Giải pháp đẩy mạnh công tác dạy và học hát dân ca trong trường học

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 123 - 128)

- Phong trào học và hát dân ca trong trường học và sóng Phát thanh truyền

4.2.4.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác dạy và học hát dân ca trong trường học

Giáo sư Trần Văn Khê – nhà nghiên cứu về âm nhạc dân gian, người từng tham gia thực hiện dự án “Âm nhạc học đường” của UNESCO tài trợ từ năm 2004 đã thốt lên rằng: “...Tôi rất xúc động và hiểu một điều rằng, âm nhạc truyền thống của

dân tộc không bao giờ bị lớp trẻ quay lưng, nếu chúng ta biết cách truyền cho họ ngọn lửa của tình yêu và sự hiểu biết”

Vậy, vấn đề ở chỗ, không phải giới trẻ không thích hay không yêu dân ca mà một phần là chúng ta đã làm cho giới trẻ chưa thực sự nhận biết được cái hồn, cái hay, cái đẹp của dân ca (bên cạnh những tác động của môi trường, xã hội).

Công tác giảng dạy âm nhạc cho học sinh trung học tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện toàn tỉnh từ những năm 2002. Đội ngũ giáo viên âm nhạc về cơ bản đã phủ đều trên diện rộng từ thành thị đến các huyện, xã. Có thể nói, đây là thời điểm thích hợp để tổ chức tổng kết thực tiễn công tác giảng dạy âm nhạc dân gian, dân ca trong các trường học. Phạm vi tổng kết cần thực hiện trên toàn tỉnh, từng huyện, thị nhằm kịp thời phát hiện những vướng mắc, những vấn đề cần đặt ra trong quá trình triển khai dạy và học dân ca ở các nhà trường, những tổng kết về mặt khoa học là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa âm nhạc. Do đó, để nâng cao chất lượng dạy và học dân ca trong các trường học, chúng tôi đưa ra các giải pháp sau:

* Hoạt động chính khóa

- Cần có một hệ thống giáo án giảng dạy dân ca và dân ca xứ Nghệ

Hệ thống giáo án, tài liệu áp dụng vào bộ môn âm nhạc phổ thông được soạn thảo một cách khoa học, nội dung dễ hiểu, phong phú dựa trên tiêu chí: phù hợp với

từng lứa tuổi học sinh. Chẳng hạn, tùy theo cấp học, chúng ta sẽ chọn các bài hát dân ca đi từ dễ đến khó, cần chú thích bài nào là dân ca gốc, bài nào là cải biên nhằm giúp học sinh dễ tiếp cận, dễ học, dễ thuộc. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp với Hội đồng khoa học các trường trên địa bàn tỉnh cần bàn bạc, thống nhất một số vấn đề về: số tiết dạy, xây dựng khung chương trình gồm các bài hát dân ca, dân ca xứ Nghệ và các tiết học lý thuyết bổ trợ cho từng cấp học, cụ thể:

+ Đối với bậc học mầm non chỉ mang tính chất cô hát cho các cháu nghe các bài dân ca lời mới hoặc thông qua tranh ảnh, hoạt cảnh, câu chuyện kể đơn giản để các cháu làm quen với dân ca xứ Nghệ.

+ Từ cấp Tiểu học, THCS và THPT, chương trình sẽ gồm 2 phần: Giới thiệu lý thuyết về dân ca xứ Nghệ và Dạy hát. Dựa trên những căn cứ về tâm sinh lý và nhận thức ở từng bậc học để xây dựng hình thức, cấu trúc, khối lượng kiến thức nâng cao dần theo mức độ như:

Đối với bậc THCS chọn các bài: hò đi đường, ví trèo non, phụ tử tình thâm… Còn bậc THPT sử dụng những bài tiêu biểu: Thập ân phụ mẫu, giận mà thương, ví đò đưa sông Lam…

- Quy trình và kỹ năng giảng dạy:

Một số yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy âm nhạc

+ Giáo viên tham gia giảng dạy có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc dân gian, có năng khiếu ca hát, nắm vững và thể hiện được các hình thức diễn xướng (thể loại, kiểu hát, lối hát, môi trường hát) để truyền tải hết ý nghĩa cũng như kích thích niềm say mê âm nhạc dân gian đối với học sinh.

+ Giáo viên dạy dân ca cần giới thiệu đặc điểm, tính chất, hoàn cảnh xuất xứ của từng làn điệu và dạy bao nhiêu làn điệu gốc, bao nhiêu làn điệu cải biên, tránh trường hợp lộn xộn, lan man khiến cho học sinh khó nắm bắt.

+ Giáo viên cần cho học sinh luyện thanh mẫu âm cơ bản nào, ca khúc kỹ thuật nào cho phù hợp khi vận dụng kỹ thuật. Song song với việc học hát là gắn với phần thực hành tức kỹ thuật biểu diễn, phần này cần dạy trích đoạn phối hợp với làn điệu học sinh đang học và phải từ làn điệu dễ, bài hát dễ đến các bài hát khó, làn điệu khó.

Kĩ năng

+ Nhận biết đúng các làn điệu.

+ Hát đúng cao độ, trường độ và hát diễn cảm. + Tập biểu diễn một số bài.

Quy trình dạy - học hát: Bước 1: Giới thiệu bài hát:

Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là giáo viên phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của làn điệu mà các em đang học. Ví dụ: Ví phường vải là lối hát của những người quay tơ, dệt vải, ví trèo non là lối hát của những người đi núi lấy củi... để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động và sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ. Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca xứ Nghệ bằng các tranh ảnh, xem băng hình diễn tả nội dung của làn điệu dân ca.

Bước 2: Nghe hát mẫu:

Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:

- Giáo viên trình bày (hát) bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học.

- Dùng băng đĩa nhạc sưu tầm được để cho học sinh nghe làn điệu, bài hát sẽ học.

Bước 3: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó:

Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ trong bài. Những đoạn luyến láy, giải thích các từ khó.

Bước 4: Khởi động giọng:

Trước khi học hát dân ca xứ Nghệ, nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm (mi – la – đô) của dân ca để các em biết được sơ lược về âm hưởng của

bài dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a, u, ô… vì dân ca xứ Nghệ, đặc biệt là các làn điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu dài.

Bước 5. Dạy hát:

- Tập hát từng câu, giáo viên nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ. Trong quá trình tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca.

- Lưu ý trong quá trình dạy, cũng cần linh động, đổi mới phương pháp tiếp cận giúp học sinh tăng thêm niềm hứng thú.

Chẳng hạn: có thể ngâm những đoạn truyện Kiều (Nguyễn Du) bằng âm hưởng dân ca; người giáo viên phải có năng khiếu, yêu thích và tâm huyết với nghề mới có thể là người thắp lửa cho lòng yêu thích âm nhạc dân gian trong thế hệ trẻ.

Đoàn khảo sát đề tài của chúng tôi đã có dịp vào Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 8/2011) tiếp cận với nhà thơ – nghệ sĩ Hồng Oanh (hiện là Phó giám đốc Trung tâm Phát triển giao lưu văn hóa – khoa học và giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam). Bản thân chị cũng nhận ra rằng, nếu chỉ ngâm thơ đơn thuần thì không hấp dẫn và dễ tiếp nhận bằng cách bổ sung và làm mới việc ngâm thơ bằng các làn điệu dân ca. Điệu “Giận mà thương” cho người nghe cảm giác ngọt ngào, chắt chiu, sâu nặng. Điệu “ai” của Nghệ Tĩnh khiến người nghe xúc động muốn trào nước mắt, đó là nỗi buồn thăm thẳm. Nghe ngâm thơ từ làn điệu dân ca, người ta thấy được tận thẳm của sông, tận đỉnh của núi chứa đựng trong từng lời ca, đó là những lời như rút từ trong lòng mình, lấy máu thịt của mình ra mà hát. Thiết nghĩ, đó cũng có thể là một phương pháp chúng ta có thể áp dụng linh hoạt trong chương trình giảng dạy âm nhạc hiện nay.

Hoặc cũng có thể lồng ghép các bài dân ca của các vùng miền khác trong cả nước, có sự so sánh, minh họa để học sinh thẩm thấu được cái hay, cái đẹp của dân ca.

Bước 6. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:

Sau khi đã học bài hát nên dành thời gian cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài hát vừa được học. Điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài.

* Một số hoạt động ngoại khóa

Thành lập câu lạc bộ, tổ hát dân ca

Ngoài chất lượng chuyên môn, chúng ta cần động viên đội ngũ giáo viên âm nhạc tham gia thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động của ngành và các hoạt động khác của nhà trường như: phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” hay “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép xây dựng các tổ, các câu lạc bộ hát dân ca trong trường học

Mục đích:

- Tạo môi trường sinh hoạt cho những em học sinh yêu thích, tìm hiểu và hát dân ca.

- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ cũng như trong đời sống hằng ngày của ông cha ngày xưa.

- Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhà trường. Từ đó góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân ca của dân tộc và trách nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em.

Công tác tổ chức:

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w