Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 35)

* Mục tiêu của việc xây dựng

Xây dựng nhãn hiệu chứng đảm bảo quyền hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; ngăn chặn và chống các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu chứng nhận.

Các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đáp ứng các điều kiện quy

định về các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất sản phẩm, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của sản phẩm mang nhãn hiệu nhưđã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Tăng giá bán sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

* Nội dung cơ bản của xây dựng nhãn nhiệu chứng nhận

Thông thường, việc xây dựng nhãn hiệu/nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý cho một loại sản phẩm hàng hóa nào đó đã thực hiện theo hai hình thức. Hình thức thứ nhất là đăng ký bảo hộ trước rồi mới đến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng. Hình thức thứ 2 là gắn nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc chỉ sử dụng tên gọi (tên nhãn hiệu chứng nhận) và đồng thời sử dụng các công cụđể quảng bá, khuếch trương, giới thiệu… tạo uy tín với người tiêu dùng về sản phẩm trước khi thực hiện việc đăng ký bảo hộ

nhãn hiệu/nhãn hiệu tập thể đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục sở hữu trí tuệ, 2008).

Ở nước ta hiện nay, hình thức thứ hai khá phổ biến. Hầu hết các sản phẩm

đặc sản của địa phương đều được sử dụng tên gọi chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hoặc tên địa danh để bán hàng. Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Thanh Hà, nước mắm Phú Quốc, Thanh long Bình Thuận,… Tuy các sản phẩm này chỉ mới được đăng ký bảo hộ trong vài năm trở lại đây, nhưng việc sử dụng tên gọi cho các sản phẩm này đã được biết đến từ lâu như việc sử dụng nhãn hiệu tập thể “chè Thái nguyên” cho các sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên, nhãn hiệu tập thể “Nhãn lồng Hưng Yên” cho các sản phẩm nhãn của tỉnh Hưng Yên; sản phẩm “vải thiều Thanh Hà” dùng cho sản phẩm vải của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Không chỉ người tiêu dùng trong tỉnh biết đến mà người tiêu dùng trong cả nước đều biết đến tên của các sản phẩm này. Điều này có nghĩa là nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm này thông qua tên gọi hoặc sử dụng nhãn hiệu tự

thiết kế và gắn trên sản phẩm đã được ghi nhận (Trần Thăng Long, 2011).

* Quy trình xây dựng nhãn hiệu chứng nhận

- Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (Cục Sở

hữu trí tuệ, 2009):

+ Nhận thức: Thực tế hiện nay, rất nhiều địa phương trong cả nước có sản phẩm nổi tiếng (chủ yếu là sản phẩm nông sản) có chất lượng tốt. Trong đó có

nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm đó chưa được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng NHTT hay nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay sự hiểu biết của người dân, người sản xuất, người kinh doanh về pháp luật sở hữu trí tuệ còn hạn chế, nhận thức chưa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu/NHTT/NHCN/CDDL) còn chưa được chú trọng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cũng như nhận thức trong lĩnh vực này là hết sức quan trọng.

+ Cơ sở pháp lý: Cũng là một trong những điều kiện cần thiết trong việc thiết lập và quản lý nhãn hiệu. Trên cơ sở hành lang pháp lý, luật thương mại, nhãn hiệu cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất.

+ Tiềm lực tài chính: Cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và quản lý nhãn hiệu bởi bất cứ một hoạt động gì diễn ra cũng đều phải có tài chính để xây dựng, quảng bá, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm, gìn giữ, gieo niềm tin vào khách hàng, vào thị trường. Do đó cần phải chuẩn bị tài chính đảm bảo cho các hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu.

- Quy trình xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (Cục Sở hữu trí tuệ, 2008): Bước 1: Công tác chuẩn bị

+ Thu thập thông tin đã có về HH/DV mang NHCN. Các thông tin cần thu thập có thể gồm: danh tiếng, uy tín, sản lượng, giá trị kinh tế - xã hội, quy mô sản xuất, nhu cầu, sự cần thiết phải bảo hộ NHCN…

+ Xác định và thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về các yếu tố đặc thù cần chứng nhận cho HH/DV mang NHCN: xuất xứ, hình thức, chất lượng…

+ Xác định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận HH/DV – đứng tên đăng ký NHCN;

+ Xác định, lựa chọn các đơn vị có chức năng phù hợp làm cơ quan phối hợp thực hiện dự án.

Xác định đặc tính của SP, DV cần được chứng nhận: Tuỳ thuộc vào tính chất của SP, DV và điều kiện của tổ chức chứng nhận để xác định và đưa ra các đặc tính cần chứng nhận. Thông thường, các đặc tính cần chứng nhận có thể là:

+ Đối với sản phẩm: nguồn gốc, nguyên vật liệu, hình thức cảm quan, các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu sinh hoá…

+ Đối với dịch vụ: cách thức, địa bàn cung cấp; tiêu chuẩn, điều kiện đối với đơn vị cung cấp…

+ Một số loại sản phẩm cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn (Viện nghiên cứu, cơ quan kiểm định chất lượng…) để đánh giá, xác định đặc tính của sản phẩm cần chứng nhận.

- Chỉ định tổ chức chứng nhận đứng tên đăng ký NHCN: Tổ chức chứng nhận không được quyền kinh doanh SP, DV là đối tượng hoặc liên quan đến đối tượng được chứng nhận.

+ Tuỳ thuộc điều kiện của địa phương và của tổ chức có chức năng chứng nhận để chỉđịnh Cơ quan chứng nhận. Trong điều kiện hiện nay, các địa phương nên chỉđịnh Chi cục TCĐLCL nhằm tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ

thuật sẵn có trong quá trình kiểm định, chứng nhận.

+ Để thực hiện chức năng chứng nhận, Cơ quan chứng nhận cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Tổng cục TCĐLCL) công nhận là Tổ chức chứng nhận.

- Xác định và lập danh sách các thành viên nhất trí cùng tham gia xây dựng và sử dụng NHCN.

+ Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng NHCN phải được chủ sở hữu NHCN cho phép và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu. Đểđảm bảo việc xây dựng và quản lý NHCN một cách hiệu quả, cần huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh SP, DV tại địa phương ngay từ giai đoạn đầu.

+ Có thể thành lập Ban vận động nhằm huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh và tổ chức các buổi họp tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch, chủ trương xây dựng NHCN.

- Xác định dấu hiệu yêu cầu bảo hộ là NHCN: NHCN phải nhìn thấy được (được thể hiện dưới dạng chữ, từ ngữ, màu sắc, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó) và có khả năng phân biệt (không trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã

được đăng ký hoặc nộp đơn trước).

- Chuẩn bị hồ sơđơn đăng ký NHCN: Để được bảo hộ, NHCN phải được

đăng ký tại Cục SHTT.

- Một số lưu ý trong quá trình chuẩn bịđơn đăng ký NHCN:

+ Mẫu nhãn hiệu: Đểđảm bảo các yêu cầu về mẫu nhãn hiệu, có thể triển khai các nội dung: thuê khoán thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu nhãn hiệu; tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

+ Quy chế quản lý việc sử dụng NHCN: Để xây dựng và ban hành quy chế, có thể triển khai các nội dung: soạn thảo, lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân liên quan; phổ biến Quy chế cho các nhà sản xuất, kinh doanh…

+ NHCN gắn với nguồn gốc địa lý thì các đơn vị lưu ý nộp kèm theo

Đơn giấy phép của chính quyền địa phương cho phép sử dụng địa danh trong nhãn hiệu.

Bước 3: Xây dựng hệ thống quản lý NHCN

Quản lý NHCN = hoạt động quản lý từ bên ngoài.

+ Cơ quan chứng nhận quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo Quy chế, bao gồm: cấp phép sử dụng; kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu để bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ được xác nhận; đình chỉ việc sử dụng NHCN...

+ Người được cấp phép sử dụng NHCN có nghĩa vụ tuân thủ Quy chế, bao gồm: bảo đảm chất lượng, uy tín của SP, DV; chịu sự kiểm soát của chủ sở

hữu nhãn hiệu....

+ Hệ thống văn bản quản lý: Các văn bản quy định cụ thể về hệ thống quản lý NHCN (quy chế quản lý NHCN; quy chế tổ chức, hoạt động của Tổ chức chứng nhận; quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng NHCN; quy trình kiểm định, chứng nhận sản phẩm; quy định về sử dụng NHCN)…

các cơ quan QLNN chuyên ngành ở địa phương (Sở KH&CN; Chi cục TCĐLCL; Chi cục quản lý thị trường). Ngoài ra, BCH Hội, Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang NHCN có thể được huy động tham gia với tư

cách đơn vị phối hợp với Cơ quan chứng nhận trong quá trình quản lý việc sử

dụng NHCN.

- Triển khai thực hiện xây dựng NHCN các nội dung sau:

+ Điều tra, thống kê hiện trạng SX, KD sản phẩm, dịch vụ mang NHCN + Xác định nội dung, cơ chế kiểm soát việc sử dụng NHCN phù hợp với loại sản phẩm, dịch vụ và điều kiện của địa phương;

+ Soạn thảo, thống nhất ý kiến của các tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng NHCN về các Quy chế , quy trình kiểm soát việc sử dụng NHCN;

+ Soạn thảo, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Cơ quan chứng nhận; + Bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực (nếu cần) phục vụ hoạt động của Tổ chức chứng nhận;

Bước 4: Xây dựng các phương tiện quảng bá, phát triển NHCN

+ Để phát huy và nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, dịch vụ mang NHCN, trong khi các nhà sản xuất chưa đủ điều kiện tiến hành các hoạt động quảng bá, phát triển NHCN, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để triển khai các hoạt động này.

+ Các phương tiện quảng bá, phát triển NHCN có thể bao gồm: tờ rơi, poster giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang NHCN, các chương trình quảng cáo trên phương tiện truyền thông, website giới thiệu sản phẩm, các kênh thương mại cho sản phẩm…

Bước 5: Thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý, khai thác NHCN

Để giúp người sản xuất nhận thấy được ý nghĩa, hiệu quả thực tế của việc bảo hộ NHCN, cần triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý và khai thác NHCN. Các nội dung triển khai có thể bao gồm:

- Thực hiện kiểm định chất lượng SP, DV để trao quyền sử dụng NHCN cho tổ chức, cá nhân đủđiều kiện.

- Tổ chức in ấn, phát hành thí điểm tem chứng nhận chất lượng (đối với sản phẩm); cấp Giấy chứng nhận cơ sở cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn mang NHCN (đối với dịch vụ)…

- Vận hành các kênh thương mại cho sản phẩm mang NHCN…

* Các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệđối với nhãn hiệu chứng nhận

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận:

Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007):

- Nhìn thấy được: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể

hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt: Có thể dùng để phân biệt giữa hàng hoá, dịch vụ đáp ứng các điều kiện đểđược sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với hàng hoá, dịch vụ khác (không đáp ứng các điều kiện đó) của bất kỳ chủ thể nào;

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận:

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có thẩm quyền kiểm định và xác nhận rằng sản phẩm dịch vụđạt tiêu chuẩn vềđặc tính đã xác

định và không có chức năng kinh doanh hàng hóa/dịch vụ là đối tượng kiểm định và xác nhận có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận .

Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

- Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải bao gồm các tài liệu sau: - Tờ khai: Theo mẫu quy định

+ Mẫu nhãn hiệu: 9 mẫu; kích thước không lớn hơn 80mm và không nhỏ

hơn 8mm, đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ, có ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình 3 chiều.

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: phải có đủ nội dung tối thiểu theo quy định bao gồm: tên địa chỉ chủ sở hữu nhãn hiệu; điều kiện để được sử

dụng nhãn hiệu; các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 35)