Trích đoạn cụ Nguyễn Du thác ý phường nón Tiên Điền gửi phường vải Trường Lưu

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 144 - 147)

- Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.

1 Trích đoạn cụ Nguyễn Du thác ý phường nón Tiên Điền gửi phường vải Trường Lưu

Nghệ An đang tiến những bước mạnh mẽ vào thời kỳ “hội nhập và phát triển”, hơn khi nào hết, chúng ta nhận thấy toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, ngược lại, cần phải chủ động hội nhập, tận dụng những cơ hội mà nó đưa lại nhằm đưa tỉnh nhà thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Song, các cơ hội dù là thuận lợi nhất vẫn có khả năng bị bỏ lỡ nếu Nghệ An không có nguồn nội lực đủ mạnh, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Thực tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa thì mới phát triển bền vững. Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Để hội nhập quốc tế mà không bị hòa tan, phát triển nhưng vẫn bảo vệ được bản sắc riêng có của di sản dân ca xứ Nghệ, nhất thiết phải có phương pháp tiếp cận tổng thể và toàn diện về vấn đề phát triển. Nhận thức đúng đắn vấn đề phát triển, chính là tiền đề cho việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản. Rõ ràng, với việc bảo tồn, phát huy dân ca xứ Nghệ hiện nay chỉ với thiện chí thôi chưa đủ mà phải nhìn nhận rõ thực trạng và xu thế phát triển của loại hình di sản này, từ đó đề xuất những phương cách bảo tồn và phát huy, những hình thức sáng tạo mới nhưng vẫn kế tục được truyền thống, tích hợp nó vào thiết chế văn hóa đương đại. Vậy nên, nếu chúng ta đủ bản lĩnh vững vàng, có chính sách đúng đắn và giải pháp phù hợp để khắc phục thì thử thách hoàn toàn có thể biến thành cơ hội.

Cố nhạc sư Nguyễn Hữu Ba đã từng nói “Âm nhạc Việt Nam xưa nay đã bị

ngoại lai ba lần mà lần nào cũng chỉ phớt qua một lúc, rồi lại trở về với màu sắc đất nước, bản tính dân tộc. Đó là nhờ sức sống mãnh liệt, một tinh thần căn bản sâu rộng, tiềm ẩn trong lòng đất, trong ý dân và luôn thúc đẩy toàn dân sống để tiến, vững tiến trên bản năng bản sắc của mình”.

Thực tế, càng bước vào hội nhập, toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới lại càng ý thức và muốn chứng tỏ, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều trăn trở là làm sao để những làn điệu dân ca lan tỏa mạnh mẽ và vượt khỏi phạm vi xứ Nghệ, có cơ hội vươn mình ra thế giới để có thể quảng bá di sản độc đáo của văn hóa xứ Nghệ, được hòa mình vào dòng chảy văn hóa nhân loại. Khởi động từ năm 2010 với việc thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ (trên cơ sở

của Nhà hát Dân ca Nghệ An) và hàng loạt các chương trình cho những năm tiếp theo, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đồng dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành hồ sơ gửi trình lên Tổ chức UNESCO công nhận di sản Dân ca xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đây có thể nói là tín hiệu vui, cho thấy sự quan tâm của cả xã hội đối với những giá trị độc đáo của dân ca xứ Nghệ. Tuy nhiên, bản thân chúng ta, từ tỉnh đến địa phương, từ trong cộng đồng người dân xứ Nghệ cần nhận thức rằng, việc đệ trình UNESCO là nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, tôn vinh các bậc tiền nhân, tạo cơ sở, niềm tin cho việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản dân ca trong đời sống nhân dân, động viên khuyến khích mọi người dân tham gia gìn giữ di sản trong hiện tại và tương lai chứ không phải là cơ sở pháp lý để trông chờ vào nguồn lực đầu tư, ỷ lại trách nhiệm phải bảo tồn và phát huy di sản từ phía tổ chức UNESCO hay của Nhà nước, của tỉnh nhà. Hiện nay, việc các địa phương trong cả nước cũng như một số quốc gia trên thế giới ồ ạt lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận về di sản văn hóa phi vật thể lẫn văn hóa vật thể đang khiến dư luận xã hội quan tâm, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu có hay không sự đánh đồng về mặt giá trị, chạy đua hình thức hay thực sự di sản đó sẽ được bảo tồn, phát huy tốt hơn không...

Dân ca xứ Nghệ rõ ràng xứng đáng được tôn vinh nhưng dù gì Nghệ An và Hà Tĩnh cũng cần tránh những nhận thức sai lầm, ảo tưởng về việc vinh danh di sản. Cái đích cuối cùng để không có tội với văn hóa dân tộc là bảo tồn và phát huy di sản dân ca trong chính thực tiễn đời sống của nhân dân, trường tồn với lịch sử dân tộc và nếu có cơ hội được vươn mình ra thế giới thông qua Tổ chức UNESCO thì đó là điều kiện để chúng ta làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy nguồn di sản đó.

Để làm được điều đó rất cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng chứ không riêng gì ngành văn hóa. Mỗi sự nỗ lực chung tay của từng người, từng ngành là mỗi mảnh ghép nhằm hoàn thiện và tô điểm cho bức tranh mang đậm hồn tình yêu quê hương xứ sở - di sản dân ca ví, giặm.

Trên cơ sở định hướng đó, đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ Nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay” đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm khoa học như sau:

- Tìm hiểu dân ca Việt Nam – dân ca xứ Nghệ: khái niệm, tên gọi, nguồn gốc ra đời và khái quát đặc điểm của các làn điệu dân ca xứ Nghệ.

- Đánh giá các đặc điểm, giá trị di sản dân ca xứ Nghệ: nghiên cứu về các giá trị văn hóa, văn học, không gian diễn xướng, âm nhạc, nghệ nhân.

- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tư liệu di sản dân ca xứ Nghệ, trên cơ sở đó lý giải nguyên nhân dẫn đến sự mai một di sản hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.

* Một số sản phẩm khoa học khác:

- 1 bộ ảnh tư liệu về dân ca xứ Nghệ: 50 cái - 1 bộ ảnh gốc về dân ca xứ Nghệ: 15 cái

- 1 đĩa CD ghi âm từ băng catset các bài hát gốc về dân ca xứ Nghệ do cố nghệ nhân dân gian Trần Đức Duy (xã Trường Lộc, huyện Can Lộc) trình bày được Nhạc sĩ Lê Hàm sưu tầm, ghi âm từ những năm 1964 – 1969.

- 1 Bộ phim dạng chuyên đề với nội dung: Bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ

từ góc nhìn khoa học (sẽ trình chiếu buổi nghiệm thu cấp tỉnh đề tài)

- 1 bài báo đăng trên Tạp chí di sản văn hóa Việt Nam năm 2011.

- Công trình sưu tầm, nghiên cứu đã xuất bản về dân ca xứ Nghệ: 5 cuốn

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w