- Phong trào học và hát dân ca trong trường học và sóng Phát thanh truyền
3.3.2. Một số nguyên nhân:
Về khách quan:
- Di sản dân ca xứ Nghệ chịu tác động về mặt lịch sử - xã hội: Quá trình đổi mới, phát triển đất nước hiện nay đã kéo theo sự mất đi của làng nghề, cảnh quan nông thôn... gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca vào đời sống nhân dân.
- Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay phần nào đã tạo ra trong xã hội một kiểu tâm lý mang tính thời đại: chuộng hình thức, chuộng cái mới, cái hiện đại, một bộ phận nhân dân còn xem nhẹ giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong quan điểm thẩm mỹ, thị hiếu về âm nhạc, người dân vẫn dành nhiều ưu ái cho dòng nhạc hiện đại: hip hop, rock, balat... trong khi âm nhạc dân tộc chỉ thu hút lượng khán giả nhất định, chủ yếu vẫn là người lớn tuổi. Vì thế, ví và giặm vốn đã khó sống được như ngày xưa thì nay lại càng khó.
Về chủ quan:
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước với di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca nói riêng là đúng đắn nhưng việc thực hiện áp dụng đối với từng địa phương lại chưa kịp thời, thường xuyên và thiếu sự sáng tạo.
Ở Nghệ An, sự đầu tư về cơ chế, chính sách, nguồn lực về tài chính của các cấp, các ngành cho lĩnh vực văn hóa phi vật thể dân gian trong đó có dân ca ví – giặm còn ít, chưa kịp thời so với bước phát triển chung của xã hội (so với một số địa phương như Bắc Ninh, Phú Thọ, Huế...) dẫn đến một thời gian dài chúng ta lãng quên công tác bảo tồn di sản mà chủ yếu tập trung vào công tác cải biên, phát triển dân ca trên sân khấu kịch hát. Các phong trào sinh hoạt ở cơ sở lại thiếu sự quan tâm, chỉ đạo. Một số hoạt động còn trong giai đoạn vừa làm vừa thể nghiệm, hiệu quả mang lại chưa cao:
+ Thiếu sự quan tâm, đầu tư chính sách cụ thể để bảo tồn và phát huy di sản vào đời sống, thiếu cơ chế khuyến khích, đãi ngộ các nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý, truyền dạy và biểu diễn di sản dân ca như:
Với độ ngũ nghệ nhân dân gian truyền dạy: tỉnh và ngành văn hóa chưa có những hình thức động viên về mặt tinh thần cùng cơ chế đãi ngộ về tài chính như lương trợ cấp, chăm lo cuộc sống những nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu… đã tác động lớn đến công tác truyền dạy vốn di sản cho các thế hệ nối tiếp của các nghệ nhân.
Với đội ngũ nghệ sỹ, các diễn viên, giáo viên âm nhạc: thiếu nguồn kinh phí và những cơ chế thu hút tài năng cũng khiến đội ngũ nghệ sỹ, diễn viên vất vả, khó sống được bằng nghề (trừ những nghệ sỹ có thâm niên và tên tuổi trong nghề). Công tác tuyển sinh cho các đoàn nghệ thuật cũng gặp nhiều khó khăn nếu với cơ chế như hiện nay: chi phí đào tạo chia đều 50/50 và cơ hội ra trường làm việc với mức lương khởi điểm 1.000.000 đồng cho một cán bộ hợp đồng… là nguyên nhân khiến cho các thế hệ trẻ không mấy mặn mà theo học và gắn bó với nghề, vì vậy, rất khó thu hút những tài năng thực sự cho ngành.
+ Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn về bài bản, tư liệu lẫn nguồn kinh phí cho các câu lạc bộ hát dân ca hiện nay. Phần lớn, tài chính cho các hoạt động truyền dạy và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh phát động đều được huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các thành viên trong câu lạc bộ; sự hỗ trợ từ chính quyền cơ sở hầu như rất ít, dẫn đến hoạt động không mấy hiệu quả, đôi khi còn cầm chừng, số lượng thành viên cũng không đông đảo.
+ Công tác tuyên truyền, quảng bá của ngành văn hóa chưa thực sự mạnh dạn và có sự đầu tư về phương thức và nội dung, vì vậy, chưa tạo được điểm nhấn để phát huy được thế mạnh vốn có của di sản.
+ Công tác xã hội hóa: xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hiện là khẩu hiệu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, so với di sản văn hóa vật thể, hoạt động xã hội hóa đối với văn hóa phi vật thể, trong đó có dân ca còn chưa tương xứng, những gì mà chúng ta làm được cho dân ca còn quá ít ỏi so với tầm vóc vốn có của nó. Có thể thấy, tỉnh và ngành văn hóa chưa thực sự có những chính sách để kêu gọi mọi nguồn lực của xã hội (các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, cá nhân...) chung tay bảo tồn và phát huy di sản dân ca hiện nay.
- Sự phối hợp chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, nhất quán trong chỉ đạo giữa UBND, các cơ quan quản lý, đơn vị chuyên môn... của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Về phía cộng đồng nhân dân xứ Nghệ:
Dân ca xứ Nghệ là tài sản, là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh người dân xứ Nghệ. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều ý thức được giá trị của di sản dân ca. Bên cạnh các yếu tố xã hội (do quá trình phát triển làm người dân thay đổi về về tính thẩm mỹ, thị hiếu về âm nhạc) thì nhận thức của mỗi cá nhân về di sản của cha ông cũng không đồng đều, có khi còn quay lưng với các giá trị văn hóa truyền thống... là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ vào chính đời sống cộng đồng.
Đã, đang và sẽ còn rất nhiều công việc cần được triển khai trong thời gian sắp tới, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để có những chiến lược dài hơi trong công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ. Trước mắt, những hoạt động đó sẽ phục vụ cho mục tiêu lớn là năm 2015 sẽ hoàn thành hồ sơ, đề nghị tổ chức UNESCO công nhận di sản dân ca xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
CHƯƠNG 4