Giải pháp về đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 142 - 144)

- Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.

4.2.6.5. Giải pháp về đầu tư tài chính

Từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học nổi tiếng đã cho rằng, kinh tế không thể vận hành nếu thiếu sự hiểu biết về vai trò của “quan điểm đạo đức”. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hoá có thể được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người, trở thành mối quan tâm từ lâu của toàn nhân loại. Phân tích góc nhìn từ các nước phát triển, chúng ta thấy rõ vai trò của văn hoá trong sự tác động hay điều hoà các hoạt động kinh tế. Và ngược lại, hoạt động kinh tế lại tạo điều kiện cho văn hóa phát triển, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Vậy, để thực hiện thành công các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ rõ ràng phải gắn với nguồn kinh tế - tài chính: văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Mọi nguồn lực như: cơ chế chính sách, đội ngũ nghệ nhân, cán bộ quản lý có chuyên môn, diễn viên hát hay,... là sự đầu tư lớn về mặt pháp lý, nhân lực, song sự đầu tư về nguồn lực tài chính là chiếc chìa khóa để chúng ta đưa dân ca ra khắp mọi

miền của Tổ quốc và hướng ra thế giới. Bên cạnh, nguồn tài chính còn đưa các cơ chế, chính sách đi vào thực tiễn, hoạt động có hiệu quả. Do vậy, để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều nội dung cần được đầu tư về tài chính.

- Nguồn tài chính được đầu tư có trọng tâm một số nội dung sau:

+ Đầu tư tài chính đến các nghệ nhân: hỗ trợ kinh phí để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nghệ nhân; hỗ trợ kinh phí đào tạo, truyền dạy; kinh phí khen thưởng cho cá nhân, tập thể.

+ Tài chính cho công tác lập hồ sơ di sản dân ca: Đây là nguồn kinh phí được tập trung ưu tiên hiện nay. Các nội dung của hồ sơ được thực hiện theo tiêu chí của tổ chức UNESCO, bao gồm kinh phí cho các tư liệu: bộ phim, ảnh, băng đĩa, hồ sơ thuyết minh (phiên dịch cả tiếng anh, tiếng pháp)...

+ Đầu tư tài chính đào tạo, thu hút nhân tài: cấp kinh phí trong mở trường lớp, nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy đội ngũ quản lý, diễn viên biểu diễn, kinh phí để thu hút nhân tài…

+ Tài chính hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ đàn hát dân ca xứ Nghệ về mở lớp dạy và học hát dân ca: kinh phí mua sắm trang phục, đạo cụ, tài liệu luyện tập, kinh phí cho các đợt lưu diễn, liên hoan các cấp.

- Tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm dân ca xứ Nghệ

- Tài chính được huy động từ các nguồn:

+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho ngành Văn hoá (xây dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp và vốn dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá);

+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho tỉnh, trong đó có khoản ngân sách dành cho hoạt động văn hoá, thông tin các huyện, thị.

+ Nguồn ngân sách của các ngành dành cho hoạt động văn hoá, thông tin;

+ Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ tài chính theo hướng xã hội hóa: Được thực hiện bằng việc thành lập một quỹ di sản, kêu gọi sự chung tay ủng hộ của mỗi người dân thông qua tổ chức các phong trào (kết hợp tổ chức biểu diễn) với tên gọi “Tuổi trẻ Nghệ An với di

sản dân ca xứ Nghệ”; “Người xứ Nghệ với làn điệu ví – giặm” hoặc hình thức nhắn tin ủng

hộ qua tổng đài… nhằm huy động nguồn lực kinh tế từ nhân dân, các nhà hảo tâm, của các tổ chức chính trị - xã hội; tài trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Huy động kinh phí dưới hình thức vay với lãi suất thấp hoặc kêu gọi viện trợ từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ. Giải pháp này một số tỉnh thành trong nước đã thực hiện rất hiệu quả.

Di sản dân ca là tài sản của chung nhân dân xứ Nghệ, vì vậy, hình thức xã hội hóa để huy động sự đóng góp về tinh thần, tài chính của nhân dân là rất cần thiết. Song, vai trò của nhà nước, cụ thể là Tỉnh ủy - HĐND – UBND - UBMTTQ của Nghệ An và Hà Tĩnh là tiên quyết, bởi chỉ có các cấp đảng - chính quyền mới đủ khả năng cấp một lượng ngân quỹ lớn (ngân sách cho khoa học, ngân sách cho hoạt động văn hóa...) và tạo nên một phong trào kêu gọi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Đã qua những buổi gà gáy sang canh, khi ấm nước chè xanh dốc cạn, khi phải bịn rịn chia tay ra về của những phường anh, phường chị trong những đêm hát giao duyên, như thể là:

Giữa thềm tàn đuốc còn tươi

Bã trầu chưa quét nào người tình chung Hồng Sơn cao ngất mấy trùng

Lam giang mấy trượng thì lòng bấy nhiêu1

Dẫu vậy, di sản dân ca xứ Nghệ vẫn là máu thịt, là hơi thở của người dân xứ Nghệ, vẫn là miền nhớ đi về của những người con xứ Nghệ/.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w