Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và tài chính

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 136 - 138)

- Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.

4.2.6. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và tài chính

Dân ca xứ Nghệ với các giá trị trường tồn vốn được xem là thành tố văn hóa, cấu thành nên bản sắc của văn hóa xứ Nghệ. Những năm gần đây, các chính sách bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ ít nhiều được gắn với một số chủ trương, đường lối chính sách của Đảng bộ Nghệ An, vào một số quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

Thực tiễn cho thấy, ngoài việc có một thể chế văn hóa hoàn thiện thì chính sách, cơ chế về văn hóa đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định tới sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có lĩnh vực phát huy các di sản văn hóa. Trong quá trình đổi mới, để văn hóa xứ Nghệ hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại mà không bị hòa tan, để văn hóa thực sự trở thành “nền tảng tinh thần của toàn xã hội”, “vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” thì việc xây dựng được định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca xứ Nghệ được xem là trục cơ bản, là chính sách có tính pháp lý cấp tỉnh, là căn cứ có tầm nhìn lâu dài để mọi quy định khác bám theo.

Những năm qua, các văn bản pháp luật về văn hóa của chúng ta còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là văn bản chính sách cụ thể cho công tác bảo tồn di sản phi vật thể càng ít được đề cập. Tình hình trên đặt ra cho ngành văn hóa tỉnh nhà là cần phải có nhận thức mới và bước chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng chính sách văn hóa, tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Chính sách văn hóa cần phải trở thành công cụ cho sự phát triển, mở rộng mọi nguồn lực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca hiện nay. Dĩ nhiên, chiến lược này phải đề cập được những ý tưởng dựa trên nền tảng về lý luận và thực tiễn, mà trước hết là để người dân xứ Nghệ và xa

hơn là nhân dân khắp nơi ngưỡng mộ về dân ca. Vì vậy, cần nghiên cứu, ban hành những cơ chế, chính sách quyết định cấp tỉnh để công việc lưu giữ bảo tồn và phát huy có hiệu quả.

Trước mắt, cần nắm vững nội dung của Luật di sản văn hóa; Hiến pháp năm 1992, các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát huy di sản văn hóa. Trên cơ sở nắm bắt các chủ trương, chính sách từ các Bộ, ban ngành Trung ương, cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn cần nghiên cứu và tham mưu với UBND tỉnh, đề xuất một số cơ chế, chính sách cụ thể về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung, của dân ca xứ Nghệ nói riêng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w