Giải pháp đẩy mạnh thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ hát dân ca tại các địa phương.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 132 - 134)

- Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.

4.2.4.2.Giải pháp đẩy mạnh thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ hát dân ca tại các địa phương.

câu lạc bộ hát dân ca tại các địa phương.

Câu lạc bộ hát dân ca là hình thức phát triển của hát hội, hát phường khi xưa, khi dân ca xứ Nghệ không thể quay về ở bến đò, mái đình, với nghề dệt vải, hái củi.... Dẫu vậy, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đôi lúc người ta tưởng đã lãng quên dân ca, cuộc sống xô bồ đã làm thay đổi bao giá trị, song chất dân ca đã ngấm vào máu thịt của nhân dân xứ Nghệ. Bởi vậy, khi tỉnh có chủ trương thành lập câu lạc bộ hát dân ca đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của một bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả, đủ sức hấp dẫn để có thể lôi kéo đông đảo nhân dân tham gia và hưởng ứng, để phong trào hát dân ca thực sự lan tỏa sâu rộng mới là một vấn đề. Tránh được hiện tượng biến tướng trở thành hình thức đội văn nghệ địa phương, hoạt động theo hướng sân khấu hóa, chính trị hóa đang diễn ra phổ biến ở một số câu lạc bộ hiện nay.

Với mục tiêu trả dân ca về với người dân bằng việc nâng cao hoạt động của các câu lạc bộ dân ca được xác định là công việc lâu dài và cần sự vào cuộc của cả xã hội. - Tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới câu lạc bộ dân ca, nòng cốt không chỉ các CLB xã như hiện nay mà còn về xây dựng câu lạc bộ ở các thôn, xóm do các tổ trưởng xóm, thôn, khối phối hợp với cán bộ trung tâm văn hóa xã, huyện quản lý và triển khai công tác.

- Cần có chương trình hành động cụ thể, văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan chức năng để hướng các câu lạc bộ đi vào tổ chức, hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, chất lượng nghệ thuật tốt.

- Hàng tháng, quý cần tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ nhiệm các câu lạc bộ có đủ năng lực quản lý, hướng dẫn các thành viên câu lạc bộ các hoạt động như tự sáng tác, đặt lời mới, dàn dựng các tiết mục, chương trình lớn, nhỏ, sử dụng các loại nhạc cụ...

- Cần tập trung biên soạn hệ thống tài liệu tham khảo: giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ, quá trình phát triển, hệ thống các bài dân ca gốc, dân ca cải biên.

- Về kinh phí, chủ yếu từ ngân sách địa phương, có thể tạo quỹ hoạt động, hỗ trợ từ 15 – 20 triệu/ năm cho hoạt động câu lạc bộ; sự đóng góp tự nguyện của nhân dân theo hình thức xã hội hóa; Sở VHTT&DL và Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ cần chỉ đạo, hướng dẫn các câu lạc bộ tham gia các hoạt động biểu diễn, tạo nguồn thu để có thể tự trang trải một phần kinh phí hoạt động.

- Sinh hoạt đàn hát dân ca ở các câu lạc bộ cần được duy trì thường xuyên, có thể 1 tháng sinh hoạt 1 lần. Chủ nhiệm các câu lạc bộ cần chủ động tham mưu với ngành văn hóa huyện, xã mời một số nghệ nhân dân gian có sức khỏe, có khả năng truyền nghề tham gia tư vấn, hướng dẫn học hát. Đối tượng dự sinh hoạt cũng nên mở rộng, huy động con em trong thôn xóm tham gia. Để việc truyền dạy có hiệu quả

cũng phải theo lối “bắt tay chỉ ngón”, bằng tâm truyền tâm, nghề truyền nghề, chứ không thể dạy và học ào ạt như một số câu lạc bộ hiện nay.

Mỗi quý cần có những tổng kết, đánh giá hiệu quả. Nội dung sinh hoạt cần được lên kế hoạch, cụ thể về thời gian, bài tập, tránh sinh hoạt hình thức, qua loa. Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ cần chủ động làm đầu mối tăng cường sự gắn bó tinh thần, vật chất giữa các thành viên bằng các hoạt động động viên thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau hoạn nạn, hiếu, hỉ...

- Tổ chức định kỳ thi đàn và hát dân ca ở cơ sở 2 năm/lần, ở tỉnh 5 năm/lần. Đây cũng là cơ hội để các câu lạc bộ có dịp được giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Có như vậy mới thu hút đông đảo số lượng người dân tham gia, phát huy sự lan tỏa của dân ca đến từng nhà, từng xóm... đúng như chức năng và nhiệm vụ của câu lạc bộ.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 132 - 134)