Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An trong công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca – dân ca xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 82 - 85)

- Khảo sát các câu lạc bộ trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh:

8. Nếu được chọn về các chương trình liên quan đến sinh hoạt dân ca, học sinh cho biết:

3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An trong công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca – dân ca xứ Nghệ

bảo tồn và phát huy di sản dân ca – dân ca xứ Nghệ

Nói đến chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca nói riêng của Đảng và Nhà nước, trước hết nghiên cứu từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn dò các tầng lớp văn nghệ sĩ “Âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo, Bác đã đi

nhiều nước trên thế giới nhưng Bác vẫn nhớ những câu hát của dân ca. Ta có nhiều câu hát dân ca hay lắm. Bây giờ phải khai thác, phát triển nó lên.”. Người đánh giá

rất cao về các giá trị sáng tác dân gian, là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thấy, di sản văn hóa Việt Nam mang tính “dân gian” rất rõ rệt và được thể hiện đậm đặc trong các di sản văn hóa phi vật thể mà dân ca Việt Nam là một bộ phận cấu thành nên nét đặc sắc trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc.

Di sản văn hoá phi vật thể là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chương trình hành động về văn hóa Việt Nam của Đảng ta được bắt đầu từ bản Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng khởi thảo và được Ban Thường vụ TW Đảng thông qua vào cuối tháng 2/1943, xác định tính chất “khoa học, dân tộc, đại chúng” của văn hóa Việt Nam. Dù mới chỉ ở dạng phác thảo, nhưng đây là một văn kiện quan trọng trong đường lối của Đảng ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Đề cương có giá trị như một bản Tuyên ngôn văn hóa của Đảng, có ảnh hưởng và sự chỉ đạo to lớn, ghi đậm dấu ấn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Quan điểm này được đề cập trong các cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng. Trong các văn kiện Đại hội III, IV, V, xác định cách mạng tư tưởng – văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng KHKT, cách mạng tư tưởng văn hóa). Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ được thông qua tại Đại hội VII xác định nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII xác định:

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”... Hội nghị cũng thông qua Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trở thành tư tưởng

chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa của Việt Nam.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước càng ra sức đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa của dân tộc, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội của đất nước. Với Sắc lệnh 65 (ngày 23/11/1945) về bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc trong đó đối với nền nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Đây là sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và cũng là tiền đề của Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam được tổ chức hàng năm.

Năm 1993, trên cơ sở quan điểm của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/TTg về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật: Đầu tư cho việc sưu tầm, chỉnh lý biên soạn, bảo quản lâu dài phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như văn học dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc...

Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Di sản Văn hóa Ngày 29/06/2001, dành trọn vẹn chương II, từ điều 17 đến điều 21 để đề cập đến vấn đề di sản văn hóa phi vật thể từ trách nhiệm của nhà nước các cơ quan nhà nước đến các nguyên tắc bảo tồn và phát huy.

Đến năm 2003, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, dưới đây gọi tắt là UNESCO, họp phiên thứ 32 tại Paris (từ 29/9 đến 17/10 năm 2003), Công ước về việc Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được thông qua, mở đường cho các chính sách, các pháp lý mang tính chiến lược, dài hơn trong công tác bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Những năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có được thành quả nổi bật từ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, nhất là trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hoá trong cả nước. Đến nay, chúng ta đã có 6 di sản phi vật thể (Không gian cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, hát Xoan ở Phú Thọ, lễ hội Gióng và Giỗ tổ Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ trước đến nay, đây là thời kỳ mà vấn đề gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa của dân tộc được quan tâm mạnh mẽ đến vậy. Dường như, khi xã hội càng phát triển, tiến đến văn minh thì văn hóa lại là thước đo, là chuẩn mực cho sự phát triển, đạo đức và tinh thần của một dân tộc.

Cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An đã luôn ý thức được trách nhiệm bảo lưu, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa quý báu của quê hương, trong đó có di sản dân ca xứ Nghệ. Hoạt động đó có lúc diễn ra có lúc sôi nổi, lúc âm thầm, gián đoạn do hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, song đâu đó trong khói lửa, vẫn có những nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ miệt mài với công tác sưu tầm, nghiên cứu, chắt chiu vốn cổ nhằm bảo tồn và phát huy di sản cho thế hệ con cháu mai sau.

Từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Nghệ Tĩnh đã quan tâm, chỉ đạo ngành văn hóa triển khai công tác sưu tầm, khảo sát các tư liệu về văn hóa, văn học dân gian. Nhờ đó trong một thời gian dài, thế hệ các nhà nghiên cứu, các nhạc sĩ đã có điều kiện đi sưu tầm, lưu giữ được một khối lượng lớn di sản dân ca xứ Nghệ gồm các thế loại ví – giặm và một số thể lai khác như hò, ca trù, sắc bùa, hát xẩm, hát ru...

Năm 2009, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Nhà hát dân ca Nghệ An. Trung tâm là cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học và lưu trữ tư liệu về dân ca xứ Nghệ, biểu diễn các chương trình nghệ thuật dân ca, tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với ví, giặm nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa độc đáo riêng có của xứ Nghệ.

Ngày 2/12/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 6247/QĐUBND.VX về xây dựng quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đến năm

2020. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch hướng tới là đưa thành phố Vinh trở thành trung tâm Văn hoá, Thể thao vùng Bắc Trung bộ. Xây dựng kết cấu hạ tầng văn hoá, thể thao đồng bộ và hiện đại; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy tốt văn hoá xứ Nghệ... Trong đó, năm 2011- 2015, sẽ hoàn thành hồ sơ Dân ca Ví giặm xứ Nghệ trình UNESCO công nhận danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để hướng tới những mục tiêu đó.

Tiếp đến là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nghệ An khóa XVII tháng 11 năm 2010, tiếp tục định hướng cho công tác văn hóa – xã hội của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 là“Xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước”, tạo điều kiện cho công tác

bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản dân ca xứ Nghệ ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

Khởi động từ năm 2010 cho đến nay, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh, giao trực tiếp cho 2 đơn vị là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh tiến hành các hoạt động xúc tiến lập hồ sơ khoa học di sản dân ca ví, giặm xứ Nghệ đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia đưa ví, giặm xứ Nghệ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trên cơ sở đó, 2 tỉnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ cho lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh dân ca ví, giặm xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w