Di sản dân ca xứ Nghệ đang đứng trước những nguy cơ sau:

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 78 - 80)

- Khảo sát các câu lạc bộ trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh:

8. Nếu được chọn về các chương trình liên quan đến sinh hoạt dân ca, học sinh cho biết:

2.2.1. Di sản dân ca xứ Nghệ đang đứng trước những nguy cơ sau:

Thứ nhất: Dân ca xứ Nghệ có nguy cơ mai một về tầng lớp nghệ nhân hát và trao truyền dân ca

Nghệ nhân là một trong những “cái nôi” nuôi dưỡng, lưu giữ linh hồn dân ca xứ Nghệ. Tuy nhiên, số nghệ nhân có thể hát chuẩn và trao truyền dân ca hiện nay phần lớn đã ở cao tuổi, sức yếu, không đủ sức để truyền dạy. Trong số các nghệ nhân hát ví – giặm ở Nghệ An, độ tuổi từ 70 đến hơn 100 thì chỉ có hơn một nửa số nghệ nhân còn khả năng trình diễn và truyền dạy. Bên cạnh đó, số người biết truyền dạy một cách có bài bản và kỹ thuật cũng không còn nhiều, chủ yếu bây giờ vẫn là phương thức truyền miệng dưới hình thức sinh hoạt trong câu lạc bộ. Đây là bài toán đang đặt ra đối với các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương, nếu không có cơ chế, chính sách lưu giữ, kịp thời tôn vinh và trao truyền có bài bản thì nguy cơ mai một nghệ nhân gắn liền với nguy cơ mai một các làn điệu dân ca cổ là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai: Một số làn điệu cổ đang bị lãng quên hoặc ít được tuyên truyền, giới thiệu, đang chú trọng vào cải biên, phát triển để phục vụ cuộc sống đương đại.

Chưa ai biết số điệu hát cổ bị lãng quên là bao nhiêu, chỉ biết môi trường hát dân ca ngày xưa rất phong phú và đa dạng. Cũng là hát ví nhưng môi trường khác nhau thì tính chất cũng khác nhau. Hát ví trên sông khác hát ví trên đồng ruộng; hát ví phường vải khác ví phường nón, ví phường đan… Kể cả hát giặm cũng vậy, hát giặm nam nữ khác hát giặm vè. Trong văn nghệ quần chúng, là nơi tưởng chừng có thể lưu giữ được nhiều giá trị dân ca cổ, song ngược lại, chỉ trừ các tiết mục hoạt ca, hoạt cảnh, kịch ngắn có sử dụng dân ca cổ hoặc dân ca cải biên, còn các chương trình ca nhạc vẫn chủ yếu sử dụng ca khúc mới hoặc ca khúc phát triển dân ca.

Chúng ta cũng đã dày công sưu tầm, nghiên cứu để đưa vào sân khấu thể nghiệm dân ca, nhưng không thể tránh khỏi việc bỏ sót những làn điệu cổ, vì không phải làn điệu cổ nào cũng áp dụng được vào sân khấu thể nghiệm, mặc dù đã có sự ưu tiên sử dụng dân ca cổ trong sân khấu thể nghiệm. Nhưng, khi dân ca cổ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của sân khấu thì đòi hỏi phải sử dụng cả làn điệu cải biên, phát triển dân ca, kể cả dân ca thuộc họ lai, Nghệ hóa các làn điệu tuồng, chèo, cải lương,…

Trong văn nghệ chuyên nghiệp, có những chương trình mang màu sắc dân gian khá rõ nét, có sử dụng nhiều làn điệu cổ nhưng cách thức trình diễn đã mai một rất nhiều, tính sáng tạo bị hạn chế, không còn lối đối đáp ngẫu hứng mà phụ thuộc phần nhiều vào bài bản, người diễn học thuộc và thể hiện lại.

Còn lại, các chương trình khác đều là chương trình ca nhạc hiện đại, tùy mức độ phát triển âm nhạc dân gian và tiếp thu tinh hoa thế giới cho phù hợp để phục vụ cuộc sống đương đại. Những dẫn chứng trên chứng tỏ dân ca xứ Nghệ đang bị lãng quên một số làn điệu cổ, nếu không có giải pháp tích cực và hữu hiệu sẽ bị mai một ngày càng nhiều.

Thứ ba: Dân ca xứ nghệ đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng, không gian sinh hoạt vốn có như: hát phường, hát hội, hát trong lao động, nghề nghiệp…

Trong nhiều thế kỷ, dân ca xứ Nghệ được lưu truyền và tồn tại trong môi trường và không gian vốn có của nó như hát phường, hát hội, hát trong lao động nói chung. Lao động ngày xưa là lao động thủ công, lao động giản đơn. Những người làm cùng một nghề, thường quy tụ lại với nhau để cùng lao động. Từ đó mới nảy sinh ra các hình thức sinh hoạt văn hóa, trong đó có hát dân ca xứ Nghệ. Đây là loại hình văn hóa dân gian, do dân ngẫu hứng sáng tác để phục vụ chính bản thân họ, gọi là văn nghệ tự túc. Đó là môi trường hát trên sông, hát trên đồng ruộng, hát trên đồi núi, hát trong nhà dân từ ngoài đường, ngoài ngõ vào đến trong sân, trong nhà… Hát trong mọi thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, hễ trai gái gặp nhau, cùng nhau lao động là cùng nhau hát dân ca. Hát dân ca trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của cư dân xứ Nghệ.

Ngày nay, môi trường và không gian diễn xướng dân ca ít nhiều bị mai một, nếu có cũng không còn phù hợp, thay vào đó là môi trường mới, cũng lao động nghề nghiệp nhưng có chủ làng nghề và có người làm công ăn lương; cũng lao động trên sông, trên đồng, trong làng nghề truyền thống, nhưng phương tiện lao động và phương

thức sản xuất đã thay đổi hoàn toàn. Không gian bây giờ chỉ hát trên sân khấu, hát trong câu lạc bộ, hát để phục vụ hội nghị, hội thảo khoa học, lễ cưới, lễ sinh nhật, trường học… Môi trường và không gian đó không thể dung nạp dân ca xứ Nghệ cổ truyền, tồn tại theo phương thức dân gian do ông cha để lại. Môi trường và không gian đó, chỉ phù hợp với văn nghệ hiện đại, phục vụ đắc lực cho cuộc sống mới hôm nay.

Như vậy, dân ca xứ Nghệ đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng và không gian sinh hoạt vốn có, là một trong những nguy cơ làm mai một các giá trị lịch sử, văn hóa của dân ca xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w