Tuyên truyền niềm tự hào, yêu thích dân ca đến các thế hệ trẻ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 109 - 112)

- Phong trào học và hát dân ca trong trường học và sóng Phát thanh truyền

4.2.1.2Tuyên truyền niềm tự hào, yêu thích dân ca đến các thế hệ trẻ

Kinh tế hàng hóa thị trường đã tạo nên những chuyển đổi không những làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội mà cả các hiện tượng văn hóa và nề nếp cũ. Gia đình giờ đây không còn là trung tâm chủ yếu hay đầu tiên thực hiện chức năng truyền thụ kỹ năng, tích lũy tri thức, ứng xử đạo đức... mà còn có một số lĩnh vực khác trong đời sống cũng tham gia trong việc xã hội hóa cá nhân (trường học, bạn bè, phương tiện

truyền thông đại chúng, dư luận...), khiến ít nhiều giá trị truyền thống bị đứt gãy. Văn hóa gia đình đứng trước những thách thức khi giờ đây những người mẹ đã không còn ru con bằng những điệu ví, câu hò, những bài khuyên răn con cái như thập ân phụ

mẫu, phụ tử tình thâm,... hiển nhiên ta thấy rõ thực trạng đó nhưng để có được nó như

trước đây thì khó có lời giải đáp.

Ở đây, chúng ta cần giúp các em tiếp nhận như thế nào để có thể vừa làm phong phú thêm đời sống văn hóa mà không làm phai nhạt những giá trị văn hóa của cha ông để lại như chữ hiếu với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, trọng tình làng nghĩa xóm... có như thế chúng ta mới có thể vừa tôn trọng sự gia tăng vai trò cá nhân như một nguồn lực đóng góp cho sự phát triển xã hội, vừa ngăn ngừa sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, vừa hiện đại hóa thế hệ trẻ nhưng không làm cắt đứt với truyền thống của cha ông.

Dân ca do chính con người sáng tạo, con người tác động, hình thành nên dân ca thì trở lại cũng chính dân ca tác động, hình thành nên một phần tính cách con người. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc, văn chương có tác động vô cùng quan trọng đến việc hình thành tính cách, thậm chí là nhân cách của con người. Có hai hệ quả mà dân ca sẽ mang lại cho thế hệ trẻ:

- Từ việc tiếp xúc, hiểu biết, yêu thích dân ca nói chung và dân ca xứ Nghệ nói riêng sẽ nâng cao bản lĩnh văn hóa cho lớp trẻ, trước hết là cung cấp tri thức và giáo

dục thái độ thẩm mỹ đối với các giá trị văn hóa vốn có của dân ca, từ đó tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó các em được tiếp xúc với các giá trị ấy trực tiếp và thường xuyên.

- Từ việc yêu thích, sau đó, cũng chính thế hệ trẻ là lớp kế tiếp, gìn giữ và phát huy di sản dân ca của cha ông. Mối liên kết hữu cơ giữa yếu tố giá trị di sản bồi đắp nhân cách cho thế hệ trẻ và ngược lại, thế hệ trẻ lại là những con người có vai trò trong gìn giữ giá trị đó đã trở thành một tất yếu. Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta cũng hiểu mối liên kết đó một cách thấu đáo.

Vì vậy, tuyên truyền, giáo dục các thế hệ trẻ hiểu biết và yêu thích dân ca được xem là giải pháp phát huy di sản của cha ông quan trọng về lâu dài. Có nhiều cách thức để tuyên truyền:

+ Tuyên truyền qua phổ biến dạy và học hát dân ca trong trường học: Đây là giải pháp tập trung thường xuyên nhất hiện nay (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập cụ

thể trong giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động dạy và học dân ca trong trường học dưới đây)

+ Tuyên truyền dạy và học dân ca trên sóng phát thanh truyền hình + Qua một số tài liệu, sách báo

Dân ca xứ Nghệ vốn đã toát lên thần khí của cư dân xứ Nghệ: có thể là một tư duy rạch ròi đến cứng nhắc, gân guốc, hơi gàn nhưng trên hết là dân ca của những con người “hành động”, nghĩa là đấu tranh đến quên mình, gan góc, mưu trí và biết quên mình vì nghĩa lớn, ý thức cộng đồng mạnh mẽ và một lòng tha thiết với quê hương, đất nước. Vì lẽ đó, chúng ta càng phải “thẩm thấu” chất dân ca vào tâm hồn của các em, chắt lọc được phẩm chất tinh túy của cha ông, để không đánh mất những đức tính vốn đã thành bản sắc của người dân xứ Nghệ.

Hơn khi nào hết, trước những xu thế hiện nay của thế giới, giữa muôn màu các giá trị, muôn sự lựa chọn về phong cách sống, lối sống của lớp trẻ thì việc định hướng giá trị văn hóa, nghe và hiểu dân ca là phương pháp giáo dục nhân cách, đạo đức hiệu quả vừa góp phần gìn giữ vốn di sản quý báu của cha ông về sau.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 109 - 112)