Khái quát kho tàng di sản dân ca xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 62 - 65)

- Ví trong nhà ngoài sân như ví phường vải: thể ví hoàn toàn khác, là hình

2.1.1. Khái quát kho tàng di sản dân ca xứ Nghệ

Số lượng các làn điệu cơ bản (có nghĩa là không kể đến những dị bản) của dân ca xứ Nghệ hiện nay qua công tác tìm hiểu, sưu tầm, khảo sát thực tế và của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý văn hóa, có thể kết luận:

- Xét về mặt văn học có thể chia dân ca xứ Nghệ thành các làn điệu cơ bản: ví, giặm, hò và các hệ lai (sắc bùa, ca trù, xẩm…)

- Xét về mặt âm nhạc và ngành nghề lao động có thể chia như sau:

+ Hát ví có nhiều làn điệu: Ví phường vải, ví đò đưa, ví phường nón, ví phường đan, ví trèo non, ví trang hội…

+ Hát giặm thường có các làn điệu chủ yếu: Giặm nối, giặm kể, giặm vè, giặm ru, giặm xẩm, giặm Đức Sơn, giặm cửa quyền.

Dân ca xứ Nghệ là sinh hoạt văn hóa dân gian, có tính truyền miệng và tính tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo, với sự tham gia chỉnh lý, cải biên của nhiều người, ở nhiều nơi, qua nhiều thế hệ trước sau, do đó mà nó có nhiều dị bản. Cho đến nay không thể biết thật chính xác con số về lời ca của dân ca xứ Nghệ. Số lượng này luôn luôn biến đổi, khi tăng, khi giảm, bởi vì nhân dân không ngừng sáng tạo thêm những làn điệu và lời ca mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa đương đại (song song với quá trình sàng lọc, trau chuốt chúng về chất lượng nghệ thuật).

2.1.1.1. Các đề tài, công trình nghiên cứu

* Về đề tài khoa học: Theo tìm hiểu, đã có hàng chục đề tài luận văn thạc sĩ, tiến

sĩ nghiên cứu về các nội dung khác nhau của dân ca xứ Nghệ: nghiên cứu về nội dung tư tưởng, phong cách giao tiếp, về ngôn ngữ...

Ở Nghệ An, năm 2010, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca cứ Nghệ trước xu thế hội nhập, toàn

cầu hóa hiện nay” chính thức được triển khai.

Năm 2009, Dự án Nghệ An Toàn Chí do PGS Ninh Viết Giao chủ biên có tập “Dân ca, dân nhạc và dân vũ”.

Ở Hà Tĩnh, công tác nghiên cứu khoa học liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện tương đối, tập trung vào các dự án.

Năm 1998, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật thực hiện dự án cấp Bộ thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về “Bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt dân ca ở huyện Can Lộc” do Bùi Quang Thắng và Phan Thư Hiền làm chủ nhiệm.

Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh có tên “Các giải pháp bảo tồn và phát huy dân ca Nghệ Tĩnh” do Nhạc sĩ Vi Phong làm chủ nhiệm đề tài.

Năm 2005, thực hiện dự án cấp Bộ thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về “Điều tra, sưu tầm, bảo tồn và phát huy hát dặm Thạch Hà” do Hoàng Vinh làm chủ nhiệm dự án;

Năm 2009, thực hiện dự án cấp Bộ thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về “Điều tra, sưu tầm, bảo tồn và phát huy hát ví sông La” do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thịnh làm chủ nhiệm dự án.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào được triển khai thực hiện về mặt cơ sở lý luận, thực tiễn, khảo sát và đánh giá thực trạng dân ca, đồng thời đề xuất có hệ thống các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy dân ca ví – giặm xứ Nghệ.

* Các công trình nghiên cứu được xuất bản và một số tư liệu thành văn, bài viết được công bố:

Trước 1945, tác giả Nguyễn Văn Ngọc đã sưu tập và cho ra đời 2 tập “Tục ngữ

phong dao” (năm 1928) do Vĩnh Long thư quán xuất bản; Giáo sư Nguyễn Đổng Chi

với“Hát dặm Nghệ Tĩnh” của Tân Việt Hà Nội (1944). Đây là 2 công trình ra đời sớm nhất, mở đầu cho quá trình tìm lại vốn di sản dân ca còn được lưu giữ trong đời sống nhân dân.

Sau năm 1954, ông Vũ Ngọc Phan cho ra cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca” do Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1956. Đầu năm 1958, ông Nguyễn Chung Anh ra quyển “Hát ví Nghệ Tĩnh”. Ngoài ra có một số bài, 1 số câu đăng trên các báo chí... tất cả công trình đó đều là những bước đầu nhưng đều rất quý báu.

Sau này lại cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu, sưu tầm như của PGS Ninh Viết Giao với “Hát phường vải”, nhạc sĩ Lê Hàm với “Dân ca Nghệ Tĩnh” (3 tập), Hoàng Thọ và Lữ Minh Dân với “Dân ca các dân tộc thiểu số”..., trong đó phải kể đến “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”của 3 tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh

Lưu, được xem là một tập đại thành về kho tàng dân ca của xứ Nghệ. Có những người sưu tầm về mặt âm nhạc, ghi các bản phổ của các tác giả như Lê Quang Nghệ, Đào Việt Hưng, Vi Phong, Trần Hữu Pháp, Thanh Tùng, Văn Thế, Phan Thành, An Thuyên, Xuân Đàm, Lĩnh Chất, Lữ Minh Dân... đó là một kho tư liệu quý, góp phần giúp các thế hệ ngày nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp thu để bảo tồn và phát huy giá trị vốn cổ của các làn điệu dân ca của quê hương.

Như vậy, nếu xét về mặt tư liệu thành văn, có thể đánh giá dân ca xứ Nghệ có một kho tàng đồ sộ các công trình vừa mang tính chất nghiên cứu, vừa là các sưu tầm các làn điệu dân ca... đó là tư liệu quý và thuận lợi căn bản cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ hiện nay.

2.1.1.2. Các thư tịch cổ (chủ yếu qua các gia phả chép tay của các dòng họ, hương ước làng tại những địa phương có hình thức sinh hoạt ca hát dân ca xứ Nghệ)

Kết quả điều tra từ mẫu phiếu xã hội học và công tác điền dã thực tế, đoàn khảo sát đã không thu thập được bất kỳ các thư tịch cổ nào của các dòng họ, các làng có liên quan đến sinh hoạt hát dân ca. Lý do: dân ca xứ Nghệ xuất phát từ lao động và nội dung, ngôn ngữ cũng bình dân không được ghi chép trong các thư tịch cũ mà chủ yếu là truyền miệng và được sử dụng trong sinh hoạt văn hóa dân gian.

2.1.1.3. Nghiên cứu qua các công trình kiến trúc như văn bia, đền, đình, chùa và lễ hội

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Các kiến trúc văn bia, đình đền chùa cũng không khắc ghi, lưu giữ các nội dung của dân ca xứ Nghệ. Trong các lễ hội dân gian; lễ hội lịch sử thì hầu như không sử dụng sinh hoạt đối đáp, giao duyên ví – giặm. Riêng có lễ hội làng Sen được tổ chức hàng năm tại Nghệ An là có ca hát những bài dân ca gốc, dị bản, cải biên mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

Đánh giá chung: như vậy, về vốn cổ dân ca trên các mặt tư liệu đã khảo sát, có thể thấy, đa số các làn điệu dân ca gốc đã và đang được sưu tầm với số lượng khá lớn trong nhân dân. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa được hệ thống hóa cho thật đầy đủ và có bài bản, trừ một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều thể hiện. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết còn có 100 câu dân ca gốc do cụ Nguyễn Trọng Đổng – nghệ nhân ở Thanh Tường, Thanh Chương còn lưu giữ và chưa công bố) và rải rác ở một số nghệ nhân khác... Chứng tỏ, nguồn tư liệu về các làn điệu dân ca cổ còn lưu giữ khá nhiều trong nhân dân.

do môi trường, không gian diễn xướng gần như không còn tồn tại. Lớp nghệ nhân am hiểu đã mất gần hết, số còn lại tuổi tác đã cao, khó có khả năng truyền nghề. Công tác sưu tầm, khảo sát còn tương đối.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w