- Khảo sát các câu lạc bộ trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh:
12. Các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ hiện nay ở địa phương:
Duy trì hình thức câu lạc bộ đàn hát dân ca 69.8 74,8 Đã tổ chức sưu tầm, thu thập tư liệu 22.5 28,7
Tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có sử dụng dân ca xứ Nghệ
75.7 72,2
Khác 9,5 13,0
2.1.2.2. Khảo sát thực tế các nghệ nhân dân gian của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (số lượng nghệ nhân, lưu giữ những gì về di sản dân ca xứ Nghệ)
- Thông tin chung: Qua điều tra, số người dân biết về nghệ nhân hát dân ca xứ Nghệ chỉ chiếm 32,5%, không biết là 67,5%. Nhìn chung, nghệ nhân dân ca có những đặc thù nhất định. Số lượng vốn ít nay lại đứng trước sự mai một của những con người được xem là “bảo tàng sống” của di sản dân ca xứ Nghệ.
- Tại Nghệ An: Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An đã tôn vinh được 23 nghệ nhân đàn hát dân ca (trong dịp đi sưu tầm, khảo sát dân ca những năm 1975 – 1980). Hội văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh 8 nghệ nhân dân gian hát dân ca (chủ yếu hát ví ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Hiện nay, chỉ còn lại 6 nghệ nhân và đều đang ở độ tuổi xưa nay hiếm. Hiện, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đang xúc tiến lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho những nghệ nhân dân ca hát – trao truyền dân ca xứ Nghệ tiêu biểu ở một số huyện, thị.
- Tại Hà Tĩnh: số nghệ nhân hát dân ca cũng đã mai một nhiều, trước đây cũng chưa có danh hiệu phong tặng cho nghệ nhân nào. Năm 2012, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã phong tặng danh hiệu cho 12 nghệ nhân dân gian hát dân ca ví – giặm xứ Nghệ.
Qua thực tế khảo sát, chúng tôi đã tìm hiểu về xã Trường Lộc, huyện Can Lộc (xưa là xã Trường Lưu) còn lưu giữ ngôi đình mang tên “Đình làng Tràng Lưu” (địa điểm sinh hoạt hát phường vải trước đây) nhưng hiện nay cũng không sinh hoạt ca hát dân ca (trừ một số hoạt động mang tính chất giới thiệu biểu diễn). Tiêu biểu trong xã còn có bác Trần Thị Lý (là con gái của nghệ nhân hát dân ca nổi tiếng Trần Đức Duy) và bác Nguyễn Thu Hà (được phong tặng nghệ nhân) còn am hiểu và say mê với các hoạt động ca hát và truyền dạy dân ca cho các thế hệ con cháu tại địa phương.
- Công tác thống kê các nghệ nhân đã truyền nghề cho bao nhiêu thế hệ và truyền được bao nhiêu làn điệu hiện nay là rất khó xác định. Hầu hết các cụ còn thể hiện những
đoạn hát khá rõ ràng, tuy nhiên, hoạt động truyền dạy cho lớp trẻ tại địa phương còn vắng bóng, chủ yếu truyền dạy cho các thành viên trong câu lạc bộ khi đến dịp hội diễn.
- Cơ chế hỗ trợ cho các nghệ nhân hiện nay cũng rất ít, theo thông tin của các nhà quản lý văn hóa tại các địa phương, mức quan tâm và hỗ trợ chỉ chiếm 10,1%. Đây là vấn đề đang đặt ra đối với các cấp chính quyền và ngành văn hóa hiện nay.
* Nghệ nhân dân ca ví giặm ở Nghệ An được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng (đều ở xã Kim Liên – huyện Nam Đàn)
1. Ông Trần Văn Tư 2. Ông Trần Văn Hào 3. Bà Trần Thị Em 4. Bà Hoàng Thị Út 5. Bà Vương Thị Nhuân 6. Bà Nguyễn Thị Tam 7. Bà Nguyễn Thị Em
Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm BT&PHDS Dân ca xứ Nghệ, có đến 415 nghệ nhân (hát và biết hát dân ca) ở 60 Câu lạc bộ hát dân ca hiện nay (ngoài 7 cụ được Hội VNDGVN phong tặng còn lại chưa có ai được phong tặng chính thức). Có 7 huyện tiêu biểu, tập trung 58 nghệ nhân hát – trao truyền dân ca có tên tuổi như các huyện: Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.
* Nghệ nhân dân ca ví giặm ở Hà Tĩnh được Hội Văn nghệ dân gian Việt nam phong tặng năm 2012
1. Ông Nguyễn Thanh Minh, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. 2. Ông Trần Khánh Cẩm, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh.
3. Ông Trần Minh Chính, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà. 4. Bà Nguyễn Thị Hồng Vinh, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà. 5. Ông Nguyễn Viết Hoài, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh. 6. Ông Nguyễn Đình Ái, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh. 7. Ông Lê Hồng Cẩn, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. 8. Ông Phan Quang Tảo, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh. 9. Bà Vũ Thị Thanh Minh, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. 10. Ông Phạm Thế Nhuần, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên
11. Ông Hoàng Bá Ngọc, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên. 12. Bà Nguyễn Thu Hà, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc.
2.1.2.3. Khảo sát đến các em học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng Nghệ thuật, trường THPT và THCS của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Tỷ lệ phiếu phát ra cho đối tượng nam và nữ:
Gioi tinh
nu
Nam