Sự cần thiết phải xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vả

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 94)

sự trà trộn với các loại vải từ các khu vực khác, làm cho người tiêu dùng khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm có chất lượng.

- Trong tương lai, khả năng cung ứng Vải lai chín sớm Phù Cừ sẽ ngày càng lớn và ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu không giải quyết các tồn tại xung quanh các vấn

đềđầu tư trồng và chăm sóc, bảo quản, hệ thống quản lý chất lượng, thương mại sản phẩm thì thương hiệu vải sẽ khó có thể phát triển bền vững.

4.3. Thực trạng nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” sớm Phù Cừ”

4.3.1. S cn thiết phi xây dng, s dng và phát trin NHCN “Vi lai chín sm Phù C sm Phù C

Đối với huyện Phù Cừ, ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện là sản xuất nông nghiệp gồm trồng cây lượng thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trong đó đặc biệt cây vải được bà con nhân dân trong huyện rất ưa chuộng.

giá trị kinh tế cao, rất phù hợp với vùng đất Phù Cừ. Qua điều tra tại 05 xã, các hộ trồng vải đều cho rằng vải được trồng ởđây đều có mẫu mã, chất lượng hơn hẳn so với vùng khác, có hương vị đặc trưng được thị trường ưa chuộng. Cây vải dễ trồng, chỉ sau 3 năm đã cho quả và có giá trị kinh tế cao. Do vậy, trong những năm gần đây, cây vải trở thành cây chủ lực giúp người dân xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả và tiến tới làm giàu trên vùng đất khô cằn mà hiện nay chưa có cây nào thay thếđược.

Tuy nhiên, cho đến nay, vải lai chín sớm vẫn chưa được bảo hộ nhãn hiệu cho dù sản phẩm này đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Đây là một trong những lý do khiến cho sản phẩm của người nông dân không được bán rộng rãi trên thị trường và sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Vải chín sớm ở các địa phương khác như vải Tu hú ở Chí Linh (Hải Dương) hay vải chín sớm ở Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn được bán với tên gọi là “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Điều này đã làm tổn hại đến danh tiếng, uy tín của sản phẩm. Do đó, vấn

đề cần sớm triển khai là xây dựng NHCN cho Vải lai chín sớm Phù Cừ và có Cơ

quan quản lý đứng ra quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Mặt khác, chỉ

có bảo hộ NHCN cho Vải lai chín sớm Phù Cứ thì hoạt động duy trì, quảng bá, tuyên truyền mới có thể dễ dàng đến với các thị trường với nguồn thông tin chính thống và thống nhất của cả vùng trồng vải. Điều này sẽ hạn chế được nguồn kinh phí tiếp thị nhưng hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Để bảo tồn và phát triển sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ, tỉnh cần xây dựng và bảo vệ thương hiệu, hình thành nên các tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế cũng như nhằm chống và ngăn chặn các hành vi xâm phạm thương hiệu gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của sản phẩm và để duy trì, phát triển thị trường bảo vệ

quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng.

Qua điều tra khảo sát, tôi thấy trong số rất nhiều những khó khăn về tiêu thụ mà người trồng vải gặp phải hiện nay thì vấn đề nhãn hiệu vẫn là mối quan tâm lớn nhất. Dưới đây là tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về các khó khăn gặp phải trong quá trình tiêu thụ vải.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Đồ thị 4.5. Ý kiến của hộđiều tra về các khó khăn trong tiêu thụ Vải lai chín sớm Phù Cừ

Kết quả điều tra cho thấy, có đến 91,67% số ý kiến của hộ cho rằng khó khăn trong tiêu thụ vải là do thiếu nhãn hiệu. Chính khó khăn này đã kéo theo những khó khăn khác như: thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, giá bán bấp bênh, tư

thương ép giá và không tạo được uy tín sản phẩm đối với thị trường ngoài tỉnh. Như vậy, việc xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” là rất cần thiết nhằm chống và ngăn chặn các hành vi giả mạo Vải lai chín sớm Phù Cừ gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của Vải lai chín sớm Phù Cừ. Mặt khác, giúp duy trì phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi cho người trồng vải.

4.3.2. Thc trng nhu cu tham gia xây dng và s NHCN “Vi lai chín sm Phù C

4.3.2.1. Thực trạng nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín

sớm Phù Cừ” của các hộđiều tra

Trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất nào, muốn đạt được sự thành công với các sản phẩm, cá nhân/tổ chức đều phải nhận thức rằng, nâng cao giá trị của

nhãn hiệu hàng hóa là điều rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của nhãn hiệu thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân/tổ chức đó cũng sẽ vững chắc hơn. Nhưng để xây dựng một thương hiệu hay một nhãn hiệu hàng hóa riêng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với các sản phẩm mang những nét

đặc trưng của các địa phương, vùng, miền. Khi người tiêu dùng biết đến và tin dùng sẽ làm cho giá trị của sản phẩm đó tăng lên. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù vải lai chín sớm Phù Cừ được tiêu thụ khá lớn song mức thu nhập chưa thực sự đáp ứng mong mỏi của họ. Vì vậy, việc xây dựng NHCN cho Vải lai chín sớm Phù Cừ là rất cần thiết phải trải qua một quá trình gồm nhiều bước.

a. Nhu cầu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận: Hiện nay, mặc dù Vải lai

chín sớm Phù Cừ chưa được đăng ký bảo hộ dưới hình thức là NHCN nhưng trên thực tế, không chỉ người tiêu dùng trong tỉnh Hưng Yên biết đến sản phẩm vải quả này và nhiều người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng biết đến.

Điều này được thể hiện rõ nét thông qua việc mở rộng diện tích trồng vải qua mỗi năm. Theo số liệu điều tra, năm 2012 diện tích trồng vải 308 ha đến năm 2014 diện tích tăng lên 408 ha. Nhờ vậy, mà trong những năm qua, thu nhập của người dân càng được nâng lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Chính vì vậy, vấn đề

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm Vải lải chín sớm Phù Cừ là rất cần thiết. Qua điều tra 150 hộ trồng vải, có tới 138 hộ (chiếm 92%) quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu cho vải lai chín sớm Phù Cừ. Chỉ có 12 hộ (chiếm 0,8%) cho rằng vải lai chín sớm có được bảo hộ hay không thì cũng không ảnh hưởng gì đến thu nhập của họ cả.

b. Nhu cầu về nâng cao giá trị sản phẩm: Để sản phẩm có được một thương hiệu mạnh thì cùng với chiến lược đầu tư cho phát triển sản xuất, chủ

sở hữu phải thực hiện việc đăng ký và xác lập quyền. Khi đó cùng với chiến dịch quảng bá, khuếch trương, trưng bày, triển lãm, sản phẩm sẽ được người tiêu dùng biết đến. Mẫu mã, chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽđược hình thành trong tâm trí người tiêu dùng.

Khi một sản phẩm hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng sẽ làm cho giá trị của sản phẩm đó tăng lên. Nhãn hiệu càng được nhiều

người tiêu dùng biết đến thì chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường sẽ dài và ngược lại. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Vải lai chín sớm Phù Cừ là giống vải chín sớm, có chất lượng vượt trội hơn so với nhiều loại vải khác, đã

được nhiều người tiêu dùng ở gần xa biết đến, hàng năm tiêu thụ sản lượng tương đối lớn song thu nhập của người trồng vải chưa thực sự đáp ứng mong mỏi của họ. Bởi vì, Vải lai chín sớm Phù Cừ chưa được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên giá bán sản phẩm chỉ ở mức trung bình 8.000 - 12.000 (giá bán buôn) bằng mức giá so với các giống vải chín sớm khác có chất lượng kém hơn hẳn. Chính vì vậy, đông đảo người dân nơi đây rất mong muốn Vải lai chín sớm Phù Cừđược bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

c. Nhu cầu về nhận thức: Trên thực tế, vải lai chín sớm Phù Cừđã được tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên sản phẩm này chưa

được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận. Xuất phát từ vấn đề này, chính quyền địa phương cũng nhận thức được rằng, sản phẩm của địa phương mình phải được bảo hộ, có như vậy mới giữ được lâu dài và phát triển bền vững.

Qua điều tra cho thấy, trong số các hộ gia đình được hỏi đã bao giờ

nghe nói đến vấn đềđăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký bảo hộ

nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa hay chưa thì có đến 70% có câu trả lời là chưa và 30% còn lại đã từng nghe nói đến vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ hoặc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm. Khi được hỏi, nghe nói vấn đề bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm từđâu, số nông dân có hiểu biết về

nhãn hiệu chủ yếu được nghe qua đài, báo, tivi, sách vở, chưa được nhìn thấy một điển hình nào. Vì vậy, họ rất bị động và thiếu niềm tin trong việc xây dựng nhãn hiệu cho cây vải của địa phương, chỉ mong chờ có chính sách ở

trên xuống và các dự án hỗ trợ là chủ yếu.

d. Nhu cầu hiểu biết về NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của nhãn hiệu, thương hiệu là yếu tố quyết định vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức của người trồng vải về NHCN tại các xã của huyện Phù Cừ vẫn còn rất

hạn chế. Thực trạng nhận thức của người trồng vải tại các hộđiều tra của huyện Phù Cừ về NHCN được thể hiện như sau:

Trong tổng số 150 người được hỏi về nhãn hiệu chứng nhận thì có tới 85 người chiếm 56,7% chưa bao giờ nghe, những người đã nghe nhưng không hiểu lắm là 61 người chiếm 40,57%, chỉ có 4 người biết khá rõ về NHCN, tuy nhiên không có ai là hiểu sâu về NHCN. Những con số này đặt ra vấn đề cho các cấp lãnh đạo khi đưa NHCN này đi vào hoạt động là làm sao để nâng cao nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về NHCN. Bảng 4.9. Hiểu biết của các hộ về NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) - Chưa nghe bao giờ 85 56,7 - Có nghe nhưng không hiểu lắm 61 40,57 - Biết khá rõ 4 2,73 - Biết rất rõ 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014 Như vậy, nhóm người được hỏi mức độ nhận thức về NHCN thì tỷ lệ số

người hiểu rõ về NHCN chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó công tác tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của NHCN là rất cần thiết, từđó vận động tham gia NHCN, tránh tình trạng hưởng ứng theo phong trào.

e. Nhu cầu về mức độ cần thiết sử dụng NHCN của các hộđiều tra

Bảng 4.10. Nhu cầu về mức độ cần thiết xây dựng NHCN của các hộđiều tra Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 131 87,33 Bình thường 9 6,00 Không hề cần thiết 10 6,67 Tổng 150 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Mặc dù chưa hiểu rõ về NHCN nhưng để sản phẩm vải lai chín sớm được tiêu thụ dễ dàng hơn thì các hộ sản xuất cũng rất quan tâm đến việc xây dựng NHCN. Trong số 150 người được hỏi thì có tới 131 người cho rằng việc xây dựng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” là rất cần thiết, chiếm 87,33%.

Tuy nhiên, có 10 người cho rằng việc xây dựng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” là không cần thiết, chiếm 6,67%. Cũng còn những hộ có ý kiến trung lập đánh giá NHCN ở mức trung bình. Do các hộ còn hạn chế trong tiếp cận thông tin và thiếu biện pháp. Vì vậy, trong thời gian tới UBND huyện Phù Cừ

cần chú ý đến những nhu cầu này và phối hợp với các tổ chức giúp đỡ người dân trong quá trình xây dựng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ.

f. Ý kiến về số năm bảo hộ NHCN của các hộđiều tra

Thời gian bảo hộ NHCN thể hiện ở việc Cơ quan quản lý sẽ vận hành cơ

chế hoạt động của mình trong thời gian bao lâu cho đến khi người trồng vải không còn nhu cầu sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” nữa. Vì vậy, xem xét nhu cầu của các hộ về thời gian bảo hộ NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” là rất cần thiết.

Qua điều tra, tôi đã tổng hợp ý kiến của các hộ trong bảng sau:

Bảng 4.11. Ý kiến về số năm bảo hộ NHCN của các hộđiều tra Số năm bảo hộ NHCN Số ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) Số năm bảo hộ NHCN Số ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) 5 - 10 năm 37 27,41 10 - 15 năm 70 51,85 Trên 15 năm 28 20,74 Tổng 135 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Phần lớn các hộ có nhu cầu khai thác NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ” trong thời gian từ 10 - 15 năm, chiếm 51,85%. Những hộ có nhu cầu từ 5 - 10 năm là 37 hộ, chiếm 27,41%, những hộ này chưa thực sự tin tưởng vào giá trị mà NHCN mang lại nên họ có tâm lý e ngại, rụt rè.

Khi đã đồng ý sẵn lòng chi trả kinh phí cho việc xây dựng NHCN cho vải lai chín sớm thì 100% có nhu cầu về tổ chức chi trả kinh phí cho việc xây dựng NHCN

“vải lai chín sớm Phù Cừ” là chính quyền địa phương. Theo họ, mọi hoạt động liên quan đến kinh phí xây dựng NHCN phải do chính quyền địa phương đứng ra chịu trách nhiệm thu - chi hợp lý và đảm bảo sự công khai, minh bạch.

g. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đứng tên đăng ký và quản lý nhãn

hiệu chứng nhận:

Để sản phẩm “Vải lai chín sớm Phù Cừ” được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận là một quy trình thực hiện khó khăn. Nhưng để duy trì, giữ vững và nâng cao được giá trị cũng như uy tín của sản phẩm mang NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” còn khó khăn hơn rất nhiều lần. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan quản lý và sự đồng thuận, bền bỉ và nỗ lực không ngừng của người trồng vải của địa phương.

Sau khi tổng hợp nhu cầu của các hộ về Cơ quan quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, tôi đã thu được kết quả như sau:

Có 75 hộ đề nghị UBND huyện Phù Cừ là cơ quan đăng ký và quản lý NHCN, trong khi đó có 47 hộ đề nghị Ủy ban nhân dân xã là cơ quan đăng ký và quản lý NHCN, có 28 hộ đề nghị Hội Nông dân huyện Phù Cừ là cơ quan

đăng ký và quản lý NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”. Như vậy có thể thấy rằng tâm lý của các hộ trồng vải là muốn đơn vị đăng ký có thẩm quyền lớn nhất để có thể đảm bảo sự an tâm về hỗ trợ kinh phí cũng như trình kỹ thuật, quảng bá sản phẩm, quy hoạch vùng sản xuất.

- Ý kiến về cơ chế quản lý của cơ quan quản lý NHCN “Vải lai chín sớm

Phù Cừ”

Để quản lý tốt NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ”, cơ quan quản lý cần phải

đảm bảo các yếu tố sau: mức độ tiếp cận, khả năng chi trả và chất lượng dịch vụ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vải với chất lượng khác nhau nhưng vẫn mang tên

Một phần của tài liệu nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 79 - 94)