy hướng đến chủ yếu truyền đạt những hiểu biết cơ bản nhất về dân ca và học những bài dân phổ thông nhất. Có biết và hiểu về dân ca xứ Nghệ, người dân càng yêu mến và trân trọng giá trị của dân ca mình.
- Đẩy mạnh hoạt động sân khấu hóa dân ca, đầu tư chất lượng nội dung, nghệ thuật nhằm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm có đề tài hay, sâu sắc và giàu giá trị nghệ thuật. Trung tâm BT&PHDS dân ca cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới hình thức phát tờ rơi, treo băng đô quảng cáo để người dân biết đến các vở diễn sắp trình chiếu, thu hút đông đảo lượng khán giả đến xem.
- Thực hiện các chương trình mang tầm quốc gia như: Các hội thảo, hội diễn, liên hoan trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, đẩy mạnh công tác học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong nước và quốc tế để có phương thức gìn giữ di sản hiệu quả trên cơ sở thực tiễn của một số địa phương đã khá thành công trong công tác xây dựng hình ảnh sản phẩm văn hóa phục vụ phát triển ngành du lịch hiện nay như: Nhã nhạc cung đình Huế, thể Quan họ ở Bắc Ninh; Đờn ca tài tử ở Nam Bộ...